Đổi mới và hoàn thiện quá trình sắp xếp nhân sự và giải quyết lao động dôi dư sau cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quá trình chuyển đổi sang Công ty cổ phần của Công ty tư vấn xây dựng điện 1 và các giải pháp hoàn thiện sau cổ phần hoá (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

1.5. CÁC VẤN ĐỀ CẦN HOÀN THIỆN SAU KHI CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP

1.5.2. Đổi mới và hoàn thiện quá trình sắp xếp nhân sự và giải quyết lao động dôi dư sau cổ phần hóa

Khi đi vào hoạt động theo hình thức mới sau chuyển đổi, công ty cổ phần có rất nhiều việc phải giải quyết để đi vào ổn định sản xuất kinh doanh, từ việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, hoàn thiện bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất đến công tác hoàn thiện tổ chức sắp xếp cơ cấu lại nhận sự, lao động của công ty cho phù hợp. Một trong những công tác cơ bản của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa nói chung là việc đổi mới và hoàn thiện quá trình sắp xếp và giải quyết lao động dôi dư sau cổ phần hóa.

Trên cơ sở phương án sắp xếp lao động dôi dư của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp phải tiếp tục xử lý những vấn đề liên quan đến lao động dôi dư của doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của

người lao động theo luật định. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có những chính sách, phương án phù hợp và đó là trách nhiệm của đội ngũ quản lý doanh nghiệp đối với người lao động.

1.5.2.1. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty cổ phần:

a) Tiếp nhận số lao động và toàn bộ hồ sơ có liên quan của người lao động chuyển sang, bao gồm:

- Số lao động mà hợp đồng lao động đang còn thời hạn;

- Số lao động đang nghỉ theo 3 chế độ bảo hiểm xã hội (ốm đau; thai sản;

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) mà hợp đồng lao động đang còn thời hạn;

- Số lao động có điều kiện về tuổi đời, sức khỏe thuộc diện đi đào tạo lại nghề để tiếp tục làm việc ở công ty cổ phần theo nhu cầu của công ty;

b) Tiếp tục thực hiện những cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết trước đó với người lao động theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức đào tạo lại nghề cho người lao động thuộc diện đào tạo lại nghề để tiếp tục làm việc ở công ty cổ phần.

d) Đối với những người lao động được công ty cổ phần tuyển dụng mới thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

1.5.2.2. Chính sách đối với người lao động mất việc làm:

Người lao động mất việc làm trong 12 tháng kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp do thực hiện cơ cấu lại theo tiết a khoản 8 Điều 36 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP được giải quyết như sau:

a) Đối với người lao động bị mất việc làm từ ngày 31/12/2005 trở về trước:

- Người lao động thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ- CP đã được sửa đổi bổ sung thì được hưởng chính sách đối với lao động dôi dư được quy định cụ thể tại Nghị định này và Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22/11/2004 của Bộ Lao động–Thương binh

và Xã hội. Nguồn chi trả các chính sách này do Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ.

- Các đối tượng lao động mất việc, thôi việc còn lại được hưởng trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật lao động. Kinh phí hỗ trợ từ tiền thu của Nhà nước do cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước quy định tại Điều 35 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP.

b) Đối với người lao động bị mất việc làm sau ngày 31/12/2005:

- Trong 12 tháng kể từ ngày Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu do nhu cầu tổ chức lại sản xuất kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang bị mất việc làm hoặc thôi việc, kể cả người lao động tự nguyện thôi việc, thì người lao động được giải quyết trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động; hoặc trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động.

- Nguồn chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc được hỗ trợ từ tiền thu của Nhà nước do cổ phần hoá doanh nghiệp, hoặc quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp quy định tại Điều 35 của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP và Mục VI (quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hoá) của Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP.

Trường hợp người lao động từ công ty nhà nước chuyển sang công ty cổ phần bị mất việc làm hoặc thôi việc trong thời gian từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 5 kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người lao động được trợ cấp mất việc làm theo Điều 17 hoặc trợ cấp thôi việc theo Điều 42 của Bộ luật Lao động. Công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp trên theo quy định của Bộ luật Lao động, số còn lại được thanh toán từ tiền thu của Nhà nước do cổ phần hoá công ty nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP. Hết thời hạn trên công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán

toàn bộ trợ cấp thôi việc hoặc mất việc cho người lao động kể cả thời gian trước đó người lao động đã làm việc cho khu vực Nhà nước.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quá trình chuyển đổi sang Công ty cổ phần của Công ty tư vấn xây dựng điện 1 và các giải pháp hoàn thiện sau cổ phần hoá (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)