Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 79)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN

3.4. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Về công tác lập kế hoạch xúc tiến du lịch thực hiện nghiêm túc triển khai từ kế hoạch chung đến kế hoạch cụ thể, các phương tiện cho xúc tiến du lịch với du khách sử dụng khá đa dạng, phù hợp với nhu cầu tiếp cận của du khách, công tác lập kế hoạch đảm bảo thời gian, tiến độ và nội dung, công khau minh bạch,gắn liền với mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

- Về phân cấp thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch: phân cấp theo hướng bộ máy tinh gọn, cơ cấu phù hợp với điều kiên phát triển du lịch của địa phương.

- Về công tác quản lý nhà nước về môi trường đầu tư phát triển du lịch:

tỉnh triển khai công tác quản lý nhà nước cho môi trường đầu tư rất tốt và liên tục cải thiện, tập trung triển khai Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, có 6/19 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết đã đề ra; Xây dựng triển khai kế hoạch khảo sát chỉ số đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh cấp cơ sở, ngành, địa phương

bằng nhiều hình thức thiết thực như Cafe doanh nhân, trang fanpage DDCI Quảng Ninh,...thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tiếp tục đứng trong nhóm dẫn đầu các tỉnh,thành phố trong cả nước.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra về xúc tiến du lịch: có nhiều đổi mới, tăng cường tính chủ động, tổ chức nhiều đoàn, nhiều đợt kiểm tra; trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch.

- Về chính sách thúc đẩy phát triển ngành du lịch: Thực hiện công tác quản lý chính sách, cơ chế có liên quan đến kinh doanh; Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch như xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Về quản lý nhà nước về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Các hoạt động của doanh nghiệp này được kiểm soát chặt chẽ, thực hiện theo nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2017, chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ trướng Chính phủ, các sở, ngành địa phương đã chủ động, triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

- Về phân cấp thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch: chưa đầu tư kinh phí cho các cấp để tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ xúc tiến du lịch.

- Về công tác quản lý nhà nước về môi trường đầu tư phát triển du lịch:

Chưa sử dụng phối hợp sử dụng các luật để thu hút đầu tư cho du lịch; chưa đẩy mạnh công tác tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng tại các địa bàn trọng điểm.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra về xúc tiến du lịch: chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm trong quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch.

- Về chính sách thúc đẩy phát triển ngành du lịch: Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch chưa được doanh nghiệp tham gia nhiều, việc khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch; gắn du lịch với các hoạt động, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, làng nghề còn chậm; Quản lý công tác thực hiện ngân sách của doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn khó khăn.

- Về quản lý nhà nước về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: khó khăn về đào tạo chất lượng nguồn nhân lực trong phục vụ du khách, khả năng tiếp cận vốn, thông tin, thủ tục hành chính.

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Một số điểm kinh doanh du lịch tồn tại những bất cập như chưa đoàn kết, cạnh tranh không lành mạnh, việc chi trả hoa hồng không thống nhất khiến việc hạ giá tua du lịch tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lữ hành nước ngoài lợi dụng. Các doanh nghiệp nước ngoài đòi các công ty lữ hành của Việt Nam phải đưa khách của họ vào các cửa hàng chi % hoa hồng cao, kinh doanh thương mại du lịch lữ hành mờ ám, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch Quảng Ninh;

- Công tác tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh còn chưa mạnh mẽ, quyết liệt.

- Chưa khai thác triệt để các công cụ xúc tiến, quảng bá, các hoạt động quảng cáo thường diễn ra trên báo đài mà chưa có hoạt động tiếp xúc khách hàng, bán hàng trực tiếp. Chưa chú trọng lắm vào hoạt động chăm sóc khách hàng.

- Thị trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ. Nhiều điểm tham quan mới được đưa vào khai thác, phục vụ khách dulịch với những hấp dẫn và ưu đãi nhiều hơn điều đó đã tạo cho du khách có thêm nhiều sự lựa chọn hơn về các điểm đến, về các dịch vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)