CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
2.3.7. Phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo
Công tác quản lý đào tạo bao gồm quản lý việc dạy của đội ngũ giảng viên và việc học tập của HS, SV.
Đối với việc dạy của giảng viên trách nhiệm quản lý chính thuộc về các trường, cụ thể là phòng KT&ĐBCL có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục; phòng Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên; quản lý định mức giảng dạy của giảng viên và các chế độ về công tác giảng dạy. Nội dung quản lý về chuyên môn bao gồm quản lý việc thực hiện đầy đủ chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy, giáo án, quản lý việc đánh giá, kiểm tra định kỳ, thi và chấm thi... theo đúng các quy định, tránh hiện tượng cắt xén, mua bằng, bán điểm, thiếu công bằng trong đánh giá, tránh tiêu cực trong thi cử, kiểm tra. Những hiện tượng trên ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của chính người học.
Công tác quản lý việc giảng dạy của giảng viên
Sơ đồ 2.2. Quy trình quản lý việc giảng dạy của giảng viên
Lập kế hoạch giảng
Quản lý lịch trình giảng dạy Quản lý nội dung giảng dạy
Quản lý tổ chức giảng dạy
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
Lập kế hoạch giảng dạy: Phòng Đào tạo phối hợp với các khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch giảng dạy cho toàn khoá học, năm học, kỳ học và tuần học. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là do số lượng giảng viên còn thiếu nên nhiều môn không bố trí đủ giảng viên để có thể xếp thời khoá biểu cả kỳ học, mà phải xếp theo tuần học, cùng lắm xếp trước 3-4 tuần. Do đó, giảng viên không chủ động được thời gian, nhiều khi bị động, dẫn đến quên giờ, bỏ giờ…
Quản lý lịch trình giảng dạy: Trên cơ sở kế hoạch giảng dạy được lập và trình Hiệu trưởng phê duyệt, giảng viên thực hiện công việc giảng dạy của mình.
Nhà trường quản lý việc giảng dạy của giảng viên căn cứ vào thời khoá biểu giảng dạy và quá trình giảng dạy thực tế của giảng viên.
Phòng Đào tạo phối hợp với phòng KT&ĐBCL thường xuyên kiểm tra đột xuất việc thực hiện thời khoá biểu của giảng viên nhằm tăng cường giám sát chất lượng giảng dạy.
Quản lý nội dung giảng dạy: Nội dung giảng dạy của từng môn học được thể hiện trong từng giáo trình, đề cương môn học, vì vậy việc quản lý nội dung giảng dạy phải căn cứ vào giáo trình và thời lượng quy định cho từng môn học, từng đối tượng cụ thể.
Căn cứ vào thời khoá biểu giảng dạy, giảng viên được phân công có trách nhiệm viết giáo án dựa trên giáo trình và các tài liệu tham khảo cho từng đối tượng giảng dạy cụ thể.
Giáo án, giáo trình phải được khoa, bộ môn thông qua về nội dung.
Giảng viên giảng dạy theo đúng nội dung giáo trình hoặc giáo án đã được thông qua.
Quản lý tổ chức giảng dạy: Phòng Đào tạo lập kế hoạch, thời khoá biểu, phân công giảng viên giảng dạy, thời giang giảng dạy, số tiết trong mỗi buổi giảng cho từng học kỳ, từng tuần và từng đối tượng cụ thể.
Quản lý đánh giá kết quả giảng dạy: Đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên được thông qua các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi, tính điểm cho từng môn, từng HS, SV, đánh giá hết môn của người học.
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra quá trình học tập lên lớp chưa diễn ra thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Hầu như, phòng Đào tạo chỉ kiểm tra việc lên lớp, giờ giấc ra vào lớp, lấy sổ lên lớp của giảng viên.
Công tác tổ chức thi và chấm thi
Nhà trưởng tổ chức thi kết thúc môn học thuộc các CTĐT của các hệ, ngành như sau:
1. Các hình thức thi: Thi tự luận, thi trắc nghiệm, thi thực hành.
2. Đề thi
- Đề thi phụ thuộc hình thức thi, được lựa chọn từ ngân hàng câu hỏi thi được Nhà trường nghiệm thu; phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng lưu giữ.
+ Đối với thi Tự luận, Trắc nghiệm: phòng KT&ĐBCL lựa chọn trên cơ sở hướng dẫn sử dụng NHCHT của Tổ môn, trình Ban giám hiệu quyết định; phòng KT&ĐBCL chịu trách nhiệm tổ chức thi.
