Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh
3.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh
Về kế hoạch chung: Triển khai thực hiện quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ trướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên Hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2020”; Quyết định số 2622/QD-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 30/5/2014 của hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Theo Luật Du lịch năm 2017, nội dung xúc tiến du lịch gồm:
(1) Quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tăng cường thu hút khách du lịch.
(2) Xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp; nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu của khách du lịch.
(3) Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, góp phần bảo đảm môi trường du lịch an ninh, an toàn, lành mạnh, văn minh, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc.
(4) Vận động, tìm kiếm cơ hội, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Về kế hoạch chi tiết: Căn cứ vào Luật Du lịch năm 2017; Căn cứ Quyết định số 1418/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã lên kế hoạch xuất bản 10.000 tấm bản đồ du lịch Hạ Long và du lịch Quảng Ninh phục vụ du khách.Mỗi loại sẽ được xuất bản 5.000 tấm, với 2 thứ tiếng: Tiếng Việt (2.000 bản), tiếng Anh (3.000 bản). So với các phiên bản trước, bản đồ du lịch mới sẽ được cập nhật nhiều thông tin mới, trình bày đẹp, hấp dẫn hơn. Cụ thể, Bản đồ du lịch Quảng Ninh sẽ chia thành các vùng: Vùng du lịch Hạ Long, vùng du lịch lịch sử văn hóa tâm linh, vùng du lịch Cô Tô - Vân Đồn, vùng du lịch biên giới…, cùng với các số điện thoại cần thiết cho khách du lịch. Bản đồ du Hạ Long sẽ gồm 5 tuyến du lịch trên Vịnh Hạ Long và các tuyến điểm du lịch: Trung tâm TP Hạ Long, khu du lịch Bãi Cháy,du lịch tâm linh cùng các quy tắc ứng xử khi đi du lịch…
Các hoạt động tham gia chương trình hợp tác liên kết vùng, đẩy mạnh triển khai quảng bá tại các thị trường khách trọng điểm trong nước và quốc tế
thông qua nhiều nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, như: Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh, VITM Hà Nội, ITE TP Hồ Chí Minh, BMTM Đà Nẵng...; tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch quốc tế, như: Hội chợ KOFA (Hàn Quốc), ITF (Đài Loan), JATA (Nhật Bản), MITT (Nga), WTM (Anh).
Ngành Du lịch tỉnh tổ chức khảo sát điểm đến, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng…, quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch, trao đổi, chia sẻ và cung cấp thông tin về hoạt động du lịch giữa các địa phương; phối hợp với các đoàn làm phim trong nước và nước ngoài thực hiện các chương trình phim quảng bá về du lịch, giới thiệu về văn hóa, danh lam thắng cảnh, sản phẩm du lịch, ẩm thực đặc trưng của tỉnh; tổ chức đón tiếp các đoàn Famtrip, Presstrip trong nước và quốc tế đến viết bài, đưa tin về du lịch Quảng Ninh.
Bảng 3.7: Thống kê các phương tiện cho công tác lập kế hoạch xúc tiến du lịch cho tỉnh Quảng Ninh từ 2015-2017
Tiêu chí ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tờ rơi, bản đồ, ấn phẩm Bản 5.000 6.000 10.000
Phim ảnh Lần 17 19 36
Hợp tác trong nước Lần 76 94 135
Hợp tác quốc tế Lần 24 28 43
(Nguồn: Sở Du lịch)
Qua bảng 3.7 cho thấy công tác lập kế hoạch về sử dụng các phương tiện quảng bá xúc tiến du lịch cho tỉnh Quảng Ninh khá đa dạng. Trong đó, tỉnh xác định để quảng bá hình ảnh du lịch rất cần thực hiện phương án quảng bá cả trong nước và nước ngoài, loại hình phương tiện được đánh giá cao đó là thông qua phim ảnh của khách du lịch, thông qua đoàn Famtrip, Presstrip nên sức lan tỏa nhanh và mạnh hơn các phương tiện khác. Các chương trình quảng bá qua các tour trong nước được thực hiện thường xuyên, năm 2017 đả
135 lần, đối với hợp tác nước ngoài năm 2017 đạt 43 lần chủ yếu thông qua hội chợ thương mại và du lịch.
