CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
2.3.5. Phân tích đội ngũ giảng viên
Tổng số giảng viên tại trường tính đến tháng 12/2011 là 169 người trong đó giảng viên giảng dạy hệ cao đẳng 112 người, giáo viên dạy trung cấp và dạy nghề 37 người và giảng viên thỉnh giảng 20 người.
Theo các số liệu thống kê, có thể đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên của Trường CĐXD Số 1 hiện nay như sau:
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
2.3.5.1. Cơ cấu giảng viên theo giới tính
Bảng 2.19. Cơ cấu giảng viên theo giới tính
TT Phân loại Nam Nữ Tổng số
1 Giảng viên cơ hữu 64 85 149
2 Giảng viên thỉnh giảng 13 7 20
Tổng số 77 92 169
“Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, Trường CĐXD Số 1”
Dựa vào bảng 2.19 có một số nhận xét sau:
- Về giới tính: Tỷ lệ nữ chiếm hơn 50% tổng số giảng viên trong toàn trường.
Điều này vừa là thuận lợi vừa là khó khăn trong nhà trường. Thuận lợi ở chỗ là lao động nữ thì thường có xu hướng ổn định, ít di chuyển chỗ làm, nên nguồn nhân lực nữ tương đối ổn định, ít có sự luân chuyển. Còn khó khăn ở chỗ lao động nữ chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ (từ 25 - 40 tuổi) nên thường xuyên có lao động nghỉ sinh con, nuôi con nhỏ…
Số lao động nam tuy ít hơn nhưng chiếm hơn 40%. Đây cũng là một thuận lợi cho nhà trường trong việc điều động đi giảng dạy ngoài trường, giảng dạy buổi tối, nhưng giảng viên nam vẫn không yên tâm công tác vì lao động nam thường là trụ cột gia đình, thu nhập của giảng viên thường thấp hơn so với mức sống hiện tại của xã hội nên họ có xu hướng bỏ ngành, bỏ nghề. Đây cũng là hiện trạng của hầu hết các trường.
- Đối với giảng viên thỉnh giảng cơ cấu giới tính có sự chênh lệch rõ rệt. Số giảng viên nữ chỉ chiếm 35%, còn lại là giảng viên nam. Lý do chính là giảng viên thỉnh giảng của trường hiện nay chủ yếu là những giảng viên đã nghỉ hưu của trường, trường đại học Xây dựng, trường đại học Kiến trúc, ở độ tuổi này thì nữ sức khoẻ không còn tốt, hơn nữa lại bận chăm sóc gia đình. Còn nam thì có sức khoẻ tốt hơn, không bận việc gia đình nên có thể tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó những giảng viên thỉnh giảng chưa đến tuổi nghỉ hưu thì giảng viên nam cũng chiếm chủ yếu giảng viên nam có điều kiện di chuyển, tham gia thỉnh giảng nhiều nơi hơn giảng viên nữ.
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
2.3.5.2. Trình độ chuyên môn của giảng viên
Bảng 2.20. Tổng hợp về cơ cấu trình độ giảng viên cơ hữu giảng dạy hệ cao đẳng của trường CĐXD Số 1
Trình độ Khoa
Giảng viên cơ
hữu
Tuổi bình quân
Giảng viên chính
Tiến
sỹ NCS Thạc sỹ
Kỹ sư, CN
Xây dựng 51 33 1 2 36 12
CTN & MT 8 36 5 3
Kinh tế 24 34 14 10
Lý luận CT 7 32 5 2
Cơ bản 22 35 14 8
Tổng 112 34 1 2 74 35
Tỷ lệ so với tổng
số GV cơ hữu 75,2% 2,7% 66,1% 31,2%
“Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính trường CĐXD Số 1”
Nhìn bảng 2.20 có thể thấy số lượng giảng viên có trình độ phó giáo sư, tiến sỹ là rất ít, đây là một hạn chế lớn của nhà trường trong việc đào tạo cũng như việc phát triển nâng cấp thành trường đại học. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất là do yếu tố lịch sử để lại, với lượng giáo viên trước đây là giáo viên của một trường trung cấp, nên việc học tập lên cấp tiến sỹ chưa được chú trọng đúng mức. Thứ hai là thế hệ giáo viên cũ đã lớn tuổi, ngại đi học.
Từ sau khi trường nâng cấp lên trường Cao đẳng, số lượng giảng viên tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Giảng viên tuyển mới có trình độ đại học và thạc sỹ. Trong những năm gần đây, số lượng giảng viên cũ nghỉ hưu, giảng viên mới tuyển nên trình độ giảng viên trong nhà trường có sự biến chuyển mạnh mẽ.
