Hiện trạng và bất cập trong xử lý chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình phù hợp quản lý và xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Hiện trạng và bất cập trong xử lý chất thải rắn y tế

Qua nghiên cứu khảo sát tại 10 bệnh viện, hiện trạng xử lý lý CTRYT của bệnh viện đƣợc minh họa tại hình 6.

47

Hình 6.Hiện trạng xử lý CTRYT của 10 bệnh viện

Tại tất cả các bệnh viện tuyến huyện đƣợc lựa chọn nghiên cứu, 3 loại CTRYT là chất thải thông thường, chất thải thông thường dùng cho mục đích tái chế, chất thải nguy hại không lây nhiễm đƣợc các bệnh viện hợp đồng với công ty có chức năng vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

Chất thải nguy hại lây nhiễm đƣợc tất cả các bệnh viện thu gom về nơi tập trung, tiến hành xử lý bằng phương pháp thiêu đốt tại lò đốt của bệnh viện.

Qua nghiên cứu khảo sát tại 10 bệnh viện, thông tin về các loại lò đốt của các bệnh viện đƣợc trình bày trong bảng 15.

%

48

Bảng 15. Thông tin về lò đốt CTRYT của 10 bệnh viện

TT Tên bệnh viện Hãng/Model Năm hoạt động

Công suất thiết kế (kg/giờ)

Tình trạng

1 BVĐK huyện

Cẩm Giàng Chuwastar/F-1S 2008 20-25 Bình thường 2 BVĐK huyện

Thanh Hà Chuwastar/F-1S 2008 20-25 Bình thường 3 BVĐK huyện

Nam Sách Chuwastar/F-1S 2008 20-25 Đã thay phần thu hồi bụi

4 BVĐK huyện

Tứ Kỳ Chuwastar/F-1S 2008 20-25 Đã hỏng cả 2 đầu đốt, đốt bằng gas 5 BVĐK huyện

Đoan Hùng T-50C 2008 50 Lò hỏng, đốt thủ

công 6 BVĐK Thị xã

Phú Thọ ATI/C.P.50L 2008 50 Bình thường

7 BVĐK khu vực

Tĩnh Gia BDF-LDR-10i 2008 15 Lò hỏng, đốt thủ

công 8 BVĐK huyện

Thọ Xuân BDF-LDR-10i 2008 15 Lò hỏng, đốt thủ

công 9 BVĐK huyện

Quỳnh Lưu VHI-18B 2008 5 Thoát khói ra xung

quanh 10 BVĐK huyện

Hưng Nguyên Chuwastar/F-1S 2009 20-25 Thường gặp sự cố

49

Các lò đốt với công suất từ5-50kg/giờ của bệnh viện đều đã hoạt động nhiều năm. Hiện nay đa số đã xuống cấp, không đảm bảo các điều kiện vận hành, dẫn đến khả năng phát thải các khí độc hại ra môi trường, đặc biệt là đioxin và furan.

Một số lò đốt đã hỏng, phải đổ dầu như lò đốt của BV ĐK huyện Quỳnh Lưu hoặc than đá rồi mồi đốt thủ công nhƣ lò đốt của BV ĐK huyện Tĩnh Gia. Nhƣ vậy, buồng đốt thứ cấp không hoạt động dẫn đến khói bụi và các khí độc hại không đƣợc xử lý lan ra khắp bệnh viện và khu dân cƣ xung quanh gây bức xúc cho cộng đồng.

Lò đốt công nghệ cũ, không đáp ứng đƣợc các yêu cầu kỹ thuật theo các quy định của nhà nước. Hệ thống ống khói của các lò này đều thấp, không có hệ thống xử lý khí thải, khi hoạt động khói sẽ lan ra xung quanh gây ô nhiễm môi trường không khí của bệnh viện và khu vực xung quanh.

Nhân viên vận hành lò không nắm vững quy trình vận hành, vận hành theo kiến thức hiểu biết tự có, không đƣợc đào tạo chuyên môn, không có kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho chính bản thân, người thân và cộng đồng.

Các lò đốt thường không được nhận đầy đủ các tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dƣỡng từ nhà sản xuất do bệnh viện không phải là chủ đầu tƣ dẫn đến quy trình vận hành đƣợc sao chép, cóp nhặt không đúng, làm cho các lò đốt nhanh chóng xuống cấp, hƣ hỏng.

Lò đốt công suất thấp, lƣợng nhiên liệu sử dụng để xử lý cho 1kg chất thải cao. Các vật liệu thủy tinh và kim tiêm chỉ bị biến dạng ít, vẫn tồn tại nguy cơ gây tổn thương với các đối tượng tiếp xúc.

Hoạt động quan trắc khí thải lò đốt không đƣợc thực hiện hoặc có thực hiện nhƣng không đúng theo quy định, lý do một phần do chi phí thực hiện quan trắc cao hoặc không tìm đƣợc đơn vị có đủ chức năng thực hiện quan trắc.

3.5.2. Những bất cập trong xử lý chất thải rắn nguy hại bằng lò đốt

Một số bệnh viện không sử dụng hết công suất lò đốt, dẫn đến lãng phí năng lƣợng và làm tăng chí phí xử lý rác nếu vận hành lò đốt rác hàng ngày. Điều này dẫn đến tình trạng phải gom rác 2 - 3 ngày, thậm chí cả tuần để đủ rác thiêu đốt là

50

khá phổ biến đối với các bệnh viện tuyến Huyện.Điều này đã dẫn đến việc các bệnh viện lưu giữ chất thải lây nhiễm không theo quy định tại Thông tư 58/2015/TTLT- BYT-BTNMT vì theo quy định thì chất thải lây nhiễm được lưu giữ không quá 48 giờ trong điều kiện thông thường và không quá 7 ngày nếu được bảo quản dưới 80C (tất cả các bệnh viện đều không có tủ bảo ôn để bảo quản chất thải lây nhiễm).

Công tác bảo dƣỡng định kỳ chƣa đƣợc các Bệnh viện thực hiện tốt và đó có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều lò đốt rác bị xuống cấp nhanh chóng, đặc biệt là các lò Chuwastar.

Việc ngừng vận hành lò đốt để bảo dƣỡng hoặc sửa chữa dẫn đến tình trạng một lƣợng lớn CTR lây nhiễm tồn đọng trong bệnh viện mà khó có biện pháp xử lý thay thế theo đúng Quy định.

Quy trình kỹ thuật vận hành lò đốt nhìn chung không đƣợc tuân thủ nghiêm túc bởi người vận hành. Việc tùy tiện mở cửa lò khi nhiệt độ lò còn cao để nạp rác đƣợc cho là một trong những nguyên nhân khiến thành buồng Sơ cấp bị rạn nứt nhanh chóng, cửa lò nhanh bỉ hoen gỉ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình phù hợp quản lý và xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)