Bảng 3.8: Đánh giá về công tác lập kế hoạch xúc tiến du lịch cho tỉnh Quảng Ninh
ĐVT: %
Tiêu chí Kém Yếu
Bình thườn
g
Đồn g ý
Rất đồn
g ý
Điểm trun
g bình Đảm bảo thời gian, tiến độ
và nội dung 0 0 25 50 25 4
Công khai, minh bạch, rõ
ràng 0 0 20 30 50 4,3
Gắn liền với mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương
0 0 30 30 40 4,1
Nhân viên năm được nội dung của lập kế hoạch về xúc tiến du lịch
0 5 20 40 35 4,05
Điểm trung bình chung Xtb = 4,11
(Nguồn: Điều tra)
Kết quả điều tra 20 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cho thấy công tác lập kế hoạch về XTDL được thực hiện khá với điểm trung bình đạt 4,11 điểm. Công tác XTDL là nhiệm vụ quan trọng để quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh đến với du khách nên công tác lập kế hoạch được thông báo rộng rãi tới các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch và lữ hành trên địa bàn, hơn nữa tỉnh có thế mạnh về lĩnh vực du lịch nên đó là cách thu hút các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh du lịch để cùng nhau xây dựng và phát triển hoạt động du lịch.
Bảng 3.9: Đánh giá của du khách về khả năng tiếp cận với du lịch của tỉnh Quảng Ninh
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)
Giá rẻ, hợp lý 143 79,44
Gần 101 56,11
Nhiều điểm vui chơi 161 89,44
An ninh an toàn 154 85,56
Chương trình du lịch hấp dẫn 170 94,44
Công tác quảng bá
Rất tốt 64 35,56
Tốt 75 41,67
Bình thường 21 11,67
Không tốt 12 6,67
Kém 8 4,44
(Nguồn: Điều tra)
Qua kết quả điều tra du khách, tác giả nhận thấy công tác lập kế hoạch XTDL được làm tốt nên gây ra hiệu ứng tích cực của du khách khi tiếp cận với du lịch của tỉnh, tiêu chí chương trình du lịch hấp dẫn được du khách chọn nhiều nhất với 94,44%, tỉnh đưa ra nhiều sản phẩm du lịch như thăm vịnh, tắm biển, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, Coldotel,...Có đến 77,23% du khách đánh giá công tác quảng bá rất tốt và tốt. Thống kê về phía doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, có 100% doanh nghiệp đều tham gia công tác lập kế hoạch XTDL bởi họ là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với du khách, ghi nhận phản hồi của du khách về các hoạt động tiếp cận du lịch nên đó là kênh tham mưu cho cơ quan QLNN về du lịch có căn cứ khi lập kế hoạch XTDL.
Có 83,33% doanh nghiệp đánh giá công tác lập kế hoạch về XTDL là tốt và rất tốt và 16,67% doanh nghiệp đánh giá là bình thường. Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch xúc tiến du lịch có thể thấy, các cơ quan chức năng đã làm khá tốt công tác xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh đến
đông đảo du khách trong nước và quốc tế, tạo sức lan tỏa hình ảnh du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
3.2.2.2. Phân cấp thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch
Hiện tại công tác quảng bá và xúc tiến du lịch của tỉnh được thực hiện qua hình 3.2 sau:
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình phân cấp các chương trình XTDL tỉnh Quảng Ninh
(Nguồn: Sở Du lịch)
Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch của tỉnh qua Sở Du lịch của tỉnh Quảng Ninh dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ Văn hóa thông tin và du lịch và giám sát bởi UBND tỉnh Quảng Ninh. Đối với các thành phố/thị xã/huyện sẽ chịu sự điều hành từ Sở Du lịch và giám sát bởi UBND thành phố/thị xã/huyện. Hoạt động XTDL được thực hiện theo Luật Du lịch năm 2017 tập trung nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên tỉnh.
Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch
Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh
Phòng Du lịch Thành phố/thị xã/huyện UBND tỉnh
Quảng Ninh
UBND thành phố/thị xã/huyện
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch theo lĩnh vực và địa bàn quản lý phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
Bảng 3.10:Đánh giá về công tác phân cấp thực hiện chương trình xúc tiến du lịch cho tỉnh Quảng Ninh
ĐVT: %
Các tiêu chí Kém Yếu Bình thường
Đồng ý
Rất đồng
ý
Điểm trung bình Phân cấp theo bộ máy quản
lý theo hướng tinh gọn 0 0 20 50 30 4,1
Cơ cấu lại ngành du lịch của địa phương phù hợp với bối cảnh mới
0 0 15 35 50 4,35
Gắn thực hiện phân cấp cùng trách nhiệm quản lý nội dung chương trình du lịch
0 0 25 35 40 4,15
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, quy trình phối hợp theo Quy chế của Bộ về quản lý chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, địa phương
0 0 20 40 40 4,2
Đầu tư kinh phí cho các cấp tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ xúc tiến du lịch
0 0 25 40 35 4,1
Điểm trung bình chung Xtb = 4,2
(Nguồn: Điều tra)
Qua bảng 3.10 cho thấy công tác phân cấp chương trình xúc tiến du lịch thực hiện theo quy trình nên điểm đánh giá là tốt, đạt điểm trung bình là 4,2 điểm. Trong đó tiêu chí “Cơ cấu lại ngành du lịch của địa phương phù hợp với bối cảnh mới” đạt 4,35 điểm, xếp loại tốt, các hoạt động XTDL được thực hiện dựa trên căn cứ của chính sách phát triển du lịch tỉnh ban hành, các địa phương đề xuất những thế mạnh, đặc trưng du lịch từng vùng trong tỉnh, có 50% ý kiến là rất đồng ý và 35% ý kiến là đồng ý khi đánh giá tiêu chí này.
Công tác phân cấp chương trình XTDL được thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất nghiêm ngặt thep quy chế của Bộ về quản lý chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, địa phương. Nhìn chung, công tác phân cấp chương trình XTDL được tỉnh làm rất tốt, phân cấp phân quyền hạn và chức năng hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh.
3.2.2.3.Quản lý nhà nước về môi trường đầu tư phát triển du lịch
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư các công trình giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh như đường cao tốc, sân bay, cảng biển. Theo “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050”xác định đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại.
Với mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước thực hiện hiệu quả Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Quảng Ninh đã luôn chủ động, sáng tạo và quyết liệt trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn, đem đến nhiều niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Năm 2017, Quảng Ninh tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư kinh doanh, giữ vững vị trí đầu tiên trong top 5 tỉnh thành dẫn đầu toàn quốc về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Hình 3.3: Biểu đồ chỉ số PCI tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006-2017 (Nguồn: http://pcivietnam.org/ho-so-tinh/quang-ninh/)
Qua bảng 3.2 có thể thấy chỉ số CPI của tỉnh Quảng Ninh được cải thiện liên tục và vươn lên vị trí số một trong cả nước về vị trí xếp hạng. Có được kết quả này là do công tác quản lý nhà nước có nhiều hiệu quả:
- Quảng Ninh triển khai bộ công cụ đánh giá năng lực điều hành kinh tế của chính quyền các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Sở, Ban, Ngành (Department & District Competitiveness Index - DDCI) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện từ tỉnh đến cơ sở;
- Giảm thủ tục hành chính ở 3 cấp: chỉ số năng lực thu hút đầu tư cải thiện đáng kể và rõ rệt: đến năm 2017 tổng số thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đã giảm 201 thủ tục hành chính ở 3 cấp còn 1.534. Thời gian giải quyết TTHC giảm trung bình 40% thời gian so với quy định của Trung ương. 14/15 Trung tâm hành chính công các địa phương trong tỉnh đã đưa 100% TTHC vào thực hiện, cung cấp 1.286 dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ hài lòng của công dân về chất lượng cung ứng dịch vụ công đạt trên 98%.
- Lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp qua các kênh trực tuyến và mạng xã hội (gọi tắt là SNA) với sự tham gia thí điểm của 18 đơn vị sở ngành và địa
phương tỉnh Quảng Ninh là đột phá quan trọng về tư duy, công nghệ và tác phong công vụ của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2017. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng bộ công cụ mạng xã hội để tiếp nhận ý kiến đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường đầu tư kinh doanh.
