Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh
3.3.1. Yếu tố chủ quan
a. Bộ máy quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch của địa phương:
Để quản lý công tác xúc tiến du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng bộ máy quản lý xúc tiến du lịch như hình 3.2. Sự phân cấp cơ quan quản lý theo
hướng tinh gọn đã thúc đẩy chương trình xúc tiến du lịch được thuận lợi.
Công tác quản lý xúc tiến du lịch của tỉnh được thực hiện qua Sở Du lịch tỉnh làm trung tâm đầu não. Sở sẽ giao nhiệm vụ cho Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh, sau đó để thực hiện xúc tiến du lịch chung Trung tâm chuyển văn bản cho các Phòng xúc tiến du lịch huyện/thành phố/thị xã trên địa bàn triển khai đồng bộ, các Phòng xúc tiến du lịch tại huyện/thành phố/thị xã sẽ làm việc với Hiệp hội du lịch huyện/thành phố/thị xã thống nhất là lên kế hoạch.
Bảng 3.18: Số lượng cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh trong năm 2017
Các cơ quan Số lượng cán bộ Tỷ trọng (%) Cán bộ thuộc UBND
huyện
3 2,72
Phòng văn hóa du lịch tại huyện
21 19,09
Trung tâm thông tin huyện
8 7,27
Hội du lịch Cô Tô 78 70,92
Tổng 110 100
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Du lịch huyện)
Số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch của huyện có110 người, trong đó, cán bộ thuộc UBND huyện có 3 người, chiếm 2,72%; Phòng Văn hóa và Du lịch huyện có 21 người, chiếm 19,09%, Trung tâm thông tin du lịch Cô Tô có 8 người, chiếm 7,27% và thành viên chính thức của Hội du lịch Cô Tô có 78 người, chiếm tỷ trọng 70,92% chiếm lớn nhất, lý do các thành viên tham gia gia nhập Hội rất dễ theo điều lệ và quy tắc của Hội, các cán bộ ở các cơ quan còn lại là đối tượng biên chế, phục vụ trong bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.
b. Chính sách phát triển xúc tiến du lịch của địa phương:
Chính sách thúc đẩy du lịch tỉnh Quảng Ninh đã tạo nhiều thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn hoạt động (kết quả khảo
sát bảng 3.16). Số lượng văn bản chính sách về xúc tiến du lịch được ban hành hàng năm như sau:
Bảng 3.19: Thống kê số lượng văn bản về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017
Nguồn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nhà nước, tổng cục ban hành 2 3 3
Tỉnh ban hành 3 3 4
Tổng 5 6 7
(Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh)
Qua bảng 3.19 cho thấy Nhà nước, tổng cục du lịch rất quan tâm đến chính sách xúc tiến du lịch, thể hiện số lượng văn bản tăng hàng năm. Chủ yếu các chính sách xúc tiến này đề cập đến nội dung, kế hoạch, chương trình về phương tiện truyền thông, các phương án xúc tiến, công cụ và nguồn nhân lực tham gia. Đây là chính sách mang tính định hướng và căn cứ xác đáng để ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh có cơ hội được quảng bá rộng rãi.
c. Sự phối hợp của cơ quan QLNN trong công tác xúc tiến du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn cùng phối hợp trong công tác xúc tiến du lịch đó là Sở tài chính hỗ trợ công tác chi ngân sách cho xúc tiến, Sở Công thương hỗ trợ công tác quảng bá thông qua các hội chợ trên địa bàn hàng năm. Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan hỗ trợ công tác đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp đến tham gia xúc tiến du lịch như công ty sự kiện, quảng cáo, Hải quan hỗ trợ trong quá trình làm thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế, Sở Công an hỗ trờ quá trình thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm trong xúc tiến du lịch như tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy,…. Như vậy các cơ quan ban ngành đã phối hợp khá tốt trong quá trình quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch.
3.3.2. Yếu tố khách quan
a. Chính sách của Nhà nước về du lịch và xúc tiến du lịch
Chính sách của nhà nước về du lịch và xúc tiến đang thực thi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đó là:
Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 02/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành thi hành một số Luật Du lịch;
Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năn 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Quyết định số 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/11/2013 về phê duyệt chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2013 - 2020
Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn đến năn 2030”
Quyết định 4227/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 29/11/2013 về Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030
Quyết định 3455/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 20/10/2014 về việc Phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”
Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2014 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/07/2016 phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 về “Quyết định phê duyệt đề án chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Như vậy các chính sách cho phát triển du lịch và xúc tiến du lịch của nhà nước đã tạo điều kiện cho công tác xúc tiến du lịch tại Quảng Ninh cả
trong nước và nước ngoài, đây là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động xúc tiến du lịch tại Quảng Ninh.
b. Điều kiện phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của địa phương
Tỉnh quảng Ninh có sự chuyển dịch cơ cấu rất mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, xây dựng- Dịch vụ - Nông, lâm thủy sản (bảng 3.2) nên đã tạo điều kiện rất lớn cho sự thu hút du lịch và thuận lợi cho công tác xúc tiến du lịch. Công tác phát triển kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ, với sự phát triển của đường cao tốc, cảng hàng không, đường bao biển, khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp, khu quy hoạch dành cho hội chợ và triển lãm,…đã góp phần cơ cấu ngành kinh tế tỉnh trong đó tạo ra hình ảnh đẹp rất lôi cuốn du khách, đây là nhân tố tạo thuận lợi rất lớn khi xúc tiến du lịch của tỉnh.