Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ:
Các tài liệu thống kê đã công bố của quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch, chương trình du lịch của tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017;
Các nguồn thông tin về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh tại Cục thống kê, Sở Văn hóa thế thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017. Sách, báo, tạp chí, các công trình đã công bố nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý nhà nước trong xúc tiến du lịch;
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo tình hình phát triển dân số, lao động và việc làm của tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh trong một số năm tiếp theo. Ngoài ra sử dụng một số các nghị quyết, văn bản, quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh về chính sách xúc tiến du lịch tỉnh, chính sách quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch.
Tác giả tiến hành thu thập một số thông tin trên các website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh;
kinh nghiệm quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch của một số địa phương trong nước.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là:
+ Cán bộ đang thực hiện công việc quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch trên địa bàn
+ Khách du lịch
+ Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn b. Cỡ mẫu cho nghiên cứu
Tác giả tiến hành lấy ý kiến của tất cả các cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan quản lý du lịch tỉnh Quảng Ninh gồm: Thường vụ Tỉnh Ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phó phòng thuộc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch; Trưởng, phó phòng thuộc Cục Thống kê, Ban Kinh tế tỉnh Quảng Ninh,…Tác giả dự kiến khoảng 20 phiếu.
Khách du lịch ở 03 điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Tuần Châu, Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy. Tác giả dự kiến khoảng mỗi điểm sẽ lấy ý kiến khoảng 60 khách hàng/điểm. Như vậy có khoảng 180 phiếu hỏi dành cho khách du lịch.
Doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại 03 điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Tuần Châu, Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy. Tác giả dự kiến thu thập khoảng 10 doanh nghiệp/điểm. Như vậy có khoảng 30 phiếu dành cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
c.Mẫu phiếu điều tra
Để đánh giá công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…
- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết(Phụ lục 1,2,3). Tác giả sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi mức độ được thiết kế theo thang hỏi Likert 5 mức độ (1-Kém; 2- Yếu; 3 - Bình thường/Trung lập; 4- Khá và 5-Tốt).
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
a. Phương pháp phân tổ thống kê
Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.
b. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.
Điểm trung bình: điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
k i i i n
X K
X n
Trong đó:
X : Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i
Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi
n: Số người tham gia đánh giá.
c. Phương pháp bảng thống kê
Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.
Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh..
d. Phương pháp đồ thị thống kê
Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng, ...căn cứ vào nội dung nghiên cứu về kết quả xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh; các tiêu chí quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh
Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận trong công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng 2 kỹ thuật:
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát
và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
b. Phương pháp chuyên gia
Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo các Sở ban ngành quản lý nhà nước về quan điểm, mục tiêu, định hướng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.
c.Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm và 2 năm....n năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh theo thời gian bao gồm:
*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: Δi = yi-y1, i=2,3….
Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
*) Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian.
Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.
Công thức tính:
ti = ;i=2,3,….n
Trong đó: y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i Yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó
- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính:
Ti=1,2..,n =
Trong đó:yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 : mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển bình quân ( )
Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn: t2, t3, t4… tn
Công thức tính:
hoặc:
= =
Trong đó: t2, t3, t 4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ n.
Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.