Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình phù hợp quản lý và xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

- Tra cứu các số liệu trong sổ giao nhận chất thải rắn của các bệnh viện để tính toán số lƣợng phát sinh trung bình hàng ngày.

- Tra cứu số liệu trong sổ nhật ký vận hành lò đốt để tính toán lƣợng chất thải nguy hại đƣợc xử lý trung bình hàng ngày và đánh giá hiện trạng vận hành lò đốt của các bệnh viện.

- Thu thập các tài liệu đào tạo, tập huấn về công tác quản lý chất thải rắn của các bệnh viện.

- Thu thập các tài liệu kỹ thuật của lò đốt để đánh giá công nghệ, hiệu quả xử lý hiện tại của lò đốt và khả năng vận hành của nhân viên phụ trách lò đốt.

32

- Thu thập thông tin trong các hợp đồng mua bán, thu gom và xử lý chất thải rắn để tính toán lƣợng chất thải rắn bệnh viện phải thuê đơn vị khác vận chuyển đi xử lý bên ngoài.

2.3.2.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Điều tra thành phần và số lƣợng chất thải phát sinh hàng ngày tại các khoa phòng chuyên môn của bệnh viện dựa vào số liệu ghi chép hàng ngày của các bệnh viện.

- Điều tra và quan sát thực tế về các trang thiết bị hiện có, tình hình thực hiện các nội dung trong Quy chế quản lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại các khoa phòng chuyên môn nói riêng và của toàn bệnh viện nói chung.

- Khảo sát thực tế hệ thống xử lý chất thảirắn tại khu vực lò đốt trong từng bệnh viện.

- Quan sát thực tế nhân viên phụ trách vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn tại khu vực lò đốt trong bệnh viện.

- Phỏng vấn trực tiếp những cán bộ phụ trách công tác thu gom, lưu trữ vàxử lý CTRYT của bệnh viện.

2.3.3.Phương pháp đánh giá 2.3.3.1. Đánh giá công tác quản lý

Khảo sát thực tế, thu thập thông tin, hình ảnh về hiện trạng quản lý CTRYT tại các khoa phòng chuyên môn của bệnh viện. Đánh giá các khoa phòng thực hiện những quy định trong Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT về Quản lý CTRYT ban hành ngày 31/12/1015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, dựa trên những tiêu chí sau:

- Phân loại ngay tại nơi phát sinh: CTRYT nguy hại và CTRYT thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh

- Phân loại, thu gom đúng quy định: Từng loại CTRYT phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các CTRYT nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ,

33

thiết bị lưu chứa. Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.

- Bảng hướng dẫn phân loại, thu gom tại nơi phát sinh: Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.

- Sổ theo dõi lƣợng chất thải rắn phát sinh hàng ngày: Mỗi khoa, phòng phải ghi chép số lƣợng các loại chất thải phát sinh hàng ngày.

- Vị trí thu gom tập trung tạm thời tại Khoa/Phòng: Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng CTRYT cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng.

- Vị trí thu gom tập trung tạm thời đúng quy định: Vị trí thu gom tạm thời phải được bố trí các thùng đựng CTRYT cho từng loại chất thải tương ứng.

- Vận chuyển bằng xe/thùng chuyên dụng tới khu vực quy định: Túi chất thải phải buộc kín miệng và đƣợc vận chuyển bằng xe/thùng chuyên dụng; không đƣợc làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.

- Xử lý sơ bộ chất thải lây nhiễm cao: Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.

- Tần suất thu gom, vận chuyển ít nhất 1 lần/ ngày: Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày.

2.3.3.2. Đánh giá cơ sở vật chất và trang thiết bị thu gom CTRYT

Khảo sát thực tế, thu thập thông tin, hình ảnh về hiện trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị thu gom CTRYT tại các khoa phòng chuyên môn của bệnh viện. Đánh giá về mặt chất lƣợng những trang thiết bị có đạt hay không đạt những quy định trong Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT về Quản lý CTRYT ban hành ngày 31/12/1015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, dựa trên những tiêu chí sau:

- Túi/thùng đựng CTR thông thường: Đựng trong túi màu xanh hoặc trong thùng màu xanh và có lót túi màu xanh. Mặt ngoài túi/ thùng đựng phải có biểu

34

tượng chỉ loại chất thải lưu chứa với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu.

- Túi/thùng đựng CTR đƣợc phép thu gom, tái chế: Đựng trong túi màu trắng hoặc trong thùng màu trắng có lót túi màu trắng.Mặt ngoài túi/ thùng đựng phải có biểu tượng chỉ loại chất thải lưu chứa với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu.

- Thùng/hộp đựng CTR lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp kháng thủng màu vàng. Mặt ngoài thùng/hộp đựng phải có biểu tƣợng chỉ loại chất thải lưu chứa với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu.

- Túi/thùng đựng CTR lây nhiễm khác: Đựng trong túi màu vàng hoặc trong thùng màu vàng có lót túi màu vàng. Chất thải giải phẫu đựng trong 2 lần túi màu vàng hoặc trong thùng màu vàng có lót túi màu vàng. Mặt ngoài túi/ thùng đựng phải có biểu tượng chỉ loại chất thải lưu chứa với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu.

- Túi/thùng đựng chất thải hoá học nguy hại: Đựng trong túi màu đen hoặc trong thùng màu đen có lót túi màu đen. Mặt ngoài túi/ thùng đựng phải có biểu tượng chỉ loại chất thải lưu chứa với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu.

- Túi/thùng đựng CTR phóng xạ: Đựng trong túi màu đen hoặc trong thùng màu đen có lót túi màu đen. Mặt ngoài túi/ thùng đựng phải có biểu tƣợng chỉ loại chất thải lưu chứa với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu.

- Xe/thùng thu gom CTR: Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu đƣợc va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lƣợng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 Lít trở lên cần có bánh xe đẩy. Mặt ngoài thùng đựng phải có biểu tượng chỉ loại chất thải lưu chứa.

- Nhà lưu giữ CTR: Phải có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn

35

chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn. Phải bố trí vị trí phù hợp để đặt các dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.

Đánh giá về mặt số lƣợng những trang thiết bị có đạt hay không đạt những quy định trong Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT về Quản lý chất thải y tế ban hành ngày 31/12/1015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, dựa trên những tiêu chí sau:

- Túi/thùng đựng chất chất thải chỉ chứa lƣợng chất thải đầy tới 3/4 mức chứa.

- Đủ số lƣợng túi/thùng đáp ứng nhu cầu tất cả các khoa/phòng, các khu vực tập trung tạm thời và khu vực lưu trữ chất thải rắn.

2.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu

- Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc, cùng với các số liệu khảo sát thực tế tiến hành phân tích, tổng hợp, xử lý nguồn số liệu.

- Sử dụng phần mềm Word và Excel để xử lý thông tin số liệu và đƣợc thể hiện dưới các dạng bảng, biểu, sơ đồ.

36

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình phù hợp quản lý và xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)