I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh có khả năng tính được xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng tiền kim loại .
- Vận dụng những hiểu biết về xác suất để giải thích được tỉ lệ các loại giao tử và các tổ hợp gen trong lai một cặp tính trạng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành, quan sát và phân tích hiện tượng, tư duy so sánh, liên hệ thực tế; kĩ năng hoạt động nhóm.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin SGK để tìm hiểu cách tính tỉ lệ %, xác suất, cách xử lí số liệu, quy luật xuất hiện mắt sấp, ngửa của đồng xu.
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
3. Thái độ: Giáo dục niềm tin khoa học, trung thực, khách quan trong học tập và đời sống.
4. Nội dung trọng tâm:
- Tính được xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng tiền kim loại .
- Vận dụng những hiểu biết về xác suất để giải thích được tỉ lệ các loại giao tử và các tổ hợp gen trong lai một cặp tính trạng.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý.
- Năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực hợp tác.
- Năng lực về công cụ lao động: Năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
b. Năng lực riêng: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hành sinh học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: + Giáo án.
+ Phương tiện hỗ trợ: Một số đồng tiền kim loại.
- HS: + Xem trước bài thực hành. Chuẩn bị mẫu bảng 6.1; 6.2 vào vở bài tập.
+Đọc và làm bài tập thực hành ở SGK trang 20 và điền vào bảng 6.1, 6.2.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p) : 2. Kiểm tra bài cũ (7p):
- HS lên bảng làm bài tập 4 Sgk. (10đ)
* BT 4 SGK/ 19:
Giải: Theo đề ra, người bố có kiểu tóc thẳng, mắt xanh; do đó có kiểu gen đồng hợp tử lặn aabb. Muốn sinh con đều có kiểu hình tóc xoăn, mắt đen thì người mẹ có KG là AABB
Sơ đồ kiểm chứng:
P: AABB (tóc xoăn, mắt đen) x aabb ( tóc thẳng, mắt xanh) GP: AB ab
F1: AaBb ( tóc xoăn, mắt đen) Vậy phương án d thỏa mãn đề ra.
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài trước ta thấy Međen giải thích thí nghiệm của mình khi F1 có kiểu gen Aa tạo giao tử cho hai loại giao tử tỉ lệ ngang nhau 1A: 1a. Menđen giải thích hiện tượng này dựa trên cơ sở nào ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ có câu trả lời.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Vận dụng những hiểu biết về xác suất để giải thích được tỉ lệ các loại giao tử và các tổ hợp gen trong lai một cặp tính trạng.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
-GV yêu cầu từng nhóm HS gieo đồng tiền kim oại xuống mặt bàn và ghi số lần xuất hiện từng mặt sấp và ngửa vào bảng 6.1 SGK/20.
? Có nhận xét gì về tỉ lệ xuất hiện mặt sấp và mặt ngửa trong các lần gieo đồng tiền kim loại ?
? Hãy liên hệ kết quả này với tỉ lệ các giao tử được sinh ra từ con lai F1 (A a) ?
-GV: Công thức tính xác suất thì:
P(A) = P(a) =
2 1 hay 1A :1a.
- Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1
-HS: Hoạt động theo nhóm thực hiện theo y/c của GV
-Phân công trong nhóm để hoàn thành bài thực hành
- Bảng 6.1 Thống kê kết quả gieo một đồng tiền kim loại.
Thứ tự lần gieo S N
1 2
… 100
…
200 Cộng Số lượng
%
I. Gieo một đồng tiền kim loại (14p).
Nhận xét:
- Tỉ lệ xuất hiện mặt sấp: mặt ngửa khi gieo đồng tiền kim loại là xấp xỉ 1 :1
- Khi số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ đó càng gần tới 1.
- Khi cơ thể F1 có kiểu gen Aa giảm phân cho 2 loại giao tử mang gen A và gen a với xác suất ngang nhau.
-GV y/cầu từng nhóm HS gieo 2 đồng tiền kim loại xuống mặt bàn và ghi số
-HS: Hoạt động theo nhóm thực hiện theo y/c của GV
II. Gieo hai đồng kim loại (17p).
Nhận xét:
lần xuất hiện từng mặt sấp và ngửa vào bảng 6.2 SGK/21.
? Có nhận xét gì về tỉ lệ xuất hiện ặt ngửa: mặt sấp và mặt ngửa: mặt ngửa trong các lần gieo đồng tiền kim loại ?
? Hãy liên hệ tỉ lệ này với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong hai cặp tính trạng , giải thích hiện tượng đó ? -GV : Theo công thức tính xác suất thì
P(AA) =
4 1 2 .1 2
1
P(Aa) =
4 1 2 .1 2
1
P(aA) =
4 1 2 .1 2
1
P(aa) =
4 1 2 .1 2
1
AA Aa aa
4 :1 2 :1 4 1
Tương tự trên ta có tỉ lệ các loại giao tử của F1 có kiểu gen AaBb là:
P(AB) = P(A).P(B) =
4 1 2 .1 2
1
P(Ab) = P(A).P(b) =
4 1 2 .1 2
1
P(aB) = P(a).P(B) =
4 1 2 .1 2
1
P(ab) = P(a).P(b) =
4 1 2 .1 2
1
+ Thống kê kết quả vào bảng 6.2
-Phân công trong nhóm để hoàn thành bài thực hành
( Lưu ý: Mỗi nhóm gieo 25 lần, có thể xảy ra 3 trường hợp: 2 đồng sấp (SS), 1 đồng sấp 1 đồng ngửa (SN), 2 đồng ngửa (NN)).
- Bảng 6.2 Thống kê kết quả gieo 2 đồng tiền kim loại.
Thứ tự lần gieo
S S
S N
N N 1
2
… 100
… 200 Cộ ng
Số lượn g
%
- Tỉ lệ xuất hiện mặt sấp: mặt sấp và mặt ngửa : mặt ngửa khi gieo hai đồng tiền kim loại là xấp xỉ 1:2:1.
- Khi số lần gieo đồng tiền kim loại càng lớn thì tỉ lệ đó càng gần tới 1:2:1 hay
4 :1 4 :2 4 1
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 được xác định bởi sự kết hợp giữa 4 loại giao tử đực kết hợp với 4 loại giao tử cái có số lượng như nhau:
(AB:Ab:aB:ab)(AB:Ab:aB:ab)
= 9:3:3:1.
Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2
bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Ví dụ: Trong phép lai của Menđen, F2 có:
(3 vàng :1 xanh), (3 trơn:
1nhăn) = 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn: 3 xanh nhăn : 1 xanh, nhăn.
2. Câu hỏi/ bài tập củng cố (4p):
? Nhận xét về kết quả khi gieo 1 đồng kim loại ? (MĐ1)
? F2 có kiểu gen AaBb tạo giao tử cho 4 loại giao tử tỉ lệ ngang nhau 1AB:1Ab:aB:1ab.
Menđen giải thích hiện tượng này dựa trên cơ sở nào ? (MĐ2)
- GV nhận xét thái độ thực hành của từng nhóm HS và cách làm thí nghiệm.
- Thu dọn phòng học.
3. Dặn dò (1p):
- Về nhà tập làm thí nghiệm tương tự nhưng làm từ 200 lần trở lên, viết bảng thu hoạch.
- Xem lại các bài tập đã giải. Ôn tập các kiến thức đã học.Tiết sau làm bài tập chương I.
**********************************************************