Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước khi cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quá trình chuyển đổi sang Công ty cổ phần của Công ty tư vấn xây dựng điện 1 và các giải pháp hoàn thiện sau cổ phần hoá (Trang 61 - 75)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

2.2. P HÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1 TRƯỚC KHI CPH

2.2.6. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước khi cổ phần hóa

2.2.6.1. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 năm trước khi cổ phần hóa

Là Công ty có truyền thống phát triển nhất trong lĩnh vực kinh doanh của mình, Công ty hiện đang đảm nhận tư vấn xây dựng những công trình quan trọng nhất của ngành điện như đường dây 500 KV Bắc Nam, Thuỷ điện Sơn La, Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Uông Bí, Nhiệt điện Quảng Ninh và nhiều công trình quan trọng khác.

Đặc biệt, trong quá trình phát triển của mình, Công ty đã tiên phong ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, có hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao như công nghệ đập bản mặt, công nghệ đập bê tông đầm lăn, công nghệ trạm GIS v..v

Để đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng các công trình điện lực trọng điểm, được Chính phủ cho phép, trong những năm gần đây hầu hết các công trình, khối lượng công việc khảo sát thiết kế và doanh thu của Công ty được thực hiện theo phương thức chỉ định thầu.

Xét về kết quả hoạt động kinh doanh, từ ngày thành lập đến nay, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty tăng trưởng không ngừng. Những

năm 2003 ÷ 2005 là những năm đỉnh điểm phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Doanh thu của Công ty bắt đầu tăng nhanh từ 2001, đạt mức cao nhất vào năm 2004 trên 400 tỷ đồng. Mặc dù vậy, từ năm 2005, những công trình có khối lượng khảo sát thiết kế lớn như đường dây 500kV Bắc – Nam, thuỷ điện Yaly, Sê San 3, Tuyên Quang, Quảng Trị, Bản Vẽ, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng - Bản Chát… hoặc đã được hoàn thành đưa vào sử dụng, hoặc chỉ còn lại rất ít khối lượng, đặc biệt là công tác khảo sát nên doanh thu các năm sau từ năm 2005 đã bắt đầu giảm sút.

Tuy nhiên, vào những năm cao điểm, do công việc quá nhiều, vốn Nhà nước đầu tư cho Công ty thấp, nên Công ty đã phải cố gắng tiết kiệm chi chí, kể cả việc thoả thuận trả chậm lương cho cán bộ công nhân viên (Không tính với số tiền lãi mỗi năm lẽ ra phải trả lên đến hàng chục tỷ đồng) để tăng lãi, tích tụ quỹ đầu tư phát triển, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Số lao động thường xuyên cũng tăng lên rất lớn, đặc biệt là công nhân kỹ thuật khảo sát và kỹ sư thiết kế. Cường độ lao động được huy động tối đa, lao đông khảo sát, thiết kế làm việc hầu như không có ngày nghỉ. Do đó, ba năm 2003 – 2005, kết quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động của Công ty đạt được khá cao. Nhiều kỷ lục về tiến độ khả sát thiết kế được xác lập, nhiều công nghệ xây dựng tiên tiến đã được áp dụng có hiệu quả.

2.2.6.2. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 05 năm trước CPH

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 05 năm (từ 2002 đến 01/01/2006) như sau:

Bảng 2: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2002 - 2006 Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm

2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch Tỷ lệ

03/02 Tỷ lệ 04/03

Tỷ lệ 05/04

Tỷ lệ 06/05

1 Tổng tài sản 249.968 319.803 411.926 458.947 517.329 1,28 1,29 1,11 1,13 2

Nguồn vốn Nhà

nước 45.384 57.708 78.886 88.944 123.853 1,27 1,37 1,13 1,39 3

Nguồn vốn kinh

doanh 249.968 319.803 411.926 458.947 517.329 1,28 1,29 1,11 1,13

4

Nợ vay ngắn hạn: 200.003 257.039 324.176 336.385 345.289 1,29 1,26 1,04 1,03 Trong đó: +Nợ quá

hạn 0 0 0 0 0

5

Nợ vay dài hạn: 1.345 181 3.404 25.860 13.913 0,13 18,76 7,60 0,54 Trong đó: +Nợ quá

hạn 0 0 0 0

6

Lao động bình quân 2.386 2.838 2.713 3.640 2.234 1,19 0,96 1,34 0,61

Trong đó :

