CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1
2.2. Đánh giá chất lượng đào tạo của Trường CĐXD Số 1
2.2.4. Đánh giá chất lượng dựa trên mức độ hài lòng của người học
Khảo sát sự hài lòng của người học là một phần nhiệm vụ của quản lý đào tạo. Phương pháp khảo sát sự hài lòng của người học thông qua việc đánh giá các tiêu chí giáo dục của nhà trường là một việc làm cần thiết, đòi hỏi người quản lý phải thực sự tận tâm, tận tuỵ với quy trình, rút ra những kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp cải tiến trên cơ sở kết quả thu được từ thông tin phản hồi của người học.
Nếu không thoả mãn được sự hài lòng của người học, dần dần nhà trường sẽ đánh mất niềm tin, lòng trung thành của người học vào quy trình đào tạo của nhà trường.
Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá mức độ hài lòng của người học về chất lượng dịch vụ giáo dục tại Trường CĐXD Số 1, tôi lựa chọn dựa trên các tiêu chí:
giảng viên, CTĐT, CSVC để xem xét, đánh giá chất lượng đào tạo đối với hệ cao đẳng chính quy của trường.
Đợt điều tra này tôi gửi phiếu điều tra tới 100 sinh viên chính quy năm thứ 2 và năm thứ 3, các em sinh viên năm thứ nhất mới nhập học nên sẽ chưa có sự đánh giá chính xác về chất lượng đào tạo của trường. Các câu hỏi trong phiếu điều tra được xây dựng dựa trên các tiêu chí: giảng viên, CTĐT, CSVC và các chương trình phụ trợ khác.
Có 3 dạng câu hỏi được sử dụng chính trong phần này:
- Câu hỏi dạng bậc thang: loại câu hỏi này được sử dụng nhiều nhất dùng để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dịch vụ giáo dục.
Trong đó,1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý.
- Câu hỏi phản đối: có hoặc không.
- Câu hỏi mở: loại câu hỏi này chủ yếu dùng để xác định nguyên nhân và ý kiến của người được điều tra.
Kết quả đánh giá qua phiếu điều tra khảo sát từ phía người học được tổng hợp như sau:
2.2.4.1. Đánh giá sự hài lòng của người học về giảng viên
Giảng viên là chủ thể của quá trình giảng dạy, có vai trò đặc biệt quan trọng để áp dụng nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp giảng dạy. Do vậy tiêu chí giảng viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của sinh viên.
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
Theo kết quả điều tra bảng 2.7 thì sinh viên khá hài lòng về tiêu chí giảng viên (77%):
Bảng 2.7. Đánh giá của người học về mức độ hài lòng với giảng viên
Mức đánh giá Tỷ lệ (%)
Hoàn toàn đồng ý 9
Đồng ý 21
Bình thường 47
Không đồng ý 23
Tổng 100
Để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về khả năng của giảng viên, tôi đánh giá theo các tiêu chí với 4 mức độ từ không đồng ý (tức là không hài lòng) đến mức độ hoàn toàn đồng ý (tức là hoàn toàn hài lòng). Và kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Tổng hợp đánh giá của người học về các kỹ năng của giảng viên Tỷ lệ đánh giá (%)
T
T Tiêu chí
Tổng
Hoàn toàn đồng
ý
Đồng ý
Bình thường
Không đồng ý
1. Giảng viên có phương pháp giảng
dạy phù hợp với sinh viên 100 3 25 41 31
2. Giảng viên dạy đủ giờ, đủ tiết 100 9 23 26 42 3. Bài giảng phong phú, đa dạng 100 6 19 38 37 4. Tiết học lý thú, thu hút sinh viên 100 7 16 36 41
5.
Giảng viên nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ SV các vấn đề liên quan đến học tập, giải đáp các thắc mắc của sinh viên một cách thoả đáng
100 12 20 39 29
Nhìn bảng 2.8 có thể thấy mức độ hài lòng chung của các tiêu chí là cao hơn mức trung bình. Trong đó tiêu chí có mức độ hài lòng cao nhất là Giảng viên nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập, giải đáp các thắc mắc của sinh
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
viên một cách thỏa đáng (71%). Các tiêu chí có mức hài lòng thấp hơn các tiêu chí khác:
Tiết học lý thú, thu hút sinh viên (59%); Giảng viên dạy đủ tiết, đủ giờ (58%) .