+ Đối với thi Thực hành: Khoa, Tổ môn lựa chọn từ NHCHT, phòng KT&ĐBCL cùng lưu giữ NHCHT để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát; Khoa, Tổ môn chịu trách nhiệm tổ chức thi.
- Các lớp cùng khoá, hệ, ngành tổ chức thi cùng một thời điểm dùng chung một đề thi, trường hợp thi khác thời điểm thì sử dụng đề thi khác nhau.
- Số lượng đề thi cho một lần thi:
+ Thi tự luận, thực hành: ít nhất 01 đề thi (thông thường thi 02 đề);
+ Thi trắc nghiệm: ít nhất 05 mã đề.
3. In sao đề thi
Trong quá trình in sao, đơn vị tổ chức thi phải chịu trách nhiệm chất lượng, số lượng bản in sao. Tất cả các đề thi dự kiến, chính thức và dự bị và các tài liệu liên quan được bảo mật đến thời điểm thi. Đáp án được bảo mật đến thời điểm chấm thi.
4. Giấy thi
Giấy thi là giấy dùng làm bài thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo mẫu của Bộ GD&ĐT hoặc mẫu quy định của Nhà trường. Đối với môn học có đặc thù, yêu cầu riêng, giấy thi có thể được thực hiện theo mẫu do Khoa, Tổ môn đề nghị.
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
5. Danh sách phòng thi
Danh sách HS, SV đủ điều kiện dự thi giảng viên giảng dạy gửi về phòng Đào tạo trước 01 tuần để kiểm tra, phòng Đào tạo chuyển về phòng KT&ĐBCL chậm nhất là 03 ngày trước khi thi; lập danh sách phòng thi theo vần a, b, c…; mỗi phòng thi bố trí không quá 40 HS, SV, 02 người/bàn..
6. Coi thi (đối với hình thức thi Tự luận, Trắc nghiệm)
- Cán bộ coi thi (CBCT) là cán bộ giảng dạy tại các Khoa, Tổ môn hoặc cán bộ viên chức kiêm nhiệm giảng dạy tại các Phòng, Trung tâm. Trường hợp là viên chức thuộc Phòng, Trung tâm không phải là giảng viên kiêm nhiệm thì phải có ý kiến của Ban giám hiệu. Mỗi phòng thi có hai CBCT. Sau khi thi xong, CBCT bàn giao bài thi, giấy tờ liên quan cho phòng KT&ĐBCL (có ký biên bản giao, nhận).
- Trong khi coi thi, CBCT đeo thẻ viên chức nhà trường thay cho thẻ cán bộ coi thi.
- CBCT có chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành, ngoài ra CBCT tuân thủ “Quy định về công tác coi thi và xử lý vi phạm quy chế thi” (quy định này là hướng dẫn nội bộ, có trong tài liệu phòng thi);
- Chế độ cho CBCT theo các quy định hiện hành của Nhà trường.
7. Quy trình chấm thi Tự luận, Trắc nghiệm
Rọc phách: Phòng KT&ĐBCL thực hiện đánh số phách, rọc phách, niêm phong phách và bàn giao bài thi cho cán bộ chấm thi (có phiếu chấm và biên bản kèm theo).
Chấm thi: Mỗi môn học chấm thi, trưởng môn chấm thi đồng thời là trưởng Tổ môn quản lý môn học đó. Trưỏng môn chấm thi chịu trách nhiệm phân công, đôn đốc cán bộ chấm thi để thời gian chấm thi đảm bảo đúng kế hoạch. Mỗi bài thi gồm hai cán bộ chấm thi theo quy định (hai vòng độc lập) tại phòng chấm thi dưới sự giám sát của phòng KT&ĐBCL. Chế độ cho cán bộ chấm thi theo các quy định hiện hành của Nhà trường.
Khớp phách và báo điểm:
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
- Sau khi thống nhất điểm chấm thi, hai cán bộ chấm thi ghi điểm thành phần (điểm từng câu), điểm toàn bài vào các vị trí quy định của bài thi, cùng ký vào phiếu chấm thi, bài thi theo số phách, số túi; bàn giao cho phòng KT&ĐBCL để khớp phách.
- Trưởng Tổ môn và thư ký phòng KT&ĐBCL chịu trách nhiệm khớp phách với danh sách HS, SV dự thi và ký vào bảng kết quả điểm thi theo danh sách phòng thi;
- Bản gốc kết quả điểm thi theo danh sách phòng thi, số phách được lưu tại phòng KT&ĐBCL. Bản sao không có số phách được chuyển cho phòng Đào tạo, Tổ môn và công bố công khai cho HS, SV trên website và bảng tin.
