ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?(11p)

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 9 phát triển năng lực soạn 3 cột (Trang 93 - 97)

TIẾT 17 Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN

II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?(11p)

câu hỏi:

? ARN được tổng hợp ở đâu? ở thời kì nào của chu kì tế bào?

- GV sử dụng mô hình tổng hợp ARN (hoặc H 17.2) mô tả quá trình tổng hợp ARN.

- GV yêu cầu HS quan sát H 17.2 thảo luận 3 câu hỏi:

?Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen?

?Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau để tạo thành mạch ARN?

? Có nhận xét gì về trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen?

- GV yêu cầu 1 HS trình bày quá trình tổng hợp ARN.

- GV chốt lại kiến thức.

- GV phân tích: tARN và rARN sau khi tổng hợp xong sẽ tiếp tục hoàn thiện để hình thành phân tử tARN và

- HS theo dõi và ghi nhớ kiến thức.

- HS thảo luận và hiểu được :

+ Phân tử ARN tổng hợp dựa vào 1 mạch đơn của gen (mạch khuôn).

+ Các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN và môi trường nội bào liên kết từng cặp theo nguyên tắc bổ sung:

A – U; T - A ; G – X; X - G.

+ Trình tự đơn phân trên ARN giống trình tự đơn phân trên mạch bổ sung của mạch khuôn nhưng trong đó T thay bằng U.

- 1 HS trình bày.

- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

- HS : Tổng hợp

- ARN được tổng hợp từ ADN ở kì trung gian của NST trong quá trình phân bào.

- ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen ( được gọi là mạch khuôn).

- Trong quá trình hình thành mạch ARN các nucleotit trên mạch khuôn của AND và môi trường nội bào liên kết với nahu theo NTBS ( A-U, T-A;G-X;

X-G).

- Trình tự các loại đơn phân trên ARN giống với trình tự mạch bổ sung của mạch khuôn,chỉ khác là T được thay bằng U.

rARN hoàn chỉnh.

?Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc nào?

? Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN?

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.

theo nguyên tắc khuôn mẫu và NTBS.

- Trình tự các nuclêotit trên mạch khuôn quy định trình tự các nucleotit trên mạch ARN.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Sử dụng dự kiện sau để trả lời các câu hỏi

Một gen có chiều dài 2193 Å, quá trình nhân đôi của gen đã tạo ra 64 mạch đơn trong các gen con, trong đó có chứa 8256 nuclêôtit loại T.

Câu 1: Số lần phân đôi của gen trên là:

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 2: Tính số nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình trên.

A. 41280 B. 20640 C. 19995 D. 39990

Câu 3: Số nuclêôtit mỗi loại trong gen trên là:

A. A = T = 258; G = X = 387 B. A = G = 258; T = X = 387 C. A = T = 387; G = X = 258 D. A = T = 129; G = X = 516 Câu 4: Gen là gì?

A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit.

B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.

C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN.

D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN

Câu 5: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng A. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.

B. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.

C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

Câu 6: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.

C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.

D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Câu1/ Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và AND? (MĐ2) Câu2/ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen -> ARN. (MĐ1)

Câu3/ HS làm bài tập 3 SGK/T53. (MĐ3) 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

* Đáp án:

Câu1/

ARN ADN

Chỉ có cấu tạo một mạch đơn Có cấu tạo 2 mạch đơn vừa song song vừa xoắn lại

Có chứa loại đơn phân uraxin và không có loại timin

Có chứa loại đơn phân timin và không có loại uraxin

Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Có k/thước và khối lượng lớn hơn ARN

Câu2: - ARN được tổng hợp trên khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

- Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ: gen -> ARN là trình tự các Nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nu trên mạch ARN. Cơ chế này diễn ra như sau: Sau khi 2

mạch đơn của gen được tách dần ra, các nucleotit tự do trong môi trường nội bào đến liên kết với các nucleotit trên 1 mạch khuôn của gen thành từng cặp theo đúng nguyên tắc bổ sung. Sau khi hoàn tất quá trình, phân tử ARN được tạo thành rời khỏi gen ra tế bào chất.

Câu3/ BT3: Mạch ARN: - A - U - G - X - U - X - G -

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vẽ sơ đồ tư duy

Đọc mục “Em có biết?”.

3. Dặn dò (1p):

- Làm các bài tập 4, 5 SGK/ 53.

- Soạn bài: “ Protein”

*Hướng dẫn BT:

BT4: Mạch khuôn: - T - A - X - G - A - A - X - T - G - Mạch bổ sung: - A - T- G - X - T - T - G - A - X - BT5: Lựa chọn “b”

************************************************************

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 9 phát triển năng lực soạn 3 cột (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(351 trang)
w