CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
III. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và protein
Các dạng đột biến (9p).
HS học theo bảng 40.4 đã hoàn thành.
Bảng 40.4. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và protein .
Đại phân tử Cấu trúc Chức năng
ADN (gen)
- Chuỗi xoắn kép.
- 4 loại nucleotit A,T,G,X.
- Lưu giữ thông tin di truyền.
-Truyền đạt thông tin di truyền.
ARN
- Chuỗi xoắn đơn.
- 4 loại nucleotit A,U,G,X.
-Truyền đạt thông tin di truyền.
- Vận chuyển axit amin.
- Tham gia cấu trúc ri bô xôm.
Protein - Một hay nhiều chuỗi đơn.
- 20 loại axit amin khác nhau.
- Cấu trúc các bộ phận của tế bào.
- enzim xúc tác quá trình trao đổi chất.
- Hoocmon điầu hoà quá trình trao đổi chất.
- V/chuyển, cung cấp năng lượng.
Bảng 40.5. Các dạng đột biến.
Các loại đột biến Khái niệm Các dạng đột biến
Đột biến gen Những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường tại một diểm nào đó.
Mất, thêm, chuyển vị, thay thế một cặp nucleotit.
Đột biến cấu trúc NST Những biến đổi trong cấu trúc của NST
Mất, lặp, đảo , chuyển đoạn.
Đột biến số lượng NST Những biến đổi về số lượng trong bộ NST .
Dị bội thể và đa bội thể.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1: Hãy giải thích sơ đồ sau: ADN (gen) mARN protein Tính trạng.
Trả lời: Trình tự các nucleotit quy định trình tự nucleotit trên ARN, trình tự nucleotit trên ARN quy định trình tự, cấu trúc cuả protein , protein quy định tính trạng…
Câu 2: Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào ?
Trả lời: Kiểu gen quy định kiểu hình cơ thể, kiểu hình là kết quả của quá trình tương tác giưa kiểu gen và môI trường sống trong sản xuất cần chọn những giống có nhiều gen quý nuôi trong những điều kiện thuận lợi nhất để có năng suất cao….
Câu3: Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp ? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó ?
Trả lời: Nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp vì:
- Người sinh sản muộn và đẻ ít
- Vì lí do xã hội , không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến .
phương pháp thích hợp: Nghiên cứu phả hệ, trẻ đồng sinh Câu 4: Sự hiểu biết về Di truyền học tư vấn có tác dụng gì ?
Trả lời: Giúp chúng có thể phòng tránh được các căn bệnh có liên quan đến vật chất di truyền…
4. Dặn dò (1p):
- Học bài theo nội dung đã ôn.
- Chuẩn bị giờ sau làm bài kiểm tra HK I.( theo lịch chung)
***********************************************************
KIỂM TRA HỌC KÌ I ( Theo lịch kiểm tra chung)
**************************************************************
HỆ THỐNG KIẾN THỨC HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức đã học trong học kì I . 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thích môn học, say mê khoa học.
4. Nôi dung trọng tâm: Là kiến thức trọng tâm đã học trong từng bài ở học kì I.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
- Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Nhóm năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ
b. Năng lực riêng: Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, năng lực thực hành sinh học, nhóm NLTP về nghiên cứu khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Hệ thống câu hỏi. Máy chiếu
- HS: Xem lại toàn bộ kiến thức đã học ở HKI.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Trực quan, dạy học nhóm.
- Kỹ thuật: Động não, chia nhóm, trình bày 1 phút.