Hiện nay, tại Trường CĐXD Số 1 đang sử dụng kết hợp cả hai phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp giảng dạy mới. Phương pháp giảng dạy truyền thống - thầy giảng, trò nghe, thầy đọc, trò ghi - hiện vẫn là phương pháp giảng dạy chính tại trường. Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng thì phương pháp này tỏ ra khá hữu hiệu, lượng kiến thức truyền tải tới sinh viên là khá lớn. 63% sinh viên cho rằng bài giảng phong phú, đa dạng.
Nhưng phương pháp này không tạo ra được sự lý thú, thu hút sinh viên. Theo kết quả điều tra phỏng vấn thì có 60% sinh viên không hào hứng, nhiệt tình tham gia vào bài giảng trên lớp, 69% sinh viên cho rằng phương pháp này không giúp sinh viên phát huy hết được khả năng tư duy, sáng tạo. Phương pháp giảng dạy kiểu mới đã khắc phục được nhược điểm này. Ở một số bộ môn, các giảng viên áp dụng rất nhiều hình thức giảng dạy mới: như là hình thức giảng dạy bằng việc giao tiểu luận (đồ án môn học, chuyên đề,….), hình thức thuyết trình, hình thức làm việc theo nhóm,… Hầu hết sinh viên khá là thích thú với hình thức này. Có đến 89% sinh viên khẳng định là có thể phát huy tốt khả năng tư duy, sáng tạo nhờ phương pháp này.
Qua phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu nguyên nhân tiêu chí “Giảng viên dạy đủ tiết, đủ giờ” thấp (58%) thì sinh viên phản ánh là hiện tượng giảng viên rất hay vào muộn, ra sớm, thậm chí bỏ lớp mà không thông báo trước với người học. Còn có một số ít giảng viên bỏ lớp thường xuyên, đến cuối học kì bắt buộc phải dạy dồn để kịp thời khóa biểu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của sinh viên.
2.2.4.2. Đánh giá sự hài lòng của người học về CTĐT
CTĐT vừa là chuẩn mực để thực hiện công tác đào tạo, vừa là chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo. Với ý nghĩa này, CTĐT phải được thiết kế sao cho vừa đủ cả điều kiện chung (chương trình khung theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt), vừa phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động để đáp ứng
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
yêu cầu của người sử dụng lao động cũng như nền kinh tế xã hội và nâng cao vị thế của trường.
Bảng 2.9. Tổng hợp đánh giá của người học về CTĐT CTĐT phù hợp với
nhu cầu thực tế
Nội dung học phần được sắp xếp hợp lý Mức độ
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Hoàn toàn đồng ý 4 4 1 1
Đồng ý 19 19 20 20
Bình thường 44 44 52 52
Không đồng ý 33 33 27 27
Tổng 100 100
Nhìn bảng 2.9 ta thấy, CTĐT hiện nay chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế. Nhiều môn còn mang nặng tính lý thuyết, không có tính thực tiễn. Sinh viên thừa nhận, với những môn như thế này họ chỉ học để thi, nên tình trạng học vẹt, học chống đối là chuyện tất yếu.
Giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu học tập của trường thì đều đã được xuất bản từ lâu, các số liệu, dữ liệu mới không được cập nhật đầy đủ. Giảng viên trong quá trình giảng dạy đều phải tự cập nhật kiến thức, bổ sung cho sinh viên.
Đây cũng là một trong những lý do giải thích tại sao chỉ có 48% sinh viên cho rằng nội dung CTĐT được cập nhật đầy đủ.
