KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CÔNG TY SAU CỔ PHẦN HÓA

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quá trình chuyển đổi sang Công ty cổ phần của Công ty tư vấn xây dựng điện 1 và các giải pháp hoàn thiện sau cổ phần hoá (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

1.6. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CÔNG TY SAU CỔ PHẦN HÓA

Hai trong số các CTCP niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam khi thị trường này bắt đầu đi vào hoạt động năm 2000 là CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH) ở miền Trung và CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) ở miền Bắc. Cả hai đều tăng trưởng ổn định sau khi tiến hành cổ phần hóa.

1.6.1. CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH):

VSH là DNNN thành lập năm 1991, EVN có chủ trương chọn VSH làm đơn vị thí điểm cổ phần hóa. CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh ra đời vào tháng 5/2005 sau 17 tháng tiến hành chuyển đổi. Người lao động mua 1,26% cổ phần, Nhà nước nắm 60%, còn lại là cổ đông bên ngoài 38,74%. Năm 2006, CTCP VSH tăng trưởng nhanh, mực nước các hồ chứa đều đạt đỉnh cao, Sản lượng điện sản xuất đạt mức cao, điện sản xuất đạt 68,4%/năm là 513,6 triệu kWh điện thương phẩm đạt 69,9%/ trên kế hoạch năm là 509,3 triệu kWh, điện tự dùng đạt 0,8%, lợi nhuận sau thuế đạt 84,8%/kế hoạch năm.

Kế hoạch sản xuất năm 2006 sản lượng đạt 750 triệu kWh; tỷ suất lợi nhuận trên vốn 18,9%; chia cổ tức 14%; Thu nhập bình quân người lao động 3.500.000 đồng/người.

Khi đã hội tụ đủ các yếu tố để tham gia TTCK, ngày 8/7/2006, VSH chính thức được cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu trên TTCK tại TTGDCK

TP.HCM. Với vốn điều lệ 1.250 tỷ đồng, ngay sau khi niêm yết VSH được các nhà đầu tư rất quan tâm và đánh giá đây là một trong những cổ phiếu đầu tầu của TTCK.

Theo Nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2005 và 9 tháng đầu năm 2006 của VSH, công ty đạt mức tăng trưởng cao, doanh thu tăng 35%, sản phẩm chính tăng 25%.

0 50 100 150 200 250

Tong doanh thu 196,4 151,6 144,2 172,7

Loi nhuan sau thue 88,9 114,3 85,7 120,6

2005 QI/2006 QII/2006 QIII/2006 Ty dong

Biểu đồ 1.7.1 Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VSH

Như vậy sau hơn 21 tháng tiến hành cổ phần hoá giá trị sản lượng điện sản xuất và doanh thu đều tăng 2,4 lần. Điển hình trong 6 tháng đầu năm 2006 có nhiều thuận lợi, mực nước các hồ chứa đều đạt đỉnh cao, do đó sản lượng điện sản xuất đạt 68,4%/năm là 513,6 triệu kWh, điện thương phẩm đạt 69,9%/

KH năm là 509,3 triệu kWh, điện tự dùng đạt 0,8%, lợi nhuận sau thuế đạt 84,8%/KH năm. Thu nhập bình quân người lao động 3,4 triệu đồng/người/tháng. Các dự án công ty đang đầu tư xây dựng thực hiện trong năm 2006 là: Đã lập hồ sơ các dự án thủy điện Đồng Cam (tại tỉnh Phú Yên) và Vĩnh Sơn 2 (tại tỉnh Bình Định) trình Bộ Công nghiệp để phê duyệt quy hoạch. Đang lập dự án đập phụ A3 (thủy điện Vĩnh Sơn). Đang trình hồ sơ dự án Thượng KonTum để Bộ Công nghiệp phê duyệt. Triển khai góp vốn xây dựng dự án thủy điện Bắc.Hà (Lào Cai), công suất lắp máy 90MW, điện lượng bình quân 378GWh, tổng mức đầu tư 1.414 tỷ đồng.

