CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
2.3. PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1
2.3.4. Xây dựng chiến lược phát triển Công ty sau khi Cổ phần hóa
Đầu tư phát triển bền vững theo định hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá các dịch vụ tư vấn xây dựng điện và các dịch vụ kinh tế, kỹ thuật khác vì lợi ích đất nước, vì lợi ích của khách hàng, vì lợi ích của các cổ đông và vì lợi ích của người lao động trong Công ty là mục tiêu phấn đấu lâu dài của Công ty.
Một số mục tiêu tài chính, kinh tế, xã hội cụ thể :
Doanh thu bình quân 300 tỷ/năm
Tổng lợi nhuận đạt từ 6 ÷ 7 % tính trên doanh thu.
Tỷ lệ trả cổ tức 9 %/năm.
Đầu tư phát triển ngoài khoản khấu hao mỗi năm 4 ÷ 5 tỷ.
2.3.4.2. Chiến lược đầu tư sau cổ phần hóa:
Năm đầu tiên sau cổ phần hoá là năm Công ty tập trung ổn định mô hình và cơ cấu sản xuất kinh doanh theo cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần. Từ năm thứ 2, Công ty phải xem xét cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, liên doanh liên kết, phát triển ngành nghề, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Sau cổ phần hóa, mỗi năm Công ty có nguồn lợi nhuận để lại từ 4 ÷ 5 tỷ.
Cùng với chi phí khấu hao, Công ty có từ 20 ÷ 22 tỷ tiền đầu tư phát triển sản xuất thường xuyên. Hướng đầu tư tập trung chủ yếu các khâu sau:
- Đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
- Đầu tư cho chiến lược đào tạo con người.
- Để duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO.
- Đầu tư hạ tầng cơ sở.
Ngoài ra, để mở rộng sản xuất, Công ty sẽ nghiên cứu các dự án đầu tư mở rộng ngành nghề bằng nguồn vốn thông qua phát hành cổ phiếu.
2.3.4.3. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cơ bản của Công ty sau cổ phần hóa:
a. Kế hoạch doanh thu:
Công ty là đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xây dựng công trình điện lực. Kế hoạch doanh thu của Công ty được xác định trên cơ sở những công trình công việc đã được đưa vào Dự thảo “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét triển vọng đến 2025” của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đang trình Chính phủ phê duyệt và kế hoạch đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kế hoạch sản lượng và doanh thu khảo sát thiết kế của Công ty 2006 – 2009 giảm do khối lượng công việc khảo sát thiết kế công trình điện đã qua thời kỳ đỉnh điểm (năm 2004) và bắt đầu giảm từ năm 2005. Những công trình nguồn và lưới điện có khối lượng công tác khảo sát thiết kế lớn hầu như đã được hoàn thành. Công việc trong giai đoạn tới chủ yếu là công tác thiết kế hoặc khảo sát thiết kế ở những công trình vừa và nhỏ. Do đặc điểm trên, kế hoạch doanh thu của Công ty cho những năm tới gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất là khối lượng công việc của các dự án, công trình còn đang tiếp tục triển khai, hoặc sẽ được đưa vào nghiên cứu đầu tư theo kế hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện đã được Nhà nước phê duyệt.
Bên cạnh đó, Công ty đề xuất triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, tư vấn thiết kế một số dự án nguồn điện sớm hơn so với kế hoạch nằm trong Tổng sơ đồ như thuỷ điện Lai Châu, thuỷ điện tích năng Phù Yên Đông, nhiệt điện Mông Dương 2…
- Phần thứ hai là dự kiến công việc tăng thêm cho kế hoạch công tác 2006 – 2009. Nguồn bổ sung này do Công ty tiếp tục khai thác chương trình phát triển nguồn và lưới điện trong và ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cộng thêm việc mở rộng phạm vi công việc tư vấn, thiết kế các công trình điện nhằm đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh, (Xem chi tiết tại phụ lục số 07).
b. Kế hoạch chi phí 2007 - 2009
Dự kiến kế hoạch chi phí từ năm 2007 đến 2009 (sau 3 năm cổ phần hóa) được trình bày với các số liệu ở bảng 6.
- Chi phí nguyên vật liệu: Sau cổ phần hoá, Công ty tiếp tục áp dụng chế độ khoán quản trong sản xuất để tiết kiệm các khoản chi phí. Riêng về nguyên vật liệu, chi phí giảm 0,7% so với 2005 do hợp lý hoá tổ chức sản xuất và tăng cường sử dụng dịch vụ xã hội.
