- Kết quả: từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST).
- Ý nghĩa của quá trình phân bào giảm phân đối với cơ thể sinh vật: là cơ sở để hình thành giao tử -> bộ NST của loài được ổn định qua các thế hệ.
1. (AA)(BB); (aa)(bb) 2. (AA)(bb); (aa)BB)
Kết thúc lần phân bào II có thể tạo 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab
- GV n/xét và hoàn thiện đáp án (treo bảng phụ).
? Ý nghĩa của quá trình phân bào giảm phân đối với cơ thể sinh vật ?
-GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
thu kiến thức.
-> cơ sở để hình thành giao tử -> bộ NST của loài được ổn định qua các thế hệ.
Kết luận:
Các kì Những biến đổi cơ bản của NST ở các kì
Lần phân bào I Lần phân bào II
Kì đầu
- Các NST kép xoắn, co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách dời nhau.
- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kì giữa
- Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực tế bào.
- Từng NST kép tách ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép) – n NST kép.
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (n NST).
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1: Giảm phân là Hình thức phân bào xảy ra ở:
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín C. Tế bào mầm sinh dục
D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng
Câu 2: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:
A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần
Câu 3: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn B. Đơn bội ở trạng thái đơn C. Lưỡng bội ở trạng thái kép D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 4: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:
A. Kì trung gian của lần phân bào I B. Kì giữa của lần phân bàoI
C. Kì trung gian của lần phân bào II D. Kì giữa của lần phân bào II
Câu 5: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:
A. Nhân đôi NST
B. Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng C. Phân li NST về hai cực của tế bào
D. Co xoắn và tháo xoắn NST
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi từ số 14 đến số 18
Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở……(I)…… của …….(II)………Trong giảm phân có…….(III)….. phân chia tế bào. Qua giảm phân, từ 1 tế bào mẹ tạo ra….(IV)
……tế bào con. SốNST có trong mỗi tế bào con……(V)……so với số NST của tế bào mẹ.
Câu 6: Số (I) là:
A. thời kì sinh trưởng B. thời kì chín
C. thời kì phát triển
D. giai đoạn trưởng thành Câu 7: Số (II) là:
A. tế bào sinh dục B. hợp tử
C. tế bào sinh dưỡng D. tế bào mầm
Câu 8: Số (III) là:
A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần
Câu 9: Số (IV) là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 10: Số (V) là:
A. bằng gấp đôi B. bằng một nửa C. bằng nhau D. bằng gấp ba lần
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
Câu1: Giảm phân là gì? Giảm phân gồm mấy lần phân bào liên tiếp? (MĐ1)
Câu2: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân? (MĐ2)
Câu3: HS làm bài tập 4 SGK/T33 ? (MĐ4) 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Đáp án.
Câu1: Nội dung 1, 2 trong bài Câu2:
* Điểm giống nhau:
- Trong mỗi lần phân bào đều xảy ra các kỳ: Trung gian, đầu, giữa, sau và cuối.
- NST đều xảy ra các hoạt động như: duỗi xoắn, tự nhân đôi, đóng xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và phân li về 2 cực của TB.
- Các hoạt động của màng nhân, nhân con, thoi phân bào, màng Tb chất, trung thể trong từng tương ứng trong 2 quá trình tương tự nhau.
* Điểm khác nhau:
Nguyên phân Giảm phân
-Xảy ra ở TB sinh dưỡng.
- Xảy ra 1 lần phân bào, từ 1 TB mẹ tạo ra 2 TB con.
- Số NST trong TB con bằng 2n giống như bộ NST của TB mẹ.
- NST có 1 lần xếp trên mặt phẳng x/đạo của thoi phân bào và phân li về 2 cực của TB.
- Không xảy ra tiếp hợp NST.
- Xảy ra ở TB sinh dục
- Xảy ra 2 lần phân bào từ 1 TB mẹ tạo ra 4 TB con.
- Số NST trong TB con là n NST, giảm còn 1 nửa so với TB mẹ
- NST có 2 lần xếp trên mặt phẳng x/đạo của thoi phân bào và phân li về 2 cực của TB.
- Xảy ra tiếp hợp NST.
Câu3: câu c) 8
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học 3. Dặn dò (1p):
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi.
- Trả lời các câu hỏi 1,2 và bài tập SGK.
- Đọc và soạn bài 11.
Hướng dẫn:
Câu 2/33.
+ Ở kì sau của giảm phân I, các NST kép ( 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ) tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
+ Các NST kép của 2 tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( kì giữa).
+ Từng NST kép trong hai tế bào mới tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào, 4 tế bào con được hình thành với bộ NST đơn bội (n) khác nhau về nguồn gốc.
Câu 4/33. c.8
****************************************************************
Bài11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được quá trình phát sinh giao tử ở động vật và cây có hoa;.
- Phân biệt được qúa trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
- Giải thích được bản chất của quá trình thụ tinh. Xác định ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Giáo dục: Giáo dục ý thức học tập cho Học sinh , thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Nội dung trọng tâm:
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của quá trình phát sinh giao tử và giao tử cái ở động vật.
- Hiểu được những điểm khác nhau của quá trình phát sinh giao tử đực và cái. Ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý.
- Năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực về công cụ l/động: Năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
b. Năng lực riêng: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hành sinh học, năng lực về phương pháp sinh học
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phương tiện: H11.
- HS: Học bài cũ và đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p):
2. Kiểm tra bài cũ (6p).
1/ Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I và II ? (6đ)
2/Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các Tb con được tạo thành qua giảm phân ? (4đ)
Đáp án:
1/ HS hiểu được biến cơ bản của NST trong giảm phân I và II (6đ)
2/ Ở kỳ sau của giảm phân I các NST kép ( một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực tế bào. (1đ)
- Các NST kép trong 2 nhân mới được tạo thành có bộ NST trong cặp NST đơn bội kép ( hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ) khác nhau về nguồn gốc. (1đ) - Các NST kép ở 2 TB mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kỳ giữa II). (0.5đ)
- Từng NST kép trong 2 TB mới tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của TB, 4 TB con được hình thành với bộ NST đơn bội (n) khác nhau về nguồn gốc. (1đ)
Như vậy, chính sự phân li không tách tâm động của các NST kép ở kì sau I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các TB con được tạo thành qua giảm phân. (0.5đ)
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Phân bào giảm phân có ý nghĩa gì đối với cơ thể sinh vật (động vật, thực vật có hoa) ? -> giúp duy trì sự ổn định của bộ NST của loài qua các thế hệ. Vậy, cùng với phân bào giảm phân cần có một quá trình không thể thiếu đó là quá trình thụ tinh. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về mối quan hệ giữa phân bào giảm phân hình thành giao tử và quá trìnhthụ tinh để đảm bảo duy trì tính ổn định của bộ NST của loài qua các thế hệ.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Giải thích được bản chất của quá trình thụ tinh. Xác định ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 11 SGK và trả lời câu hỏi:
? Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
- GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
? Nêu sự giống và khác nhau cơ bản của 2 quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
- GV chốt kiến thức với đáp án đúng.
? Sự khác nhau về kích thước và số lượng của trứng và tinh trùng có ý nghĩa gì?
- HS tự nghiên cứu thông tin, quan sát H 11 SGK và trả lời.
- HS lên trình bày trên tranh quá trình phát sinh giao tử đực.
- 1 HS lên trình bày quá trình phát sinh giao tử cái.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS dựa vào thông tin SGK và H 11, xác định được điểm giống và khác nhau giữa 2 quá trình.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ và trả lời.