Bố trí và sắp xếp lại lao động trong Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quá trình chuyển đổi sang Công ty cổ phần của Công ty tư vấn xây dựng điện 1 và các giải pháp hoàn thiện sau cổ phần hoá (Trang 78 - 84)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

2.3. PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1

2.3.3. Bố trí và sắp xếp lại lao động trong Công ty

Trên cơ sở các quy định của Nhà nước về sắp xếp lao động trước và sau khi cổ phần hoá, đồng thời khuyến khích người lao động tự nguyện xin thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ chờ hưu hoặc chuyển vị trí công tác khác phù hợp với sức khoẻ và trình độ, Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 đã lập phương án sắp xếp lao động khi chuyển sang công ty cổ phần theo nguyên tắc phải đảm bảo được các yêu cầu: trình độ đào tạo; sức khoẻ; năng lực và trình độ chuyên

môn nghiệp vụ; tuổi đời và thâm niên công tác.. . Phương án sắp xếp đã được Tập đoàn điện lực Việt Nam - Chủ sở hữu vốn Nhà nước tại công ty thẩm định và phê duyệt.

Công ty đã thành lập Hội đồng sắp xếp lại lao động, thành phần Hội đồng bao gồm: Giám đốc đơn vị làm chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch công đoàn đơn vị làm Phó chủ tịch Hội đồng, Trưởng các phòng ban nghiệp vụ có liên quan làm uỷ viên Hội đồng và thành lập tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồng. Tổ trưởng là ủy viên thường trực của Hội đồng đại diện là Ông Phó Trưởng phòng Tổ chức lao động của công ty.

Hội đồng đã nghiên cứu các chế độ chính sách đối với người lao động khi cổ phần hoá, tuyên truyền động viên người lao động thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về thực hiện cổ phần hoá và giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư.

2.3.3.1. Kế hoạch sắp xếp, phân loại lao động trong Công ty

Công ty Tư vấn Xây dựng Điên 1 thực hiện cổ phần hóa trong điều kiện việc làm và doanh thu đang có chiều hướng giảm sút, đặc biệt là công tác khảo sát. Trong những năm qua, một phần do công việc nhiều, một phần để giải quyết tạm thời việc làm cho con em CBCNV nên tại nhiều Đơn vị, Xí nghiệp số lao động đã gia tăng đáng kể và vượt trội so với nhu cầu sử dụng.

Là một Công ty tư vấn chuyên ngành, việc làm có tính chất chuyên môn sau và hầu hết tập trung ở hai lĩnh vực khảo sát và thiết kế nên khi chuyển đổi cơ cấu và thực hiện cổ phần hóa, công tác sắp xếp việc làm cho lao động dôi dư là không dễ dàng. Do đó, Công ty xã định để có cơ cấu lao động hợp lý, tạo điều kiện cho Công ty tồn tại, phát triển sau khi cổ phần hóa, số lao động hiện có cần được giảm biên không ít hơn 20% tương đương với 300 người.

Trong tiến trình cổ phần hóa, nếu Công ty không giải quyết được số lao động trên thì sau đó Công ty cổ phần cũng sẽ phải cắt giảm tiếp biên chế để số lượng lao động của Công ty cổ phần bước đầu chỉ còn 1300 người. Mặt khác nếu giải quyết được số lao động trên trong năm 2006 thì người lao động sẽ được

hưởng nhiều quyền lợi theo chế độ khuyến khích Nhà nước quy định trong NĐ 41/CP của Chính phủ. Sau năm 2006 Nghị định này sẽ hết hiệu lực thi hành, người lao động phải giảm biên sau đó sẽ chịu nhiều thiệt thòi.

Để thực hiện tốt mục tiêu giảm biên trên đây, Công ty đã đưa ra quy định tiêu chí phân loại lao động cho đối tượng được xem xét tiếp tục làm việc trong Công ty và biện pháp thực hiện cụ thể như sau:

a. Tiêu chí phân loại lao động.

Bao gồm 4 tiêu chí phân loại theo chất lượng lao động, cách phân loại, xác định điểm chất lượng lao động cho từng trường hợp cụ thể:

a1. Phân loại theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề: Theo tiêu chi này, các đơn vị Xí nghiệp trong công ty căn cứ vào danh mục 10 nhóm chức danh lao động tại bảng chấm điểm K trong quy chế trả lương hiện hành của Công ty (theo quyết định 285/EVN-TCDD1.3 ngày 14/5/2004) để xác định điểm về trình độ chuyên môn, tay nghề cho từng lao động trong Công ty.

a2. Phân loại lao động theo năng suất lao động, hiệu quả công tác: Căn cứ vào hệ số điểm K trung bình cụ thể của từng lao động trong năm 2005 để tính.

a3. Phân loại lao đọng theo sức khỏe: Tiêu chí này được định lượng chủ yếu dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế của người lao động, trong đó lấy sức khỏe đáp ứng nhu cầu công việc làm căn cứ:

- Những người có đủ sức khỏe xép loại I-III tại các kỳ khám sức khỏe hàng năm để làm tốt công việc theo chức danh, ngành nghề được đào tạo thì xếp laoij A và được chấm 5 điểm về sức khỏe.

