Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN
3.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh
3.1.3. Dân số và lao động
Về dân số tỉnh:Năm 2017 dân số tỉnh Quảng Ninh là 1,313 triệu người, trong đó dân số thành thị là chiếm 67,4% dân số toàn tỉnh. Bình quân số người trong hộ gia đình là 3,67 người/hộ. Tỷ lệ tăng tự nhiên hàng năm khoảng 1,24%. Mật độ dân số toàn tỉnh là 198 người/km2. Mật độ dân số cao nhất với 894 người/km2 (TP.Hạ Long), thấp nhất là 43 người/km2 (huyện Ba Chẽ). Cơ cấu dân số Quảng Ninh tương đối trẻ: Gần 30% có độ tuổi từ 15 đến 29; 25% có độ tuổi từ 30 đến 39; 24% có độ tuổi từ 40 đến 49 và 22% trên 50 tuổi.Toàn tỉnh có 22 dân tộc đang sinh sống trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số là 86,6%, dân tộc Dao (5,5%), Tày (2,98%), Sán Dìu (1,58%), Sán Chay (1,2%) và dân tộc Hoa (0,46%)...
Về thu nhập của người dân: Qua các năm 2015-2017, GRDP bình quân đầu người tăng đáng kể, năm 2015 đạt 3.776 (USD/người/năm), năm 2016 đạt 4.050 (USD/người/năm), tăng thêm 7,26% so với năm 2015, năm 2017 đạt 4.528 (USD/người/năm), tăng thêm 11,8% so với năm 2016. Năng suất lao động trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2015 đạt 140 (triệu đồng/người/năm), năm 2016 đạt 152,4 (triệu đồng/người/năm), tăng thêm 12,4% so với năm 2015; năm 2017 đạt 172,6 (triệu đồng/người/năm), tăng 13,25% so với năm 2016.
Bảng 3.4: Năng suất và thu nhập bình quân của người dân tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017
Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016 (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % GRDP bình quân đầu
người (USD/người/năm) 3.776 4.050 4.528 274 7,26 478 11,8 Năng suất lao động BQ
(tr,đ/người/năm) 140 152,4 172,6 12,4 8,86 20,2 13,25 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)
Tại bảng số liệu cho thấy cùng với sự chuyển biến cơ cấu kinh tế các ngành làm cho thu nhập và năng suất lao động tăng đáng kể.
Về Lao động: Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2015 chiếm 54,7% dân số của tỉnh, năm 2016 chiếm 54,8% dân số của tỉnh và năm 2017 chiếm 57,5% dân số của tỉnh. Số lao động được tạo việc làm là 43,8 nghìn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 34,2%.
ĐVT:%
Hình 3.1:Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm so với dân số tại Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017
(Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh)
Về giáo dục đào tạo: chất lượng giáo dục đào tạo chuyển biến mạnh mẽ và tích cứ, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấphọc đạt 78,32% (502/641 trường), tỷ lệ phòng học kiên cố hóa đạt 88,1%; có 55 trường được đầu tư phương tiện, trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo là 99,1% (trong đó 45,8% đạt trên chuẩn). Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học được duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng, tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia đạt 98,86%, tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia có đứng 11/63 tỉnh thành cả nước.
Về hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Tiếp tục củng cố mạng lưới y tế, trong đó đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới các công trình y tế;
sắp xếp và quản lý các trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế cấp xã, tổ chức lại Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc UBND cấp huyện.
Hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả quan trọng. Thực hiện triển khai mô hình quản lý sức khỏe nhân dân, đến nay tỉnh thiết lập hồ sơ ban đầu cho 1,229 triệu người (93,6% dân số), trong đó có 207,7 nghìn người (16,7%) được cập nhật thông tin hồ sơ sức khỏe. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn tỉnh đạt 92,9%.
Chương trình xây dựng nông thôn mới: Đề án 196 nhiệm vụ, giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 được triển khai tích cực. Hết năm 2017, có 01 xã và 07 thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn (về đích sớm 01 năm so với đề án phê duyệt); có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt vượt kế hoạt), nâng tổng số xã đạt chuẩn toàn tỉnh là 51/111 xã (46%); hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định TP.Uông Bí, TP. Cẩm Phả hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nâng tổng số cấp huyện trong toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới lên 4 địa phương (Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều và Cô Tô).
Chương trình mỗi xã phường, một sản phẩn (OCOP) từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường, xây dựng thành thương hiệu mạnh của Tỉnh.