1.6.2. CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PCC):

Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại cũng thành công khi tiến hành cổ phần hóa.

Cổ phần hóa trở thành giải pháp hữu hiệu tăng vốn và đầu tư đổi mới công nghệ. Tổng số vốn điều lệ tại thời điểm cổ phần hóa của CTCP Nhiệt điện Phat Lại là 3.107 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 78,41% cổ phần, cán bộ trong doanh nghiệp nắm giữ 1,54%, còn lại là các cổ đông ngoài doanh nghiệp.

Ngành nghề hoạt động chủ yếu sau cổ phần hóa là sản xuất kinh doanh điện năng.

Trước khi cổ phần hóa, nhà máy là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên cơ chế hoạt động còn hạn chế, tính năng động, tính tự chủ của cán bộ công nhân viên chưa cao. Lực lượng lao động còn đông....Thực tế cho thấy nếu như trước khi cổ phần hóa, số lao động có tên trong danh sách là 2.488 người, sau khi chuyển sang công ty cổ phần là 2.215 người được chọn lọc từ những cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ chuyên môn cao, nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Về sản xuất, với 2 nhà máy Phả Lại 1 và Phả Lại 2 với sản lượng trung bình hàng năm khoảng 6 tỷ kWh, công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại sẽ đóng góp khoảng 10% Tổng sản lượng điện của cả nước và 40% sản lượng điện Miền Bắc, có vị trí quan trọng trong cung cấp điện ổn định đặc biệt là vào mùa khô và vào những năm hạn hán. 6 tháng đầu năm 2006 (từ 26/01/2006 đến 30/6/2006) sản lượng điện sản xuất: 3.717.808.150kWh đạt 55,48% kế hoạch năm. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong sản xuất điện đều đạt và vượt kế hoạch, lợi nhuận 6 tháng đạt 508 tỷ đồng/475 tỷ đồng (KH năm), đạt 106,9% KH năm. Thu nhập bình quân đạt 2.636.000đồng/người/tháng.

0 500 1000 1500 2000 Ty dong

Loi nhuan sau thue 120,1 125,6 114,1 202,4 305,9 311,7 Tong doanh thu 486,1 484,7 1241,8 722,1 1020,8 1256,9

năm 2003

năm 2004

năm 2005

QuýI/2 006

QuýII/

2006

QuýIII/

2006

Biểuđồ 1.7.2 Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PPC

Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, các chỉ tiêu kinh tế của Công ty đều có mức tăng trưởng cao. Quý III/2006, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế gấp gần 3 lần các chỉ tiêu tương ứng năm 2003. Công ty đã trở thành một trong những công ty có cổ phiếu niêm yết lớn nhất tại thời điểm đó. Việc giao dịch cổ phiếu trên (HASTC) đã tạo nhiều cơ hội cho công ty phát triển sản xuất kinh doanh, có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể nói, thành công PPC đạt được mở ra một hướng đi mới cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn huy động vốn đầu tư và đổi mới công nghệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước làm thay đổi căn bản trên ba mặt đối với doanh nghiệp nhà nước:

Thứ nhất: Chuyển hoá từ đơn sở hữu sang đa sở hữu doanh nghiệp, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của những người góp vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai: Thay đổi căn bản về tổ chức các quan hệ quản lý nội bộ doanh nghiệp. Với cơ cấu tổ chức mới, có sự phân công, phân cấp và giám sát lẫn nhau chặt chẽ.

Thứ ba: Thay đổi căn bản về quan hệ quản lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Từ chỗ doanh nghiệp bị chi phối toàn diện trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, sang quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng và tính chịu trách nhiệm được đề cao.

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1 TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CPH

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quá trình chuyển đổi sang Công ty cổ phần của Công ty tư vấn xây dựng điện 1 và các giải pháp hoàn thiện sau cổ phần hoá (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)