1.2. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
1.2.3. Hiện trạng quản lý CTRYT
1.2.3.1. Các cơ chế chính sách về quản lý chất thải y tế
Để quản lý hiệu quả chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế nhằm mục đích bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế nói riêng, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Quy chế này hướng dẫn các đơn vị trong ngành Y tế thực hiện công tác quản lý chất thải y tế.Trong quá trình thực hiện, Quy chế này bộc lộ một số điểm bất cập và đã đƣợc thay thế bằng Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế. Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT đáp ứng các yêu cầu về quản lý CTYT theo quy định của Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đồng thời tháo gỡ đƣợc những khó khăn, tồn tại và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTYT.
21
Trên cơ sở xác định những nhiệm vụ cụ thể với những giải pháp phù hợp theo lộ trình nhằm giải quyết cơ bản các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 1873/QĐ-BYT ban hành ngày 28/5/2009 về Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015. Đây là kế hoạch có tính chất tổng thể với mục tiêu chung là nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở y tế có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhằm bảo vệ sức khỏe của nhân viên y tế, cộng đồng dân cƣ và hạn chế đến mức thấp nhất các tác động gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường.
Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy định về Quản lý chất thải nguy hại. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011. Từ ngày 01/09/2015, Thông tƣ này đã đƣợc thay thế bằng Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Quyết định số 2038/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủngày 15/11/2011, phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 170/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/02/2012, Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025. Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức lập Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025.
Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015, Thông tƣ về quản lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Thông tư gồm VI chương và 36 điều quy định chi tiết việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và quản lý chất thải nguy hại. Ngoài ra mỗi chương sẽ có phụ lục mẫu văn bản kèm theo.
Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015, Quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Với bố cục gồm 5 Chương và 27 Điều, Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
22
đã đƣa ra các quy định cụ thể về quản lý CTYT từ khâu phát sinh cho đến khâu xử lý.
1.2.3.2. Phân loại, thu gom, lưu giữ CTRYT trong bệnh viện
Theo báo cáo tổng hợp kết quả Quan trác môi trường Y tế trên Toàn Quốc năm 2015 của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, quy trình thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời các loại chất thải rắn y tế bao gồm chất thải rắn lây nhiễm (sắc nhọn và không sắc nhọn), chất thải thông thường, chất thải tái chế đều được các Bệnh viện nghiêm túc thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý chất thải y tế ngay tại các khoa phòng. Tại nơi phát sinh chất thải đều có Hướng dẫn cách phân loại, thu gom chất thải y tế. Tuy nhiên, hầu hết các Bệnh viện vẫn còn một vài bộ phận, nhân viên không thực hiện thu gom CTRYT đúng theo Quy định, phổ biến là để lẫn CTRLN với CTRTT, túi thu gom không đúng màu đối với CTRLN. Những sai phạm nêu trên chủ yếu do ý thức thực hiện cán bộ nhân viên và thiếu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của bộ phận chức năng.
Dụng cụ thu gom CTRYT bao gồm túi và thùng thu gom chất thải không sắc nhọn chủ yếu đúng quy định về mầu sắc (với 2 mầu chủ đạo là mầu Xanh và mầu Vàng đối với túi và mầu Vàng và mầu Đỏ đối với thùng nhựa). Hầu hết các Bệnh viện sử dụng loại túi thông thường, vật liệu PVC (trên 70% Bệnh viện). Các thùng thu gom lót túi tại các xe tiêm hầu nhƣ không sử dụng nắp đậy.
Hầu hết các Bệnh viện sử dụng dụng cụ thu gom CTRLN sắc nhọn là loại hộp cacton (chỉ sử dụng 1 lần) hoặc nhựa (tái sử dụng) và mới chỉ đáp ứng quy định của Quy chế quản lý chất thải y tế về tiêu chí là vật liệu cứng, có khả năng chống thấm (khoảng 89% BV). Một số tiêu chí khác nhƣ hộp có nắp, có quai, mầu vàng, có dòng chữ và biểu tƣợng thì chỉ khoảng 70% Bệnh viện có dụng cụ thu gom đáp ứng. Số Bệnh viện sử dụng dụng cụ thu gom không đúng quy định (khoảng 10%
Bệnh viện) là các chai nhựa đựng nước uống như chai nước Lavie. Các hộp/xô bằng nhựa hay kim loại tái sử dụng (có hoặc không lót túi) đang đƣợc nhiều Bệnh viện sử dụng do tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, nguy cơ tai nạn thương tích do vật sắc
23
nhọn lây nhiễm gây ra đối với nhân viên thu gom, vận chuyển là khá cao nếu không có quy trình thu gom, tái sử dụng an toàn và đƣợc giám sát chặt chẽ.
Dụng cụ vận chuyển CTRYT trong các Bệnh viện chủ yếu gồm xe kim loại không có nắp dùng để vận chuyển CTRYT và thùng nhựa có bánh xe, có nắp đậy dùng để vận chuyển CTRLN. Một số Bệnh viện không thực hiện thu gom CTRYT tập trung tại khoa phòng thường thì không sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng mà xách tay khi vận chuyển CTRYT từ nơi phát sinh đến nơi tập trung rác của Bệnh viện.
Các bệnh viện tuyến Trung ương đều có nhà lưu giữ CTRYT và có buồng lạnh lưu giữ CTRLN. Chỉ có khoảng 65% Bệnh viện 2 tuyến Tỉnh/TP và tuyến Huyện/Khu vực có nhà lưu giữ CTRLN, trong đó khoảng 15% Bệnh viện có buồng lạnh. Còn có tình trạng khá phổ biến đối với bệnh viện tuyến huyện là CTRLN đƣợc lưu giữ tập trung ngay trên sàn nhà khu vực lò đốt rác trong khi chờ thiêu đốt trong ngày hoặc CTRLN không được lưu giữ trong buồng lạnh trong khi chờ thiêu đốt (tới 2 -3 ngày). Việc thiếu nhà lưu giữ CTRYT tạm thời trong số các Bệnh viện đang sử dụng lò đốt đƣợc cho là từ nhận thức của các Bệnh viện cho rằng không cần thiết do rác thải đƣợc xử lý ngay trong ngày.