- LĐ thường xuyên 1.427 1.532 1.595 1.641 1.656 1,07 1,04 1,03 1,01 - LĐ thời vụ 959 1.306 1.118 1.999 578 1,36 0,86 1,79 0,29 7 Tổng quỹ lương 86.769 132.285 147.993 157.001 174.071 1,52 1,12 1,06 1,11

8

Thu nhập bình quân triệu

đồng/người/tháng 3,030 3,884 4,545 4,955 5,297 1,28 1,17 1,09 1,07

9

Tổng Doanh thu 216.363 335.141 406.294 380.270 406.031 1,55 1,21 0,94 1,07

Trong đó tự làm :

- DTTư vấn Thiết

kế 146.304 226.614 264.177 285.731 313.716 1,55 1,17 1,08 1,10 - DT khác và Xây

lắp 70.058 62.365 49.507 26.174 31.748 0,89 0,79 0,53 1,21 10 Tổng chi phí 204.154 311.522 378.594 349.303 374.284 1,53 1,22 0,92 1,07 11 Lợi nhuận thực hiện 12.208 23.619 27.700 30.967 33.130 1,93 1,17 1,12 1,07 12 Lợi nhuận sau thuế 8.305 16.061 19.941 22.297 23.815 1,93 1,24 1,12 1,07

13

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn Nhà

nước 18,3% 27,8% 25,3% 25% 19% 1,52 0,91 0,99 0,76

Nguồn: Phương án CPH Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1

a. Hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu tổng hợp:

 Kết quả doanh thu:

Từ kết quả bảng 2 cho thấy doanh thu của Công ty không ngừng tăng, tốc độ tăng cao nhất vào năm 2003 tăng 1,55 lần. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1,21 lần. Tuy nhiên, doanh thu năm 2005 giảm 0,94 lần so với năm 2004, lý do giảm doanh thu năm 2005 là do khối lượng công tác xây lắp các công trình điện không do công ty thiết kế có sự giảm sút, công việc ít hơn.

Năm 2006 tăng 1,07 lần so với năm 2005. Doanh thu của Công ty tăng cao trong năm 2003 vì lý do hoạt động (B') của Công ty tăng lên ( Các hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài về công tác tư vấn thiết kế) nên doanh thu tăng nhanh về số tuyệt đối tăng 118.777.960.916 đồng.

 Kết quả Lợi nhuận:

Năm 2006 lợi nhuận của Công ty đạt 33.130 triệu đồng; So với năm 2002 tăng 20.921 triệu đồng; So với năm 2003 tăng 9.511 triệu đồng tương đương với 28,71%; So với năm 2004 tăng 5.429 triệu đồng và so với năm 2005 tăng 2.162 triệu đồng. Như vậy thấy rằng, lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng, nhưng tăng chậm dần. Năm 2003 là năm lợi nhuận tăng cao so với năm trước là 11.410 triệu đồng tương ứng với 48,31% so với năm 2002 và sau đó tăng chậm dần đến năm 2006. Việc lợi nhuận năm 2006 có tốc độ tăng không nhiều vì doanh thu tăng ít hơn và chi phí tăng cũng lên do đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ mới. Năm 2005, mặc dù doanh thu có giảm hơn so với năm 2004 là 26.023 triệu đồng bằng 6,84%, nhưng lợi nhuận vẫn tăng lên vì Công ty đã tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

 Kết quả nộp ngân sách Nhà nước:

Năm 2002 với tổng doanh thu là 216.362,6 triệu đồng, Công ty nộp cho ngân sách Nhà nước là 8.851,5 triệu đồng . Cùng với việc tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn, công tác nghiệm thu thanh toán nhanh với các chủ đầu tư, Công ty đã nộp ngân sách cho Nhà nước năm 2003 là 22.8222,6,1triệu đồng tăng 61,22% so với năm 2002. Năm 2004 là 14.883,4

triệu đồng, tăng so với năm 2003 là 39,47%. Tuy nhiên, năm 2005 do doanh thu giảm xuống là 26.024 triệu đồng nên giá trị nộp ngân sách Nhà nước cũng giảm xuống 21.765,6 triệu đồng bằng 57,72%. Năm 2006 việc thu nộp ngân sách Nhà nước là 22.081 triệu đồng, tăng 6.140 triệu đồng so với năm 2005, tức tăng khoảng 27,81%.