- Những người không bệnh tật nhưng không có đủ sức khỏe để đảm đương công việc theo chức danh ngành nghề được đào tạo, chỉ đảm nhận một phần việc thì xếp loại B và được 3 điểm về sức khỏe.

- Những người không có đủ sức khỏe để đáp ứng nhu cầu công việc theo chức danh, ngành nghề được đào tạo hoặc năm 2005 sức khỏe chỉ đạt loại IV theo kết luận của bác sỹ thì xép loại C, được 0 điểm.

a4. Tiêu chí về tinh thần, thái độ công tác, ý thức tổ chức kỷ luật: Việc phân loại để đánh giá chất lượng lao động ở tiêu chí này là căn cứ vào thành tích thi đua năm 2005 mà người lao động đã đạt được, cụ thể:

- Những người có thành tích xuất xắc trong công tác được phong danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp trở lên là diện gương mẫu, đạt 10 điểm.

- Những người có thành tích cao trong công tác được tặng danh hiệu lao động giỏi, là diện có tinh thần, thái độ công tác, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, đạt 5 điểm.

- Những người không đạt danh hiệu lao động giỏi hoặc có vi phạm kỷ luật là diện xếp loại cần phấn đấu, chỉ đạt 1 điểm.

b. Nguyên tắc phân loại lao động:

Việc phân loại lao động phải được tiến hành công khai, dân chủ từ tổ, đội, phòng, ban đến Xí nghiệp và toàn Công ty; Trên cơ sở công tác tuyên truyền, giải thích được làm tốt để người lao động thấy được mục đích cuối cùng của việc phân loại lao động là vì chính lợi ích của bản thân từng người trong hoàn chảnh cụ thể của mình và trong bối cảnh chuyển đổi môi trường làm việc từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần.

Trong mối trường công tác mới, mức thu nhập của người lao động sẽ được phân hóa rất mạnh theo mức độ phức tạp cụ thể của từng công việc. Số lượng lao động làm những việc đơn giản do cung nhiều hơn cầu nên mức lương sẽ chỉ cao hơn chút ít so với việc tương tự ngoài xã hội. Đây là một thực tế mà những người lao động thuộc diện này phải cân nhắc, chủ động quyết định sớm nên ở lại làm việc hay về nghỉ hưởng chế độ theo Nghị định 41/CP. Sau khi Công ty cổ phần hoạt động, nếu thôi việc sẽ không còn chế độ ưu đãi theo Nghị đinh 41/CP (hết hiệu lực vào ngày 31/12/2006).

c. Quy trình phân loại lao động:

Bước 1:

Các Xí nghiệp, đơn vị trực thuộc thành lập Ban chỉ đạo tuyên truyền, phân loại lao động do thủ trưởng các đơn vị làm trưởng Ban, các ủy viên là đại diện

cấp ủy, Chủ tịch công đoàn và các thành viên khác có liên quan như cán bộ nhân sự, y tế....

Bước 2:

Tổ chức tuyên truyền sau rộng để người lao động hiểu rõ ý nghĩa của việc phân loại lao động và các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi Công ty chuyển thành Công ty cổ phần.

Bước 3:

Các đơn vị sản xuất và các Xí nghiệp căn cứ phương án sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trong năm 2007 - 2010 để xác định số lượng lao động cần sử dụng sau khi cổ phần hóa Công ty.

Các đơn vị phải căn cứ vào kế hoạch doanh thu dự kiến trong các năm 2007 - 2010 mà đơn vị có thể đạt được và tổng số lao động thường xuyên trong đơn vị để xác định năng suất lao động biểu kiến cần đạt từ đó tính ra số lao động cần dùng.

Năng suất lao động biểu kiến trong các năm 2007 - 2010 không được thấp hơn năng suất bình quân các năm 2001 - 2005 của đơn vị (năng suất lao động thấp sẽ triệt tiêu khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần).

Bước 4:

Khi đã xác định được lao động đơn vị cần sử dụng sau khi Công ty cổ phần hóa, Ban chỉ đạo sắp xếp lao động phát cho mỗi người lao động một phiếu khảo sát (theo mẫu Công ty ban hành) và hướng dẫn người lao động nghiên cứu kỹ nhu cầu lao động trong tương lai gần của đơn vị, thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của mình theo chuyên môn đã được đào tạo, những lợi ích của bản thân để tự ghi ý kiến đánh giá vào phiếu khảo sát.

