Xử lý chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình phù hợp quản lý và xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Trang 21 - 24)

1.1. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới

1.1.4. Xử lý chất thải rắn y tế

Hiện tại trên thế giới ở hầu hết các quốc gia phát triển, trong các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử lý phế thải đều có thiết lập hệ thống xử lý loại phế thải y tế. Đó là các loại lò đốt ở nhiệt độ cao tùy theo loại phế thải từ 1.000 đến trên 4.000C. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay vẫn còn đang tranh cãi về việc xử lý khí bụi sau khi đốt đã đƣợc thải hồi vào không khí. Các phế thải y tế trong khi đốt, thải hồi vào không khí có nhiều hạt bụi li ti và các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình thiêu đốt nhƣ axit clohidric, đioxin/furan, và một số kim loại độc hại nhƣ thủy ngân, chì hoặc asen, cadmi. Do đó, tại Hoa kỳ vào năm 1996, đã bắt đầu có các điều luật về khí thải của lò đốt và yêu cầu khí thải phải đƣợc giảm thiểu bằng hệ thống lọc hóa học và cơ học tùy theo loại phế thải.

14

Bảng 4. Tổng hợp các phương pháp xử lý CTYT phổ biến tại một số quốc gia

Quốc gia Phương pháp xử lý

Algeria -Lò đốt Mông Cổ

-Đốt ngoài trời -Lò đốt

-Hấp Nam Phi

-Chôn lấp -Lò Đốt -Hấp Palestine -Lò đốt

-Gia nhiệt khô (khử trùng bằng khí nóng) Nigeria -Lò đốt

-Đốt ngoài trời Mauritius -Chôn lấp

-Lò đốt

Libya -Lò đốt

Brazil

-Chôn lấp -Lò đốt -Hấp

Hy Lạp -Tái chế, tái sử dụng -Đốt Prolytic

Hàn Quốc - Lò đốt

- Hấp khử trùng Croatia - Lò đốt

Nhóm các nước phát triển (Mỹ, Anh, v.v)

- Lò đốt

- Hấp khử trùng (Nguồn: [15])

Ở Hàn Quốc, công nghệ đốt là một phương pháp xử lý truyền thống để xử lý chất thải y tế lây nhiễm và nguy hại. Nó có nhiều ƣu điểm khi xử lý chất thải y tế, bao gồm giảm khối lƣợng chất thải, khử trùng và có thể thu hồi nhiệt hoặc điện trong quá trình đốt. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như nguy

15

cơ phát thải các chất độc hại vào khu vực xung quanh, chi phí vận hành và bảo dƣỡng cao, và phải xử lý tro sau đốt.

Loại lò đốt chính đƣợc sử dụng để xử lý chất thải y tế ở Hàn Quốc là lò đốt thiếu khí.Lò đốt thiếu khí thường có hai buồng.Trong buồng sơ cấp, chất thải được đốt với lƣợng không khí đƣợc cung cấp cần thiết (khoảng 50-80%), làm phân hủy nhiệt các chất hữu cơ.Khí thải sau đó đƣợc đốt cháy trong buồng thứ cấp, nơi có lƣợng khí (hoặc oxy) cần thiết để đốt hoàn toàn. Điều kiện vận hành lò đốt theo yêu cầu của Bộ Y tế Hàn Quốc là nhiệt độ ở buồng thứ cấp phải lớn hơn 850C và ít thời gian lưu khí phải đạt ít nhất 2 giây. Tất cả lò đốt chất thải y tế đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn khí thải đối với các cơ sở công nghiệp để giảm tiềm năng ô nhiễm không khí [18].

Tại Croatia, theo chỉ thị, mỗi bệnh viện phải có kế hoạch 5 năm về quản lý chất thải. Quản lý chất thải nguy hại phụ thuộc vào loại chất thải. Do đó, chất thải bệnh lý, bao gồm các bộ phận có thể nhận biết đƣợc (bộ phận cắt cụt, phôi thai) và các bộ phận cơ thể không thể nhận ra (mẫu mô, máu) đƣợc xử lý riêng biệt. Vì lý do đạo đức, nhóm thứ nhất bị đốt trong hỏa táng hoặc bị chôn trong nghĩa trang, trong khi thứ hai bị đốt với các chất thải lây nhiễm khác. Để xử lý các chất thải lây nhiễm bao gồm các vật sắc nhọn, có hai phương pháp chấp nhận được: đầu tiên là khử trùng bằng công nghệ hấp và chôn lấp, và thứ hai là đốt. Sau khi khử trùng, các vật sắc nhọn bằng kim loại có thể đƣợc tái chế làm nguyên liệu thứ cấp. Chất thải hóa học và dƣợc phẩm cũng cần đƣợc đốt, và các tro còn lại nên đƣợc xử lý ở bãi chôn lấp [16].

Nếu chất thải được lưu giữ trước khi xử lý, nó phải được đặt trong bao bì có dán nhãn thích hợp, và được lưu giữ tại khu vực riêng.Không gian đó phải nằm ngoài khu vực của bệnh nhân và nhân viên, có biển báo và chỉ có nhân viên có thẩm quyền mới đƣợc ra vào.

16

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình phù hợp quản lý và xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)