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Có xu hướng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2003, lớn hơn 1,25 lần so với năm 2002, sang năm 2004 có chiều hướng chững lại và tiếp tục tăng vào năm 2005 và 2006 trước khi công ty cổ phần hóa. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu của Công ty thì có lãi qua các năm: 2002 là 5,64 đồng; 2003 là 7,05 đồng; năm 2004 là 6,82 đồng; 2005 là 8,14 đồng và năm 2006 là 8,16 đồng. Như vậy chỉ tiêu này tăng qua các năm nhưng năm 2004 có tốc độ tăng giảm vì tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí. Thực chất doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng (trong năm này Công ty dồn chi phí để trang bị thêm máy móc, thiết bị, tuyển thêm nhiều nhân lực phục vụ khảo sát, thiết kế cho các công trình trọng điểm của Quốc gia), ở đây cho ta nhận xét trong thời gian tới sau khi cổphần hóa và hoạt động theo hình thức doanh nghiệp cổ phần thì công ty cần triệt để giảm chi phí tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này có chiều hướng tăng dần lên vì tốc độ tăng lợi nhuận và vốn kinh doanh của công ty tăng lên qua các năm, trong đó năm 2003 là năm tăng cao nhất trong 5 năm trước khi cổ phần hóa từ 2002 đến 2006 vì năm 2003 tốc độ tăng vốn và lợi nhuận có chiều hướng tăng nhiều và lớn hơn 1,58 lần so với năm 2002. Chỉ tiêu này cho biết Công ty cứ sử dụng 100 đồng vốn vào SXKD trong kỳ, sau năm 2002 thu được 38,4 đồng lợi nhuận;

sau năm 2003 thu được 60,6 đồng lợi nhuận; sau năm 2004 thu được 52,6 đồng lợi nhuận; sau năm 2005 thu được 46,6 đồng lợi nhuận. Như vậy Ta nhận thấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng qua các năm từ 2002 đến 2004, nhưng năm 2005 có chiều hướng chững lại và giảm hơn so

với năm trước, với lý do là doanh thu giảm hơn so với năm 2004 và lợi nhuận tăng chậm hơn. Mặt khác việc mua sắm trang thiết bị của năm trước cũng làm cho nguồn vốn kinh doanh tăng lên trong khi đó các chỉ tiêu kết quả kinh doanh tăng không đáng kể.

Bảng 3: Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

TT Chỉ tiêu Thực hiện Chênh lệch

2002 2003 2004 2005 2006 03/02 04/03 05/04 06/05

I Kết quả kinh

doanh (Tr.đ)

1 Vốn kinh doanh 31.815 38.960 52.700 66.400 57.970 1,22 1,35 1,26 0,87 2 Tổng chi phí 204.154 311.522 378.594 349.303 374.284 1,53 1,22 0,92 1,07 3 Doanh thu 216.363 335.141 406.294 380.270 406.031 1,55 1,21 0,94 1,07 4 Lợi nhuận 12.208 23.619 27.700 30.967 33.130 1,93 1,17 1,12 1,07 5 Nộp ngân sách 8.852 22.823 37.706 15.941 22.081 2,58 1,65 0,42 1,39 II

Hiệu quả kinh

doanh tổng hợp

1

Tỷ suất lợi nhận

trên doanh thu 5,64% 7,05% 6,82% 8,14% 8,16% 1,25 0,97 1,19 1,00 2

Tỷ suất lợi nhận

trên vốn kinh doanh 38,4% 60,6% 52,6% 46,6% 57,2% 1,58 0,87 0,89 1,23 3

Tỷ suất lợi nhận

trên tổng chi phí 5,98% 7,58% 7,32% 8,87% 8,85% 1,27 0,97 1,21 1,00 4

Tỷ suất doanh thu

trên tổng chi phí 106,0% 107,6% 107,3% 108,9% 108,5% 1,02 1,00 1,01 1,00 Nguồn: Phương án CPH Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí:

Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng lợi nhuận mà Công ty thu được từ một đồng chi phí mà Công ty bỏ ra. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trình độ tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao trình độ sử dụng vốn và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Qua bảng 3 cho biết Công ty cứ chi phí 100 đồng vào SXKD trong kỳ, sau năm 2002 thu được 5,98 đồng lợi nhuận; sau năm 2003 thu được 7,58 đồng lợi nhuận; sau năm 2004 thu được 7,32 đồng lợi nhuận; sau năm 2005 thu được 8,87 đồng lợi nhuận và sau năm 2006 thu được 8,85 đồng lợi nhuận.

Như vậy Ta nhận thấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí tăng qua các năm 2002,2003, nhưng năm 2004 lại có chiều hướng giảm xuống.

 Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên tổng chi phí:

Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu này cho ta biết Công ty thu được bao nhiêu đồng doanh thu trên một đồng chi phí đầu vào mà Công ty đã chi trong năm.