Trong tổng số 112 giảng viên cơ hữu giảng dạy hệ cao đẳng của trường có 01 tiến sỹ, 02 thạc sỹ đang làm nghiên cứu sinh, 74 thạc sỹ, 35 người có trình độ đại học. Tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học là 68,77%, 80,3% giảng viên
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
của trường được đào tạo về phương pháp giảng dạy ở bậc đại học, 52,7% ngoại ngữ trình độ C (tiếng anh), 35% trình độ B (tiếng anh), khai thác sử dụng thành thạo máy tính cá nhân phục vụ giảng dạy và NCKH; 3% có chứng chỉ giám sát thi công;
5% có chứng chỉ tư vấn thiết kế.
Trước thực tế hiện nay, nhà trường nên xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên; ban hành chế độ khuyến khích cán bộ, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn sau đại học và chế độ thu hút, trọng dụng người có bằng tiến sỹ đúng chuyên ngành về trường làm việc. Phấn đấu đến năm 2015 đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường có trình độ sau đại học trên 80%, trong đó trình độ tiến sỹ, NCS đạt trên 15%.
Đối với giảng viên thỉnh giảng, nhà trường đã mời 20 giảng viên công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, học viện và các cơ quan quản lý tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề trong đó có 01 giáo sư và 19 tiến sỹ, thạc sỹ.
Đội ngũ giảng viên dạy trung cấp và dạy nghề của trường có 37 người, trong đó giáo viên có trình độ đại học 28 người, giáo viên dạy nghề có trình độ thợ bậc 5/7 trở lên có 09 người. Giáo viên dạy nghề có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy thực hành.
2.3.5.3. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Không có nhà trường nào cung cấp đầy đủ kiến thức cho người học, đặc biệt là trong hoàn cảnh khoa học kỹ thuật phát triển theo một tốc độ không kiểm soát nổi như ngày nay.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, người giảng viên không thể tự bằng lòng với những kiến thức thu nhận được trên giảng đường đại học trước đây, mà phải thường xuyên nâng cao trình độ. Tự học để hoà nhập với sự phát triển của khoa học kỹ thuật là điều không tránh khỏi nếu chúng ta không muốn bị cuộc sống đẩy ra khỏi dòng chảy của nó. Chính vì thế mà khi giảng dạy ở bậc CĐ, ĐH thì mỗi người đều phải phấn đấu để ít nhất đạt được trình độ thạc sỹ, nếu không thì sẽ bị xếp vào loại “cơm chấm cơm”.
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
Thực hiện công tác NCKH là một hình thức tự đào tạo, nâng cao trình độ. Có thể nói đây là một lý do quan trọng để trong quy định về nhiệm vụ của giảng viên các trường CĐ, ĐH.
NCKH là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, được nhà trường xây dựng và ban hành quy chế hoạt động. Công tác NCKH trong những năm gần đây phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Trong 5 năm (2007 – 2012) có 125 đề tài NCKH cấp trường, 07 đề tài NCKH cấp Bộ, 03 dự án sự nghiệp kinh tế. Các đề tài nghiên cứu được đánh giá cao trong hội nghị khoa học cấp trường, cấp Bộ, góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo. Các lĩnh vực nghiên cứu, các hội thảo khoa học của Trường, tập trung nhiều về lĩnh vực: đào tạo (đổi mới chương trình), ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất.
Nhà trường đã ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ đối với tất cả đội ngũ cán bộ giảng dạy bao gồm giảng viên chính, giảng viên và giáo viên Trường CĐXD Số 1.
Định mức hoạt động (KH&CN)
Bảng 2.21. Định mức hoạt động KH&CN chuẩn Chức danh
Nhiệm vụ
Giảng viên (giáo viên)
Phó giáo sư, giảng viên chính
1. Hệ Cao đẳng
Giảng dạy 900 giờ = 22,5 tuần 900 giờ = 22,5 tuần Nghiên cứu khoa học 500 giờ = 12,5 tuần 600 giờ = 15 tuần Hoạt động chuyên môn và các
nhiệm vụ khác 360 giờ = 09 tuần 260 giờ = 6,5 tuần 2. Hệ TCCN
Giảng dạy 1440 giờ = 36 tuần
Nghiên cứu khoa học
Hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác
320 giờ = 08 tuần
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
Nhìn vào bảng 2.21 ta thấy: Đối với giảng viên giảng dạy hệ cao đẳng thì thời gian giảng dạy và NCKH, tham gia hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác tương đương nhau (22,5 tuần và 21,5 tuần). Điều này cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc NCKH đối với giảng viên.