Khi phiếu được thu hồi, Ban chỉ đạo căn cứ nhu cầu cần sử dụng lao động của đơn vị để xem xét từng trường hợp cụ thể.

Bước 5:

Các đơn vị lập danh sách lao động cần sử dụng, danh sách lao động không cần sử dụng và đưa ra lấy ý kiến tham khảo tại hội nghị CNVC bất thường của đơn vị.

Ban chỉ đạo sắp xếp lao động của đơn vị có trách nhiệm phân tích, giải thích, trả lời những ý kiến thắc mắc của người lao động, để người lao động hiểu được mục đích, bản chất và quyền lợi của mình trong việc phân loại lao động.

Đối chiếu với các nguyên tắc, các chỉ tiêu tuyển dụng lao động và tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ cũng như phương án sắp xếp, phân loại lao động của Công ty khi chuyển sang Coong ty cổ phần. Kế hoạch sắp xếp lao động của Công ty như sau:

 Số lao động có tên trong danh sách thường xuyên tại thời điểm có quyết định cổ phần hóa Công ty (23/02/2006) là: 1.676 người.

 Số lao động chuyển sang công ty cổ phần là: 1.435 người + Trong đó: Phải đào tạo lại là: 51 người

 Số lao động dôi dư là: 241 người

+ Trong đó: + Lao động dôi dư theo Nghị định 41/CP là: 236 người + Lao động dôi dư xử lý theo luật lao động là: 5 người

 Số lao động tăng trong kỳ khi có quyết định cổ phần hóa đến thời điểm lập phương án cổ phần hóa (23/02/2006 - 30/11/2006) là: 50 người

 Số lao động giảm trong kỳ khi có quyết định cổ phần hóa đến thời điểm lập phương án cổ phần hóa (23/02/2006 - 30/11/2006) là: 60 người

2.3.3.2. Kế hoạch xử lý lao động dôi dư trong Công ty

 Tổng Số lao động dôi dư là: 241 người

Trong đó: - Đối tượng nghỉ hưu theo NĐ 41/CP là: 68 người

- Đối tượng chấm dứt HĐLĐ theo NĐ 41/CP là: 168 người - Đối tượng chấm dứt HĐLĐ theo Bộ luật lao động là: 5 người

 Đối với số lao động dôi dư này trong quá trình sắp xếp của phương án, Công ty căn cứ theo Quy định số 306 EVN/HĐQT/LĐTL ngày 18 tháng 10 năm 2001 về việc thực hiện chế độ hỗ trợ kinh phí từ qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm cho người lao động dôi dư tự nguyện xin nghỉ chế độ, tự tìm kiếm việc làm mới để xây dựng kế hoạch kinh phí trợ cấp mất việc làm.

 Dự toán kinh phí chi trả cho số lao động dôi dư là: 13.242.692.600 đồng Trong đó:

+ Chi trả cho lao động dôi dư theo Nghị định 41/CP là: 13.225.023.100 đồng (có phương án riêng theo quy định của Bộ Tài Chính và Bộ LĐTB- XH).

+ Lao động dôi dư xử lý theo luật lao động là: 17.669.500 đồng 2.3.3.3. Kế hoạch đào tạo lại lao động trong Công ty

Sau khi tiến hành phân loại và đánh giá lao động chia thành hai khối.

Khối một là số CNVC đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định chuyển tiếp sang làm việc tại Công ty cổ phần và khối hai là số lao động còn lại không đủ tiêu chuẩn quy định, khối này thuộc diện lao động dôi dư sau sắp xếp và các dối tượng lao động cần phải đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu công việc của Công ty.

Số lao động cần đào tạo lại là: 51 người, chủ yếu là công nhân khảo sát, xây lắp, lao dộng phổ thông...thuộc các đơn vị sản xuất và khối quản lý của Công ty và các xí nghiệp trực thuộc. Bao gồm:

- Số công nhân xây lắp chuyển đi đào tạo làm công nhân khoan địa chất: 21 người;

- Số lao động phổ thông chuyển đi đào tạo làm công nhân khoan địa chất: 21 người;

- Số lao động khác chuyển đi đào tạo nghề Tin học, văn phòng: 9 người;

Số lao động này sẽ được công ty cử đi học tập nâng cao trình độ, tiếp thu công nghệ mới phù hợp với tình hình thực tiễn của Công ty.

Dự toán chi phí đào tạo lại dự kiến là: 111.300.000 đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quá trình chuyển đổi sang Công ty cổ phần của Công ty tư vấn xây dựng điện 1 và các giải pháp hoàn thiện sau cổ phần hoá (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)