Qua bảng 3 cho biết Công ty cứ chi phí 100 đồng vào SXKD trong kỳ, sau năm 2002 thu được 106 đồng doanh thu; sau năm 2003 thu được 107,6 đồng doanh thu; sau năm 2004 thu được 107,3 đồng doanh thu; sau năm 2005 thu được 108,9 đồng doanh thu và sau năm 2006 thu được 108,5 đồng doanh thu. Như vậy Ta nhận thấy chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên tổng chi phí tăng qua các năm 2002, 2003, đến năm 2004 gần như không tăng lên và đến năm 2005 lại tăng lên, nhưng năm 2006 lại có chiều hướng chững lại và giảm xuống hơn năm trước.

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

Tỷ s uất (%)

2002 2003 2004 2005 2006

Năm

HIU QU KINH DOANH TNG HP

Tû suÊt LN/DT

Tû suÊt LN/Vèn KD

Tû suÊt LN/CP

Tû suÊt DT/CP

Tóm lại các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 đều tăng trong thời kỳ nghiên cứu, nhưng có tốc độ tăng tương đối đồng đều. Năm 2004 lại có tốc độ giảm, giảm nhiều nhất là tỷ xuất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (năm 2005), tiếp đến tỷ xuất lợi nhuận trên

tổng chi phí. Như vậy trong thời kỳ nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng vốn kinh doanh và chi phí cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận. vốn kinh doanh tăng lên có lý do khách quan đó là do chủ trương chung của Nhà nước và do yêu cầu của tiến độ các dự án phát triển nguồn điện, bắt buộc công ty phải đầu tư thêm công nghệ sản xuất kinh doanh, trang bị thêm máy móc thiết bị đo đạc, khoan đào...

Những tài sản này làm tăng vốn kinh doanh của Công ty, nhưng sản lượng thực tế không tăng nhiều. Từ bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhận thấy tổng tài sản và vốn kinh doanh có tỷ lệ tăng lớn, việc tăng này là có lý do của việc đầu tư thêm tài sản và vốn kinh doanh, Công ty phải bỏ kinh phí ra để trả lương cho đội ngũ cán bộ công nhân tăng thêm do nhu cầu sản xuất, giám sát thi công tại các công trường xây dựng mà Công ty là Tư vấn thiết kế, làm cho tổng chi phí tăng lên theo.

Từ những kết quả này Công ty cần nâng cao chất lượng Tư vấn, nâng cao trình độ của đội ngũ kỹ sư, chuyên viên tư vấn nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm Tư vấn, tiết kiệm giảm chi phí, tăng cường công tác thu hồi nợ để tăng sản lượng, tăng lơi nhuận, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các sản phẩm Tư vấn.

38,40

5,60 106,00

60,60

7,00 107,60

52,60

6,80 107,30

46,60

8,10 108,90

57,20

8,20 108,50

0 20 40 60 80 100 120

tỷ suất(%)

2002 2003 2004 2005 2006

năm

CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QỦA DOANH LỢI VÀ CHI PHÍ

b. Hiệu quả sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu bộ phận:

 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất trong qúa trình sử dụng các loại vốn, các chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng 4 như sau:

Số vòng quay toàn bộ vốn:

Năm 2002 số vòng quay là 6,80 vòng. Năm 2003 số vòng quay là 8,6 vòng tăng 1,265 vòng so với năm 2002. Năm 2004 số vòng quay của vốn là 7,7 giảm là 0,89 vòng so với năm 2003. Năm 2005 số vòng quay là 5,73 vòng giảm 1,98 vòng so với năm 2004. Đây là năm tăng vốn lên thì vòng quay của vốn giảm. Năm 2006 số vòng quay vốn là 7,0 vòng, tăng so với năm 2005 là 1,27 vòng vì năm 2006 vốn kinh doanh giảm đi trong khi đó doanh thu lại tăng lên rõ rệt bằng 1,07 lần so với năm 2005.

 Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Năm 2002 cứ 100 đồng TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh thì Công ty thu được 39,8 đồng lợi nhuận. Năm 2003 Công ty thu được 56,85 đồng tăng 17,05 đồng so với năm 2002. Năm 2004 Công ty thu được 53,6 đồng giảm 3,25 đồng so với năm 2003 . Năm 2005 là 30,42 đồng giảm 23,18 đồng so với năm 2004. Năm 2006 là 27,98 đồng giảm 2,45 đồng so với năm 2005. Việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả giảm qua năm 2005 và 2006 vì lý do nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên.