- Chi phí nhân công: Do tinh giảm lao động trong quá trình cổ phần hoá, lao động bình quân Công ty sử dụng hàng năm giảm đáng kể. Năng suất lao động tăng 3%, tiền lương tăng 1,5% mỗi năm. Bên cạnh đó, Công ty chú trọng trả
lương thích đáng cho số lao động làm công việc phức tạp và giảm thiểu đáng kể tiền công của những lao động làm công việc giản đơn hoặc dễ tuyển dụng.
Lương sẽ thực sự được trả theo công việc.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Những năm qua, chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty chủ yếu do thuê tư vấn phụ nước ngoài và trong nước. Chi phí thuê ngoài 2003 – 2005 tăng cao do khối lượng công việc quá lớn, lực lượng của Công ty phát triển không kịp, Công ty phải thuê ngoài nhiều để đảm bảo tiến độ. Từ năm 2007 trở đi, chi phí thuê ngoài giảm, chỉ còn chiếm từ 10,07 ÷ 12,6% so với doanh thu thay vì 19,4% năm 2005. Chi phí này giảm xuống ở mức thấp nhất vào năm 2009.
- Chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao tài sản được tính theo quy định tại quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. Mức tính khấu hao 2006 được tính trên nguyên giá tài sản trước thời điểm cổ phần hoá. Mức tính khấu hao 2007 – 2009 được tính theo nguyên giá tài sản theo quyết định 206 nói trên của Bộ Tài Chính cộng thêm khấu hao tài sản vô hình tăng thêm sau khi định giálại theo phương pháp DCF.
- Chi phí sửa chữa lớn: Chi phí sửa chữa lớn được tính trên cơ sở bình quân tỷ lệ chi phí sửa chữa lớn tính theo doanh thu 3 năm 2003 – 2005, trong đó có tính thêm phần những thiết bị, phương tiện vận tải do nhu cầu sản xuất kinh doanh Công ty đã mua sắm trong 3 năm qua đã đến thời kỳ phải sửa chữa, đại tu.
- Chi phí lãi vay: Lãi vay trong các năm 2003÷2005 chủ yếu được tính từ 2 nguồn: Nguồn vay Ngân hàng Thương mại và nguồn vay cá nhân. Từ năm 2007÷2009 và các năm sau, chi phí lãi vay dự kiến sẽ tăng do lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng. Ngoài ra, sau khi cổ phần hoá, việc vay tiền các ngân hàng thương mại sẽ khó khăn hơn và không phải lúc nào Công ty cũng có thể tăng ngay vốn điều lệ đủ để hoạt động được nên trong tương lai, Công ty sẽ phải tính đến việc huy động nguồn vốn của CBCNV, kể cả việc chậm lương hàng năm (7÷9 tháng/năm trong các năm trước đây) Công ty cũng phải lập
khế ước vay và trả lãi cho CBCNV. Dự kiến dòng chi phí này chiếm 1,3 ÷ 3,7% so với doanh thu.
- Chi phí thuê đất: Thuế đất 2006 lấy theo bình quân ba năm 2003÷2005. Bắt đầu từ năm 2007, sau khi cổ phần hoá Công ty phải thuê đất. Tính chung cho diện tích đất Công ty đang sử dụng ở các địa phương khác nhau (Hà Nội, Hà Tây, Pleiku, Đà Nẵng), số tiền thuê đất Nhà nước theo chế độ hiện hành dự kiến là 200 triệu đồng/năm
- Chi phí bằng tiền khác: Chi phí khác được xác định trên cơ sở thực chi 2003÷ 2005. Năm 2006, khoản chi phí này tăng thêm 2,9% so với 2005 và 2007 tăng 0,30% so với 2006, do trong quá trình và sau cổ phần hoá sẽ phát sinh một số khoản chi phí, đặc biệt là chi phí của Công ty Cổ phần như chi phí đấu thầu, tìm kiếm công việc, chi phí rủi ro.
Bảng 6:Kế hoạch chi phí của Công ty từ 2006 ÷ 2009
TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Chi phí nguyên vật liệu 33.314.270 33.079.023 33.034.131 33.092.112 2 Chi phí nhân công 151.480.963 138.467.260 132.562.728 131.221.120 3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 38.159.982 35.785.489 35.500.011 32.319.890 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 12.705.642 17.712.839 17.712.839 17.712.839 5 Chi phí sửa chữa lớn 1.070.121 1.063.986 1.334.909 1.338.705
6 Thuế đất 40.782 200.000 200.000 200.000
7 Chi phí lãi vay 3.937.141 11.226.037 10.884.955 10.814.326 8 Chi phí khác 42.003.115 42.729.951 48.204.194 52.773.975