Thời gian chấm thi (không kể thứ 7, chủ nhật):
- Phòng KT&ĐBCL rọc phách và chuẩn bị công tác chấm thi trong 03 ngày kể từ ngày thi;
- Trưởng Tổ môn (Trưởng môn chấm thi) chịu trách nhiệm đôn đốc, sắp xếp cán bộ chấm thi theo kế hoạch yêu cầu, đảm bảo công bố kết quả sau 10 ngày kể từ ngày thi.
8. Phúc khảo bài thi
HS, SV có quyền phúc khảo bài thi, thời gian thủ tục như sau:
HS, SV nộp đơn xin phúc khảo bài thi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả điểm thi môn học kèm theo lệ phí theo qui định của trường;
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, nhà trường thông báo kết quả phúc khảo cho HS, SV.
Qui trình tổ chức chấm phúc khảo như sau:
Phòng KT&ĐBCL tra cứu số phách, số báo danh để tìm bài thi. Kiểm tra sơ bộ tình trạng bài thi (cộng lại điểm thành phần, đối chiếu điểm đã công bố để phát hiện sai sót kỹ thuật nếu có);
Tổ chức chấm thi phúc khảo theo quy định, cán bộ chấm phúc khảo không trùng cán bộ chấm thi ban đầu;
Điểm phúc khảo sau khi đối thoại giữa hai cặp chấm và được phòng KT&ĐBCL trình Ban giám hiệu ký duyệt là điểm chính thức của bài thi.
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
Tuy nhiên công tác thi và tổ chức thi kết thúc học phần/ môn học vẫn còn một số tồn tại:
Việc sắp xếp thời khoá biểu của các lớp cùng khoá, hệ, ngành vẫn chưa thống nhất, không đồng đều nên việc tổ chức thi không diễn ra cùng một thời điểm, dẫn đến trong cùng một kỳ, một môn học được tổ chức thi quá nhiều lần (5, 6 lần) gây lãng phí tốn kém trong việc làm đề thi, việc bố trí giáo viên chấm thi.
Nhiều môn học kết thúc muộn, nhưng lại thi ngay nên giảng viên dạy gửi danh sách HS, SV đủ điều kiện dự thi về phòng Đào tạo muộn, sát ngày thi, do đó việc kiểm tra, đối chiếu của phòng Đào tạo chỉ là hình thức.
Một số môn học chưa có NHCHT nên nhiều khi việc làm đề thi của phòng KT&ĐBCL rất bị động, số lượng đề thi ít, phụ thuộc vào lịch thi, giáo viên ra đề thi.
Một số môn học có đặc thù, yêu cầu riêng, có mẫu giấy thi riêng, như môn vẽ kỹ thuật và cấu tạo kiến trúc yêu cầu vẽ trên giấy A3 dày, in sẵn dòng kẻ mờ để HS, SV vừa có thể vẽ và viết trên cùng một tờ giấy, mà việc tẩy xoá hình vẽ bằng bút chì không bị ảnh hưởng; môn tiên lượng xây dựng phải vẽ nhiều bảng phân tích số liệu nên khoa cũng đề nghị in giấy thi theo mẫu, có sẵn khung bảng biểu để HS, SV đỡ mất thời gian vẽ bảng biểu… Tuy nhiên vẫn chưa được thực hiện, nguyên nhân là do gần đến kỳ thi các khoa, bộ môn mới đề nghị nên việc in ấn giấy thi theo mẫu mới chưa được thực hiện, HS, SV vẫn sử dụng giấy thi chung.
Đôi lúc vẫn còn hiện tượng cán bộ coi thi không làm tròn nhiệm vụ, vẫn ra ngoài hành lang nói chuyện, trông thi còn lỏng lẻo. Vẫn có hiện tượng HS, SV sử dụng tài liệu, quay cóp, trao đổi, chép bài, thi hộ trong phòng thi.
Mặc dù nhà trường đã quy định mỗi bài thi gồm hai cán bộ chấm thi theo quy định (hai vòng độc lập) tại phòng chấm thi dưới sự giám sát của phòng KT&ĐBCL, tuy nhiên số nhân lực của phòng KT&ĐBCL còn ít, đến cuối học kỳ việc coi thi và tổ chức thi dày đặc nên đôi lúc không có người giám sát việc chấm thi, dẫn đến việc cán bộ chấm thi thứ nhất sau khi chấm ghi điểm vào phiếu chấm còn cán bộ chấm thứ hai chỉ việc chép điểm từ phiếu chấm vào bài thi. Do đó
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
không tránh khỏi sai sót, tiêu cực. Một tiêu cực nữa là, mặc dù bài thi đã được rọc phách, nhưng vẫn có hiện tượng cán bộ chấm thi, trong quá trình chấm thi ngồi tìm bài đã được đánh dấu để nâng điểm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên đó chỉ là một bộ phận nhỏ CBCT chưa ý thức hết được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; hầu hết các cán bộ coi thi thực hiện rất nghiêm túc, đúng nội quy, quy định.