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Năm 2002 cứ một đồng tài sản lưu động được sử dụng trong kinh doanh thì Công ty thu được 5,57 đồng lợi nhuận. Năm 2003 Công ty thu được 8,49 đồng lợi nhuận từ một đồng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, tăng 2,92 đồng so với năm 2002. Năm 2004 là 7,69 giảm 0,80 đồng so với năm 2003.

Năm 2005 Công ty thu được 8,67 đồng lợi nhuận từ một đồng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh tăng 0,98 đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 Công ty thu được 8,31 đồng lợi nhuận từ một đồng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh giảm 0,37 đồng so với năm 2005.

Bảng 4:Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

TT Chỉ tiêu Tỷ suất (%) So sánh (Lần)

2002 2003 2004 2005 2006 03/02 04/03 05/04 06/05 I Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

1 Các chỉ tiêu doanh lợi 1.1 Doanh lợi của vốn kinh

doanh 38,37 60,62 52,56 46,64 57,15 1,580 0,867 0,887 1,225 1.2 Doanh lợi của doanh thu 5,64 7,05 6,82 8,14 8,16 1,249 0,967 1,194 1,002

2

Hiệu quả kinh doanh theo

chi phÝ 105,9 107,6 107,3 108,9 108,5 1,015 0,998 1,014 0,996 II Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo bộ phận

1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 1.1 Số vòng quay của vốn

kinh doanh 680,1 860,2 770,9 572,7 700,4 1,265 0,896 0,743 1,223 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố

định 39,8 56,8 53,6 30,4 27,9 1,428 0,943 0,568 0,920 1.3 Hiệu quả sử dụng vốn lu

động 5,57 8,49 7,69 8,67 8,31 1,525 0,906 1,128 0,958 2 Hiệu quả sử dụng lao động

2.1 Năng suất lao động bình

quân (Tr đồng) 90,7 118,1 149,7 104,5 181,7 1,302 1,268 0,698 1,740 2.2

Chỉ tiêu mức sinh lời BQ

của lao động(Tr đồng) 5,12 8,32 10,21 8,51 14,83 1,627 1,227 0,833 1,743 2.3 Chỉ tiêu hiệu suất tiền

lương(DT/QTL) 71,4 86,3 89,4 76,7 76,7 1,209 1,036 0,859 0,999

Hiệu quả sử dụng vốn

39,80

56,85

53,60

30,42 27,98

5,57 8,49 7,69 8,67 8,31

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0

2002 2003 2004 2005 2006

Năm

T

H.quả sử dụng vốn CĐ

H.quả sử dụng vốn LĐ

 Hiệu quả sử dụng nhân lực:

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả có ích của lao động trong quá trình hoạt động kinh doanh, nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động hay lượng phí lao động cho một đơn vị doanh thu. Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.

 Năng suất lao động bình quân :

Năm 2002 năng suất lao động bình quân là 90,68 triệu đồng một người.

Năm 2003 năng suất lao động bình quân là 118,09 triệu đồng cao hơn 2002 là 35,79 triệu đồng tương đương với 43,5%. Năm 2004 là 149,76 triệu đồng một người, tăng cao hơn 34,67 triệu đồng tương đương 26,8% so với năm 2003.

Năm 2005 năng suất lao động bình quân là 104,47 triệu đồng giảm hơn 2004 là 45,29 triệu đồng tương đương với 30,2%. Nhưng đến năm 2006 là năm Công ty phấn đấu hoàn thành kế hoạch các công trình trước khi đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, do đó năng suất lao động bình quân tăng vượt lên so với các năm trước là 181,75 triệu đồng một người, cao hơn năm 2005 là 77,28 triệu đồng, tương đương với 74%.

 Khả năng sinh lời của lao động :

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kì nhất định đơn vị sử dụng một người lao động sẽ sản xuất được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Năm 2002 Công ty đã thu được từ mỗi lao động là 5,12 triệu đồng. Năm 2003 thu được 8,32 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 3,21 triệu đồng bằng 62,65%. Năm 2004 thu được từ mỗi lao động là 10,21 triệu đồng, tăng 1,89 triệu đồng tức bằng 22,69%. Năm 2005 thu được từ mỗi lao động là 8,51 triệu đồng giảm 1,703 triệu đồng tức bằng 16,68 %. Năm 2006 thu được từ mỗi lao động là 14,83 triệu đồng, tăng 6,32 triệu đồng tức là bằng 74,31 %.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quá trình chuyển đổi sang Công ty cổ phần của Công ty tư vấn xây dựng điện 1 và các giải pháp hoàn thiện sau cổ phần hoá (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)