Từ các hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư được thực hiện đồng bộ và thống nhất như vậy, nhiều sáng kiến đã làm thay đổi môi trường đầu tư tích cực, thu hút các nhà đầu tư thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
Bảng 3.11: Đánh giá về công tác quản lý nhà nước về môi trường đầu tư phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
ĐVT: %
Tiêu chí Kém Yếu Bình
thường
Đồng ý
Rất đồng
ý
Điểm trung bình Đẩy mạnh công tác cải cách
thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch
0 0 20 30 50 4,3
Bổ sung danh mục ưu đãi
đầu tư cho du lịch 0 0 20 50 30 4,1
Phối hợp sử dụng các luật
để thu hút đầu tư cho du lịch 5 10 25 30 30 3,7 Tập trung nguồn lực đầu tư,
xây dựng tại các địa bàn trọng điểm
5 5 30 30 30 3,75
Quy hoạch đầu tư hạ tầng
cho địa bàn 5 5 25 30 35 3,85
Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc
0 0 15 35 50 4,35
Điểm trung bình chung Xtb= 3,96
(Nguồn: Điều tra)
Qua bảng 3.11 cho thấy công tác quản lý nhà nước về môi trường đầu tư được các cán bộ thuộc cơ quan QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh đánh giá
điểm trung bình là 3,96 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc” đạt 4,35 điểm, xếp loại tốt trong đó có 50% ý kiến là rất đồng ý, 35% ý kiến là đồng ý. Tiêu chí “Phối hợp sử dụng các luật để thu hút đầu tư cho du lịch” chỉ đạt 3,7 điểm, xếp loại khá, do mỗi địa phận của tỉnh có thế mạnh riêng nên để thu hút đầu tư cho du lịch ở các khu vực như huyện đảo, các vùng du lịch cộng đồng ở xa trung tâm sầm uất đang thực hiện lộ trình thu hút đầu tư cho du lịch.
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá của du khách và doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng đầu tư cho phát triển du lịch
Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ trả lời (%) 1.Đánh giá của du khách về cơ sở hạ tầng du lịch
Rất tốt 125 69,44
Tốt 35 19,44
Bình thường 12 6,67
Không tốt 8 4,44
Kém 0 0
Điểm trung bình Xtb= 4,53
2.Đánh giá của doanh nghiệp về môi trường đầu tư của cho hạ tầng du lịch
Rất hấp dẫn 20 66,67
Hấp dẫn 5 16,67
Bình thường 3 10,0
Không hấp dẫn 2 6,67
Kém 0 0
Điểm trung bình Xtb= 4,43
(Nguồn: Điều tra)
Kết quả đánh giá của du khách và doanh nghiệp về môi trường đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh của tỉnh là tốt. Số lượng du khách đến với tỉnh
có số ngày nghỉ trung bình tăng (tại bảng số liệu 3.5) cho thấy về điểm lưu trú, nghỉ ngơi đã đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, hạ tầng giao thông, điểm đến du lịch thuận tiện cả đường bộ, đường biển và sắp tới vận hành đường hàng không. Các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư kinh doanh các dịch vụ khách sạn, lữ hành thuận lợi, số lượng khách sạn xếp hạng 3, 4,5 sao tăng hàng năm, phục vụ theo nhu cầu du khách từ bình dân đến sang trọng. Đánh giá chung của công tác thu hút đầu tư cho thấy tỉnh có nhiều cải cách hành chính để môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến kinh doanh và phát triển vào hình ảnh quảng bá hình ảnh hữu hình cho hoạt động du lịch của tỉnh.
3.2.2.4.Công tác thanh tra, kiểm tra về xúc tiến du lịch
Tháng 5-2016, khi Sở Du lịch được tái thành lập theo Quyết định 1270/2016/QĐ-UBND ngày 28-4-2016 của UBND tỉnh, bộ phận Thanh tra du lịch được tách ra từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Với biên chế 7 cán bộ, nhân viên, Thanh tra Sở Du lịch đã nhanh chóng ổn định tổ chức phát huy khả năng tinh thần trách nhiệm được giao. Hoạt động thanh, kiểm tra đã có nhiều đổi mới, tăng cường tính chủ động, tổ chức nhiều đoàn, nhiều đợt kiểm tra tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch.
Trong đó, đã tổ chức nhiều cuộc thanh, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đúng quy trình; xử lý vi phạm chặt chẽ, nghiêm minh đúng pháp luật.
Đặc biệt, tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành đối với các doanh nghiệp đón khách du lịch Trung Quốc sử dụng hộ chiếu qua cửa khẩu Móng Cái. Thanh tra Du lịch đã tập trung kiểm tra hoạt động của hướng dẫn viên du lịch các đoàn khách du lịch Trung Quốc, Tây Âu, ASEAN... chủ yếu ở các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long như động Thiên Cung, đảo Ti Tốp, Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và các điểm mua sắm phục vụ khách du lịch tại TP Hạ Long, Móng Cái. Qua kiểm tra đã phát hiện được nhiều hướng dẫn viên có hành vi vi phạm như tự ý thay đổi