Về khía cạnh sắp xếp nội dung các học phần trong CTĐT, thì theo kết quả điều tra có tới 52% sinh viên đánh giá bình thường. Khi được hỏi lý do tại sao, thì hầu hết sinh viên đều trả lời rằng một số môn chưa được sắp xếp theo trình tự hợp lý, có môn học trước lại học sau hoặc môn cơ sở lại học song song với môn chuyên ngành dẫn đến việc dạy của giảng viên bị chồng chéo và việc học tập của sinh viên gặp khó khăn, kiến thức khó tiếp thu.
2.2.4.3. Đánh giá sự hài lòng của người học về cơ sở vật chất
CSVC, trang thiết bị là điều kiện cần thiết và quan trọng phục vụ cho giảng dạy và học tập. Để đánh giá cụ thể hơn về CSVC trong trường, tác giả khảo sát ý
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
kiến của các bạn sinh viên về giảng đường, thư viện trường, giáo trình và tài liệu tham khảo.
* Sự hài lòng của người học về hệ thống giảng đường (xem bảng 2.10)
Bảng 2.10. Tổng hợp đánh giá của người học về hệ thống giảng đường Tỷ lệ đánh giá (%)
TT Mức độ Hoàn
toàn đồng ý
Đồng ý Bình thường
Không đồng ý
1. Có đủ giảng đường 10 16 35 39
2. Phòng học đủ ánh sáng 14 27 30 29
3. Phòng học rộng rãi, đủ tiêu chuẩn với số lượng sinh viên
8 23 33 36
4.
Phòng học có đầy đủ trang thiết bị giảng dạy (máy chiếu, máy tính, thiết bị âm thanh)
4 21 28 37
Nhìn bảng 2.10, ta thấy hệ thống giảng đường trong trường được trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, phù hợp với quy mô của phòng học. Về số lượng phòng học, hầu như đáp ứng đủ nhu cầu về số lớp học, tuy nhiên đôi khi vẫn phải xảy ra tình trạng ghép lớp, gây khó khăn trong việc giảng dạy, theo dõi và quản lý sinh viên. Về thiết bị âm thanh, loa đài, máy chiếu đã được trang bị cho hầu hết các phòng học tuy nhiên vẫn còn lạc hậu, chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ cũng gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy của giảng viên. Hệ thống máy tính kết nối mạng Internet là rất quan trọng phục vụ cho việc thu thập thông tin cần thiết cho việc giảng dạy và NCKH cuả giảng viên. Tuy nhiên hiện nay hệ thống máy tính chưa đồng bộ, chưa khai thác hiệu quả và tận dụng được khả năng của hệ thống công nghệ thông tin gây ra lãng phí.
* Sự hài lòng của người học về thư viện trường
Thư viện là điều kiện không thể thiếu và có tầm quan trọng to lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của HS, SV
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
Bảng 2.11. Tổng hợp đánh giá của người học về thư viện trường
TT Mức độ
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Bình thường
Không đồng ý
1. Thư viện rộng rãi, đáp ứng đủ
nhu cầu sử dụng của sinh viên 7 17 35 41 2. Thư viện có đa dạng, phong
phú chủng loại sách 7 21 39 33
3. Cách sắp xếp bố trí sách trong
thư viện hợp lý, thuận tiện 13 18 40 29 Bảng 2.11 cho thấy các tiêu chí đều được đánh giá khá tốt, mức độ hài lòng chung với thư viện là 59% có thể xem là bình thường.
Quy mô thư viện còn nhỏ, chất lượng còn chưa đạt. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác sử dụng còn chưa thực sự triển khai hoặc triển khai nhưng chưa mang lại hiệu quả, chưa có thư viện điện tử.
Tuy nhiên theo khảo sát, nhiều sinh viên có ý kiến đề nghị mở cửa phòng đọc của thư viện vào ngoài giờ hành chính từ 18 giờ đến 21 giờ các ngày trong tuần, kể cả thứ bảy, chủ nhật; số lượng sách cho mượn trong kỳ đối với một sinh viên không bị hạn chế (vì hiện nay nhà trường quy định mỗi kỳ HS, SV chỉ được mượn 06 cuốn giáo trình) để tạo điều kiện cho sinh viên tham khảo sách phục vụ cho việc học tập.