CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.6. Đề xuất mô hình quản lý, xử lý phù hợp
Qua những nghiên cứu nêu trên, luận văn đề xuất mô hình quản lý và xử lý CTRYT cho những bệnh viện tuyến huyện nhƣ sau:
* Về mặt quản lý:
Thực hiện công tác phân loại, thu gom chất thải tại nơi phát sinh đúng yêu cầu theo Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/1015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khi thực hiện tốt công tác này sẽ giúp các quá trình xử lý tiếp theo đƣợc hiệu quả. Lƣợng chất thải rắn phải xử lý có thể đƣợc giảm thiểu, chất thải cho mục đích tái chế tăng lên kéo theo chi phí xử lý chất thải giảm xuống.
Trang bị đầy đủ các trang thiết bị và vật tƣ để thu gom, vận chuyển đảm bảo chất lƣợngtheo Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Đặc biệt là vật liệu túi đựng chất thải lây nhiễm không đƣợc làm từ nhựa PVC để tránh phát thải đioxin/furan trong quá trình xử lý. Các trang thiết bị, vật tƣ này giúp quá trình phân
51
loại và thu gom đƣợc thuận lợi và an toàn, tránh lây nhiễm chéo trong các khu vực trong bệnh viện.
Khu vực lưu giữ đối với từng loại chất thải phải được xây dựng riêng biệt. Đối với chất thải thông thường và chất thải lây nhiễm, khu vực lưu giữ phải cách xa nhà ăn, lối đi, nơi đông người, có biển báo, có mái che và động vật gặm nhấm không thể xâm nhập được vào trong. Phải có nhà lạnh khi lưu giữ chất thải lây nhiễm.
Tăngcường công tác tập huấn, đào tạo cho cán bộ, nhân viên y tế nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về công tác quản lý CTRYT.
Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên và có chế tài khen thưởng, xử phạt đối với tập thể, cá nhân trong đơn vị để khuyến khích và đảm bảo công tác quản lý CTRYT đƣợc thực hiện nghiêm túc.
Tuyên truyền, nhắc nhở bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về kiến thức và ý thức giữ gìn vệ sinh trong bệnh viện, cùng tham gia vào công tác quản lý CTRYT.
Thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo đúng các quy định của nhà nước nhằm phòng ngừa các nguy cơ rủi ro đối với môi trường và sức khỏe.
* Về mặt xử lý CTR:
Đối với chất thải thông thường, chất thải tái chế, chất thải hóa học nguy hại và chất thải nguy hại khác, bệnh viện bố trí các khu vực lưu giữ riêng, có trang bị các thùng đựng đúng quy định. Lƣợng chất thải này bệnh viện tiếp tục hợp đồng với công ty có chức năng vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
Đối với rác thải y tế nguy hại, các bệnh viện vẫn đang tự xử lý theo điều kiện trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện có. Cùng với đó là mối nguy hiểm tiềm ẩn do nguy cơ phát thải đioxin/furan và các chất độc hại ra môi trường. Để triệt tiêu đioxin/furan phát sinh trong quá trình xử lý, nhiệt độ buồng thứ cấp phải đạt từ 1050 độ C trở lên, nhƣng các lò đốt của bệnh viện đa số không đạt đƣợc tiêu chí đó do đầu phun nhiên liệu hỏng hoặc các sự cố khác. Theo số liệu phân tích khí thải lò đốt CTRYT năm 2015 của Viện sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường thì tại các lò đƣợc quan trắc đều có nồng độ đioxin/furan vƣợt tiêu chuẩn cho phép. Mặc dù các lò đƣợc quan trắc nói trên là những lò đang còn trong tình trạng hoạt động rất tốt. Vì
52
vậy, việc đầu tƣ sửa chữa hoặc thay mới các lò này là lãng phí, không hiệu quả và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho môi trường và sức khỏe rất lớn. Mặt khác, trên địa bàn các huyện này đều chƣa có đơn vị có chức năng thu gom, xử lý loại chất thải này.
Từ những nghiên cứu về hiện trạng của bệnh viện, luận văn đề xuất mô hình xử lý theo cụm bệnh viện cho những bệnh viện huyện có khoảng cáchvị trí địa lý phù hợp trong cùng một tỉnh. Mô hình này cũng phù hợp với nội dung quy hoạch của Quyết định số 170/QĐ-TTgngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025. Thay vì nguồn vốn dùng cho đầu tƣ, sửa chữa hệ thống xử lý CTRYT nguy hại cho từng bệnh viện sẽ tập trung đầu tƣ cơ sở xử lý CTRYT nguy hại đặt tạimột bệnh viện huyện ở vị trí có khoảng cách vận chuyển hợp lý.Hệ thống xử lý CTRYT đƣợc đề xuất đầu tƣ gồm một lò đốt công nghệ hiện đại có công suất lớn và một hệ thống xử lý vi sóng tích hợp nghiền cắt trong. Cùng với thiết bị xử lý nêu trên là các trang thiết bị và nhân lực để thu gom, vận chuyển và vận hành hệ thống xử lý CTRYT. Để hoạt động hiệu quả, mô hình trên cần phải có những tiêu chí sau:
- Hệ thống xử lý có công suất đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai trong từ 5-10 năm tới của cả cụm.
- Lò đốt có tính năng, thông số kỹ thuật và nồng độ khí thải đáp ứng các yêu cầu trong QCVN 02:2012/BTNMT.
- Có hệ thống xử lý khí thải phát sinh của quá trình xử lý bằng công nghệ vi sóng.
- Phương tiện thu gom, vận chuyển phải đảm bảo đúng quy định theo Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
- Nhân viên thu gom và vận hành hệ thống xử lý phải đƣợc đào tạo chuyên môn.
- Hệ thống xử lý phải được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hiệu quả xử lý.
53
- UBND tỉnh tạo điều kiện về mặt nguồn vốn, thủ tục hành chính và hành lang pháp lý để bệnh viện đƣợc chọn làm điểm xử lý cụm có chức năng hoạt động xử lý CTRYT cho các bệnh viện trong cụm của mình.
Mô hình xử lý CTRYT nguy hại theo cụm bệnh viện đƣợc mô tả tóm tắt qua sơ đồ hình 7.
54
Hình 7. Sơ đồ mô hình đề xuất xử lý CTRYT nguy hại theo cụm bệnh viện Ghi chú:
--- Quy trình đã đƣợc thực hiện nhƣng cần khắc phục một số hạn chế;
___ Quy trình chƣa đƣợc thực hiện.
Phân loại chính xác từng loại chất thải rắn y tế tại nơi phát sinh
Vật tƣ, dụng cụ thu gom
Khu vực tập trung tạm thời tại khoa/phòng
Khu vực lưu giữ đúng quy định của toàn bệnh viện
Thiết bị, phương tiện
vận chuyển
Cơ sở xử lý CTR nguy hại lây nhiễm cho cụm bệnh viện
Phương tiện vận chuyển chuyên dụng
55