Phân tích mục tiêu và chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng (Trang 61 - 67)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1

2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

2.3.1. Phân tích mục tiêu và chương trình đào tạo

Đối với từng ngành học, Nhà trường có mục tiêu và CTĐT riêng. Các CTĐT được xây dựng dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Việc phân công và thực hiện kế hoạch giảng dạy đúng qui định, phù hợp với tình hình thực tế của trường. Kế hoạch thời khoá biểu ổn định thường xuyên được cập nhật trên Website của trường. Hiện nay nhà trường đang triển khai nghiên cứu chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Nhà trường tiếp tục xây dựng CTĐT của từng ngành theo hướng: mục tiêu đào tạo phải bám sát mục tiêu thực tiễn, phù hợp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo tính cân đối về nội dung chương trình trong việc liên thông đào tạo lên bậc học cao hơn, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Các mục tiêu trên sẽ được cụ thể hoá đối với từng cấp đào tạo ở mỗi ngành đào tạo.

Ngoài những mục tiêu cụ thể cho từng ngành nghề nhà trường còn có những mục tiêu chung như mục tiêu về chính trị, đạo đức và thể chất và trình độ của HS, SV sau khi tốt nghiệp ra trường.

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng

Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là phần lớn HS, SV tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng vì thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm nhận các vị trí công việc mà họ dự tuyển. Phần lớn HS, SV thiếu hoặc yếu các kiến thức, kỹ năng thực hành (có thể áp dụng vào thực tế công việc) mặc dù đã được đào tạo bài bản suốt mấy năm học, đặc biệt là rất yếu về các kỹ năng mềm.

Do vậy, nhà trường cần phải tiến hành rà soát lại mục tiêu đào tạo của từng ngành nghề theo hướng mục tiêu đào tạo phải bám sát mục tiêu thực tế, phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ, đảm bảo tính cân đối, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của doanh nghiệp.

2.3.1.2. Phân tích chương trình đào tạo

CTĐT của trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu đã đề ra. Nội dung đào tạo một phần dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một phần nhà trường tự xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo và bậc đào tạo.

Hàng năm nhà trường tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh CTĐT các ngành, các bậc học từ trung cấp, cao đẳng chính quy và cao đẳng liên thông. Đến nay, nhà trường đã thống nhất chương trình khung, CTĐT, đề cương chi tiết cho các ngành học.

Để đánh giá về CTĐT, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về thực trạng công tác đào tạo cử nhân Cao đẳng xây dựng tại một số trường Cao đẳng trực thuộc Bộ Xây dựng.

Bảng 2.14. Tổng hợp khối lượng kiến thức toàn chương trình của một số trường CĐXD

HP bắt buộc HP tự chọn

Trường ĐVHT

Số ĐVHT

%/

Tổng CT Số ĐVHT

%/

Tổng CT

Ghi chú Khung của Bộ GD&ĐT

(tối thiểu) 150 112 74.67 38 25.33

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng

HP bắt buộc HP tự chọn Cao đẳng Xây dựng số 1 160 160 100 - - Cao đẳng Xây dựng số 2 158 158 100 - - Cao đẳng XD Miền Tây 153 153 100 - -

Cao đẳng XD CTĐT 159 159 100 - -

Không có HP

tự chọn Nhìn vào bảng 2.14 ta thấy, so với chương trình khung của Bộ GD&ĐT, CTĐT của các trường hầu như đạt chuẩn hoặc vượt về khối lượng tổng thể chương trình.

Một vấn đề trong các CTĐT của các trường là đều không có các học phần tự chọn. Quan điểm này không đáp ứng được tính chất thực, tính đa dạng hoá chương trình của các học phần tự chọn – sinh viên có quyền lựa chọn những học phần (trong số các học phần tự chọn) có hiệu quả hơn cho công việc tương lai của mình, những học phần phù hợp với khả năng của mình hơn…

Do vậy, cần nghiên cứu giảm bớt các môn học bắt buộc, tăng số lượng các môn tự chọn với tỷ lệ đạt từ 13 ÷ 20% tổng khối lượng toàn chương trình, đặc biệt là các học phần trong khối kiến thức chuyên ngành để sinh viên có thể lựa chọn nhằm chuyên sâu hoá ngành nghề theo nhu cầu, khả năng của bản thân.