Tóm lại, vẫn còn những tồn tại trên nguyên nhân là do: Thanh tra đào tạo, thanh tra học tập trên lớp và thanh tra việc thi cử chưa hoạt động thường xuyên, hay có thể nói là rất ít hoạt động. Chỉ khi nào có sự vụ xảy ra thì mới thấy có sự hoạt động của Ban thanh tra. Nguyên nhân sâu xa là do Ban thanh tra chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, nhà trường chưa có quy định cụ thể về quy trình tổ chức hoạt động của thanh tra đào tạo. Do vậy, cần xây dựng quy định về quy trình tổ chức hoạt động của thanh tra đào tạo nhằm phát hiện, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những thiếu sót, sai phạm trong triển khai thực hiện công tác đào tạo, quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với Ban Giám hiệu biện pháp khắc phục và xử lý hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).
Công tác quản lý và giáo dục học sinh sinh viên
Đối với người học, để đảm bảo chất lượng, công tác quản lý phải hướng vào quản lý việc thực hiện quy chế học tập, rèn luyện đạo đức, thi cử, đảm bảo tính trung thực trong học tập... khắc phục những hiện tượng gian lận, tiêu cực trong thi cử. Để người học phát triển toàn diện cần tạo điều kiện thực hiện tốt việc giáo dục thể chất, vệ sinh học đường, tránh các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, game online ... đang xâm nhập vào các trường học.
Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường xác định công tác quản lý và giáo dục HS, SV là một trong những công việc quan trọng để bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất của HS, SV. Ngay từ đầu khoá học, nhà trường đã tiến hành tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân – Học sinh sinh viên” thực hiện đúng theo quy định của Bộ giáo dục Đào tạo, yêu cầu 100% HS, SV mới nhập học tham gia. Với các chuyên đề về học tập nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, giới thiệu ngành
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng
nghề đào tạo, phổ biến quy chế học sinh sinh viên, tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn ma tuý và tệ nạn xã hội… Các chuyên đề trên được giảng viên các khoa Chính trị, phòng đào tạo, phòng công tác HS, SV, đoàn thanh niên, hội sinh viên… đảm nhận.
Phòng công tác học sinh sinh viên thực hiện chức năng nhiệm vụ và phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm (GVCN) tổ chức sinh hoạt lớp hàng tuần, hàng tháng.
Một trong những nội dung quan trọng của các buổi sinh hoạt là đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân. Việc triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung nghiên cứu, thảo luận, tìm hiểu, học tập các văn bản pháp luật như: Luật Thanh niên, Luật Giáo dục, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma túy được tiến hành thường xuyên; tổ chức cho HS, SV ký cam kết không vi phạm pháp luật và không mắc các tệ nạn xã hội.
Trước đây, công tác GVCN được giao cho các cán bộ phòng Công tác Học sinh sinh viên nên mỗi GVCN phụ trách từ 10 đến 15 lớp. Như vậy, các GVCN không thể quán xuyến hết công việc của mình dẫn đến việc quản lý HS, SV gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, công tác này đã được giao về cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, mỗi giáo viên chủ nhiệm 01 lớp.
Việc đánh giá kết quả rèn luyện của HS, SV được tiến hành thường xuyên hàng tuần, hàng tháng do các GVCN và phòng công tác HS, SV đảm nhận.
Tuy nhiên còn một số tồn tại trong công tác quản lý HS, SV:
Một số GVCN ngại sinh hoạt lớp hàng tuần, hàng tháng; chưa tích cực cập nhật các quy chế về đạo tạo, quản lý HS, SV để hướng dẫn, tư vấn cho HS, SV, chưa thường xuyên quan tâm, chưa nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của HS, SV, chưa làm tốt vai trò động viên, định hướng học tập và tư tưởng cho HS, SV, chưa làm cho các em hiểu được tầm quan trọng của việc yêu học tập, yêu lao động, yêu nghề mà mình đang theo học, do đó kết quả học tập chưa cao, nhiều HS, SV bị thi lại và học lại.
Việc sinh hoạt tuần, sinh hoạt tháng chưa thực hiện nghiêm túc, chưa có