CHƯƠNG III: CON NGƯỜI-DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI
Bài 56-57: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hiểu được tác động của con người tới môi trường.
- Có khả năng đề xuất các biện pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức đối với việc chống ô nhiễm môi trường.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm.
* Các kĩ năng sống cần giáo dục HS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình môi trường địa phương.
- Kĩ năng lập kế hoạch tìm hiểu môi trường địa phương.
- Kĩ năng hợp tác, giao tiếp có hiệu quả khi điều tra tình hình môi trường địa phương.
- Kĩ năng ra quyết định hành động góp phần bảo vệ môi trường địa phương.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
3. Thái độ: GD ý thức giữ vệ sinh môi trường.
4. Nội dung trọng tâm:
- Tác động của con người tới môi trường.
a. Năng lực chung:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý.
- Năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực về công cụ lao động: Năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm NLTP về nghiên cứu khoa học, nhóm NLTP về phương pháp sinh học, nhóm NLTP về kỹ năng thực hành, nhóm năng lực về thực địa .
* Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài học Nhóm năng lực Mức độ thực hiện trong chủ đề
Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học
K1: Hiểu được các hoạt động của con người làm ô nhiễm môi trường
K3: Sử dụng kiến thức sinh học để thực hiện các nhiệm vụ
học tập.
Nhóm năng lực về thực địa
D1: Dự đoán lập kế hoạch thực địa
D2: Chuẩn bị các thiết bị, phương tiện cần thiết Năng lực về kỹ năng
thực hành
KN1: Quan sát, phân loại ô nhiễm môi trường
KN4: Kỹ năng sử dụng kính hiển vi và các dụng cụ khác.
Năng lực về phương pháp sinh học
P5: phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học.
II. CHUẨN BỊ:
- HS: + Đọc trước bài thực hành và tìm hiểu môi trường địa phương; Giấy, bút.
+ Kẻ mẫu bảng 56.3 ra giấy khổ A4.
- GV: Phiếu học tập (ghi nội dung bảng 56.3 SGK).
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, trực quan, thực hành, dạy học nhóm.
- Kỹ thuật: Động não, chia nhóm, thu nhận thông tin phản hồi, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p):
2. Kiểm tra bài cũ (3p): GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
A. Khởi động (1p): Tình huống xuất phát.
- Mục tiêu: Tạo ra tình huống có vấn đề nhằm thu hút học sinh huy động kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình để tư duy lozic, kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức đã học.
- Phương pháp/kỹ thuật: Nêu vấn đề/ Động não, thu nhận thông tin phản hồi.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp.
- Phương tiện: SGK + Tư liệu về môi trường.
- Sản phẩm: Học sinh tư duy và dự kiến câu trả lời.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành.
- Yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học ở bài trước và kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân về ô nhiễm môi trường ở địa phương để lên kế hoạch tìm hiểu.
- Gv dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe và tiếp thu, liên hệ vấn đề ô nhiễm môi trường địa phương và cách khắc phục.
B. Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Báo cáo kết quả điều tra về môi trường ở địa phương.
- Mục tiêu: HS hiểu được tác động của con người tới môi trường. Biết đề xuất các biện pháp khắc phục và nâng cao nhận thức đối với việc chống ô nhiễm môi trường ở địa phương.
- Phương pháp/kỹ thuật: Trực quan, vấn đáp, dạy học nhóm/ Động não, chia nhóm, thu nhận thông tin phản hồi, trình bày 1 phút.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Phương tiện: Tranh H55.5-> 55.7 + Bảng phụ (ghi nội dung bảng 56.1->56.3), Một số tư liệu về môi trường.
- Sản phẩm: HS hoàn thành bảng phụ (Bảng 56.3) theo yêu cầu.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV y/c các nhóm báo cáo kết quả kiểm tra.
- GV cho các nhóm thảo luận kết quả (HS: Trình bày bảng 56.1 - 56.3 sgk)
- GV y/c các nhóm rút ra nhận xét về vấn đề thực tế ô nhiễm ở địa phương Đưa ra phương pháp cải tạo môi trường ở địa phương.
- GV cho các nhóm thảo luận về vấn đề này.
- GV y/c HS nhận xét ý kiến của bạn và bàn về vấn đề thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
- GV đồng ý với biện pháp mà HS đã thảo luận và thống nhất.
- GV nhận xét các nhóm
- HS: Các nhóm viết nội dung đã điều tra được vào giấy khổ to và trình bày trên bảng.
(Các nhóm có cùng nội dung nên sẽ có vấn đề trùng nhau)
- Học sinh thảo luận về vấn đề ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
(nội dung bảng 56.3/SGK)
II. Báo cáo kết quả điều tra về môi trường ở địa phương. (30p)
(Theo nội dung bảng 56.3/SGK).
Kết quả điều tra tác động của con người tới môi trường Các thành phần của
hệ sinh thái hiện tại
Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái trong
thời gian tới
Hoạt động nào của con người đã gây nên
sự biến đổi
Đề xuất biện pháp khắc phục, bảo vệ
c. Kết luận (6p):
- GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo kết quả.
- Thảo luận để điền vào bảng 56.3 và đề xuất biện pháp khắc phục 4. Củng cố và hoàn thiện (3p):
? Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm HST đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không?
? Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi HST đó? Xu hướng biến đổi của HST đó là xấu hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của HST đó?
? Cảm tưởng của em khi học bài thực hành này? Nhiệm vụ của HS đối với công tác phòng chống ô nhiễm môi trường là gì?
5. Dặn dò (1p):
- Hoàn thiện bản thu hoạch và các bảng trong bài thực hành tiết hôm sau nộp lại.
- Đọc và soạn bài: “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”.
****************************************************************