Bảng 2.15. Khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức chuyên ngành Kiến thức GD

đại cương

Kiến thức GD chuyên nghiệp

Trường Tổng

ĐVHT

ĐVHT %/Tổng

CT ĐVHT %/Tổng CT Khung của Bộ GD&ĐT

Trong đó tối thiểu 43 ĐVHT các học phần bắt buộc

150 60 40% 90 60%

Cao đẳng Xây dựng số 1 160 51 31.88 109 68.12 Cao đẳng Xây dựng số 2 158 43 27.22 115 72.78 Cao đẳng XD Miền Tây 153 58 37.9 95 62.10 Cao đẳng XD CTĐT 159 47 29.56 112 70.44

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng

Đối với khối kiến thức giáo dục đại cương, hầu hết trong CTĐT của các trường đều giảm thiểu tối đa, chưa đạt chuẩn yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Trung bình khối lượng dành cho khối kiến thức giáo dục đại cương của các trường xấp xỉ 50 ĐVHT và đều là các học phần bắt buộc.

Vẫn còn tồn tại những môn học không liên quan đến ngành nghề trong một số CTĐT, nhưng lại chưa có những môn học trang bị kỹ năng tư duy, giao tiếp, nhận xét đánh giá, phân tích tổng hợp, ứng dụng, làm cho HS, SV lúng túng khi tham gia công việc thực tế sau khi ra trường.

+ Nội dung kiến thức chuyên ngành đào tạo quá dàn trải về lý thuyết và ít coi trọng thực hành.

Theo chương trình khung hầu hết các trường đang giảng dạy thì khối lượng học lý thuyết trên lớp khoảng 75% và khối lượng thực hành khoảng 25% đây có thể nói là một tỷ lệ mất cân đối đặc biệt đối với ngành đào tạo về công nghệ xây dựng (đào tạo nghề).

Như cha ông ta vẫn dạy “trăm hay không bằng tay quen”, một sinh viên khi được học về công nghệ thì phải nắm bắt rất tốt các quy trình thao tác kỹ thuật, quy trình kiểm tra của những công việc cơ bản nhưng trên thực tế thì việc cho các sinh viên thực tập hầu như không có trong các trường, mà nếu có cũng chỉ là giới thiệu qua hình ảnh.

Bên cạnh đó, chính giảng viên hướng dẫn thực hành cũng gặp rất nhiều khó khăn vì một số thầy cũng chưa biết mà nếu có biết thì cũng chỉ là biết trên lý thuyết. Ví dụ môn Kỹ thuật thi công cần phải giúp HS, SV nhiều về thực hành các kỹ thuật, thì giảng viên chủ yếu truyền đạt cho các em thuần tuý lý thuyết theo sách vở mà ít quan tâm đến thực tế. Trên thực tế khi truyền kiến thức cho HS, SV là đơn lẻ ít có tính tổng hợp cho nên khi gặp phải công việc cần đến sự tổng hợp nhiều kỹ năng thì HS, SV không làm được. Phần tổng hợp kiến thức cuối khóa và tạo cho HS, SV kỹ năng tổng hợp kiến thức đáp ứng công việc thức tế là rất hạn chế. Chẳng hạn trong trường, HS, SV được học đầy đủ các kiến thức về kiến trúc, kết cấu, thi công nhưng khi ra công trường yêu cầu tổ chức thi công một đoạn công việc cụ thể có sự kết hợp nhiều công việc thì HS, SV thường lúng túng và giải quyết việc không hiệu quả hoặc cần phải có sự trợ giúp.

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng

Môn thực tập kỹ thuật viên dành cho ngành Xây dựng là một môn học quan trọng đối với HS, SV nhằm giúp các em tiếp cận điều kiện sản xuất và bổ sung những kiến thức thực tế. Tuy nhiên mô hình thực tập kỹ thuật viên hiện nay còn một số hạn chế:

- Nhà trường giao cho các giảng viên tổ môn Thi công thuộc Khoa xây dựng và các giảng viên kiêm nhiệm thuộc phòng ban quản lý, mỗi thầy cô hướng dẫn từ 2 đến 3 lớp (khoảng 80 đến 150 HS, SV).

- Trước khi đi thực tập, HS, SV không được hệ thống kiến thức trên lớp, địa điểm thực tập các em HS, SV tự liên hệ và báo cáo với giảng viên quản lý. Sau đó Nhà trường ký quyết định và giấy giới thiệu cho các HS, SV thực tập tại các địa điểm mà các em đã liên hệ. Tuy nhiên số lượng HS, SV đông, thực tập tại nhiều công trình phân tán (rất nhiều HS, SV liên hệ thực tập tại các công trình ở tỉnh xa), nên công tác quản lý HS, SV không được quan tâm hướng dẫn thường xuyên trong thời gian thực tập, vì vậy việc quản lý HS, SV gặp rất nhiều khó khăn và phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác của các em.