Đối với giáo viên dạy TCCN thì thời gian NCKH, tham gia hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác chỉ chiếm (8/36) 22% so với thời gian giảng dạy.
Bảng 2.22. Mức quy đổi giờ đối với các hoạt động KH&CN
ĐV tính: giờ (60 phút) TT Các hoạt động Số giờ NCKH (đối với các hoạt động cụ thể)
Cấp Nhà nước Cấp Bộ Cấp Trường
1 Đề tài NCKH các cấp
1500 1000 500
Giải 1,2,3 cấp Bộ
Giải KK cấp Bộ
Được nghiệm thu cấp Trường 2
Hướng dẫn sinh viên NCKH
(số giờ được tính/01 đề
tài đạt giải) 250 200 100
Đăng trên tạp chí khoa học (có tổ chức phản biện)
Đăng trong kỷ yếu hội nghị Trong nước
Quốc tế
Nội dung
KH
Nội dung thông tin
Quốc tế
Quốc gia, ngành
Cấp trường 3
Bài báo khoa học (số giờ được tính
/01 bài báo)
1000 500 200 250 100 50
Cấp Bộ Cấp Trường
Chủ tịch, phản biện, Thư ký
KH
Thành viên
Chủ tịch, phản biện, Thư ký
KH
Thành viên 4
Tham dự Hội đồng khoa học
(số giờ được tính /01 lần tham dự)
100 75 75 30
5 Hợp đồng CGCN, tư
vấn KT thuộc lĩnh < 50 triệu đồng 50 ÷ 100 100 ÷ 300 > 300
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
TT Các hoạt động Số giờ NCKH (đối với các hoạt động cụ thể) đồng vực chuyên môn
(số giờ được tính
/01 hợp đồng) 500 750 1000 1250
Bằng độc quyền sáng chế Bằng độc quyền giải pháp hữu ích 6
Bằng độc quyền sáng chế; bằng độc quyền giải pháp hữu
ích 450 300
Xếp loại A Xếp loại
B Xếp loại C
7
Sáng kiến kinh nghiệm (số giờ được tính
/01 sáng kiến) 150 100 70
Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Giải KK 8
Thiết kế đồ dùng GD, thực hành
(số giờ được tính /01 thiết kế được giải cấp
Trường)
100 80 60 30
Cấp Quốc tế
Cấp Trường
Cấp Q.gia, ngành, địa phương
Trong nước Nước ngoài 9
Báo cáo tham luận Hội nghị Khoa học (số giờ được tính
/01 báo cáo)
30 70 100 200
“Nguồn: Quy định về hoạt động KH&CN, Trường CĐXD Số 1”
Hướng dẫn sinh viên tự học, làm những bài tiểu luận, khóa luận là một biện pháp hiệu quả trong việc dạy cách học, dạy tự học. Hoạt động này có nhiều lợi ích.
Nó giúp cho HS, SV được bồi dưỡng, rèn luyện khả năng tự học. Nó cũng tạo cho họ niềm ham mê học, ham mê tìm tòi. Những HS, SV đã được rèn luyện kỹ năng tự
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
học, sau này họ thường có khả năng phát hiện vấn đề và biết cách tìm đường lối giải quyết vấn đề. Nó cũng là dịp để họ được rèn luyện khả năng diễn đạt, thuyết trình, thuyết phục người khác. Những kỹ năng này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nghề nghiệp, đến sự thành đạt của họ sau này.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, công tác NCKH tại các trường Cao đẳng còn rất nhiều hạn chế: giảng viên vẫn chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động NCKH, vẫn tham gia giảng dạy là chính, chưa nhiệt tình, hăng hái tham gia NCKH. Nhiều giảng viên còn chưa ý thức rõ công tác NCKH là nhiệm vụ chính của mình chứ không phải chỉ tham gia hời hợt, lấy thành tích, đủ định mức quy định. Cần phải tích cực tham gia NCKH để học tập, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức.
Đối với các trường Cao đẳng, công tác NCKH của giảng viên còn ít chưa nói gì đến công tác NCKH của sinh viên, hầu như không có. Hoạt động NCKH của sinh viên chỉ dừng lại ở mức làm tiểu luận môn học, đồ án môn học…chưa có đề tài NCKH dành cho sinh viên.