+ Nội dung kiến thức trang bị trong nhà trường nhiều khi bị lạc hậu so với thực tế Do sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ xây dựng nên hiện nay trên thực tế có rất nhiều công nghệ về vật liệu mới, về giải pháp kỹ thuật thi công tiên tiến.

Tuy nhiên trên thực tế tài liệu giảng dạy của giảng viên thường ít cấp nhật và truyền đạt cho HS, SV dẫn đến khi HS, SV ra trường đều rất khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới. Ví dụ: hiện nay trên thị trường phổ biến sử dụng công nghệ lắp ghép của nhà máy bê tông Xuân Mai nhưng các tài liệu giảng dạy lại chưa cập nhật mà chỉ dạy phần lắp ghép cũ của những năm 60; hiện nay trên thực tế các nhà công nghiệp chủ yếu giải pháp khung Zamil nhưng các biện pháp thi công trong các tài liệu đều chưa cập nhật hoặc có cập nhật thì cũng rất hạn chế; hoặc các giải pháp chống thấm, cách âm, cách nhiệt hiện nay phần lớn là khác so với những kiến thức trong các tài liệu về cấu tạo kiến trúc đã được biên soạn trước đây.

+ Kỹ năng mềm của HS, SV khi ra trường quá yếu

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng

Hiện nay phần lớn các CTĐT cũng như phương pháp giảng dạy chủ yếu chỉ trang bị cho HS, SV các kiến thức kỹ năng cứng mà ít quan tâm đến kỹ năng mềm dẫn đến khi ra trường HS, SV thường vấp phải trở ngại về các kỹ năng mềm như: giao tiếp kém, làm việc nhóm bị hạn chế, kỹ năng nói chuyện trước đám đông... Thực tế các nhà quản lý có kinh nghiệm luôn coi trọng kỹ năng mềm của người lao động, theo họ 80%

sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không phải kỹ năng cứng.

Và cũng có 80% nhà quản lý than phiền rằng HS, SV trẻ mới ra trường quá yếu về kỹ năng mềm, không đáp ứng được yêu cầu công việc cho dù họ có bằng cấp tốt.

+ Trình tự nhiều môn học chưa hợp lý

Theo CTĐT, có môn theo điều kiện tiên quyết phải học trước thì thời khóa biểu lại bố trí học song song, hoặc chưa học. Ví dụ đối với CTĐT ngành Xây dựng hệ cao đẳng: môn Vật liệu xây dựng học song song với môn Hóa học đại cương, môn Cơ học đất học trước hoặc học song song với môn Địa chất công trình, môn Nền móng lại học song song với môn Cơ học đất... Việc bố trí môn học như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giảng viên cũng không thuận lợi, giảng viên lại phải giảng bổ sung những kiến thức của những môn mà sinh viên chưa được học, dẫn đến chồng chéo và việc học tập, tiếp thu của HS, SV gặp khó khăn, khó tiếp thu.

Như vậy, CTĐT của trường cần phải được rà soát và bổ sung những kỹ năng cơ bản cho người học, để khi ra trường các em không bỡ ngỡ, thiếu những kỹ năng cơ bản khi bắt đầu công việc mới.

Trong những năm qua (2007 – 2012), nhà trường không ngừng đổi mới CTĐT, cập nhật kiến thức nhằm phù hợp với chuẩn đầu ra đã công bố và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi thực tiễn của thưc tế xã hội.

Hàng năm, Trường chủ động thực hiện rà soát chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo và nội dung CTĐT. Các chương trình đã được đổi mới, hoàn thiện và được công bố gồm:

Đối với hệ Cao đẳng chính quy: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước, Quản lý xây dựng, Kế toán, Công nghệ kỹ

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng

thuật vật liệu xây dựng, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng.

Đối với hệ TCCN: Xây dựng, Cấp thoát nước, Kế toán doanh nghiệp, Kế toán xây dựng.

Đối với hệ Trung cấp nghề: Nề - Hoàn thiện

Chuẩn đầu ra cũng như các CTĐT đều được công bố công khai trên trang thông tin điện tử (Website) của Trường.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)