Phân tích chất lượng đầu vào

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1

2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

2.3.6. Phân tích chất lượng đầu vào

Chất lượng đầu vào của một trường đại học, cao đẳng được đánh giá thông qua chất lượng tuyển sinh đầu vào của trường đó. Tại Trường CĐXD Số 1, nhà trường áp dụng hình thức xét tuyển nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 theo kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối A (đối với hệ cao đẳng), xét tuyển theo kết quả học tập hai môn Toán, Vật lý năm cuối cấp (đối với hệ TCCN).

Đánh giá chất lượng đầu vào của trường, chúng ta có thể tham khảo bảng số liệu sau.

Bảng 2.23. Tổng hợp điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 hệ Cao đẳng trong 5 năm 2008 - 2012 của Trường CĐXD Số 1

TT Năm

Ngành 2008 2009 2010 2011 2012

Điểm sàn 10 10 10 10 10

1 Xây dựng 11 11 11.5 11.5 11

2 Cấp thoát nước 10 10 10 10 10

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng

TT Năm

Ngành 2008 2009 2010 2011 2012

3 Kinh tế Xây dựng 10.5 11 11 11 11

4 Kế toán 10.5 11 10.5 10 10

5 Vật liệu Cấu kiện XD 10 10 10 10 10

6 Kỹ thuật hạ tầng đô thị 10 10 10 11 11.5

7 Quản trị kinh doanh 10 10 10

8 Tài chính ngân hàng 10 10 10

Nhìn vào bảng 2.23 ta thấy: So với mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT, điểm trúng tuyển NV1 vào trường CĐXD Số 1 hàng năm thường ở mức bằng điểm sàn hoặc cao hơn điểm sàn 0,5 đến 01 điểm.

Đối với ngành Xây dựng là ngành chủ chốt của trường, nên điểm trúng tuyển năm nào cũng cao hơn điểm sàn và cao nhất so với các ngành còn lại của trường.

Bên cạnh ngành Xây dựng, các ngành khối kỹ thuật như Kinh tế xây dựng, kỹ thuật hạ tầng đô thị cũng có điểm trúng tuyển cao hơn các ngành khối kinh tế.

Nguyên nhân là do Trường CĐXD Số 1 là trường có truyền thống đào tạo cán bộ kỹ thuật xây dựng, các ngành cao đẳng kinh tế mới được mở, mới đào tạo nên chưa được nhiều sinh viên để ý, nhất là với các sinh viên khối kinh tế, các em cũng không để ý nên không biết trường có đào tạo ngành kinh tế.

Bảng 2.24. Tổng hợp điểm trúng tuyển nguyện vọng 2 hệ Cao đẳng trong 5 năm 2008 - 2012 của Trường CĐXD Số 1

TT Năm

Ngành 2008 2009 2010 2011 2012

Điểm sàn 10 10 10 10 10

1 Xây dựng 11 13 14 13.5 14

2 Cấp thoát nước 10 10 11 11.5 12

3 Kinh tế Xây dựng 10.5 11 14 13.5 13

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng

TT Năm

Ngành 2008 2009 2010 2011 2012

4 Kế toán 10.5 11 13 12 13.5

5 Vật liệu Cấu kiện XD 10 10 11 12.5 13

6 Kỹ thuật hạ tầng đô thị 10 11 12 13 13.5

7 Quản trị kinh doanh 10 11 12

8 Tài chính ngân hàng 10 11.5 11

Nhìn vào bảng 2.24 ta thấy: Điểm trúng tuyển năm 2008 vào các ngành đều thấp, chỉ bằng điểm sàn hoặc hơn điểm sàn 1 điểm. Nguyên nhân là do mặt bằng chung của điểm thi ĐH, CĐ năm đó thấp, nên điểm trúng tuyển thấp.

Điểm trúng tuyển ngành Xây dựng các năm đều cao từ 13 đến 14 điểm. Như vậy có thể thấy, chất lượng đầu vào ngành Xây dựng của Trường CĐXD Số 1 cao, vì so với điểm sàn ĐH thì điểm xét tuyển NV2 đối với các trường ĐH cũng chỉ từ 13 điểm; nhiều trường ĐH điểm trúng tuyển NV2 cũng chỉ từ 13 điểm, nhất là các trường ĐH dân lập, ví dụ như điểm trúng tuyển NV2 năm 2011 của các trường: ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội, ngành Công nghệ thông tin 13 điểm, Học viện quản lý giáo dục ngành tin học ứng dụng 13 điểm, ĐH dân lập Phương Đông, các ngành khối A đều là 13 điểm… Ngoài ra, một số trường cũng không tuyển đủ chỉ tiêu, nên phải tuyển thêm NV3.

Điểm trúng tuyển ngành Kinh tế Xây dựng cũng cao từ 11 đến 14 điểm, nguyên nhân là do nhiều sinh viên lựa chọn theo học ngành này vì khi ra trường các em dễ xin việc, nhu cầu xã hội cũng rất cần.

Điểm trúng tuyển ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị 2 năm 2011, 2012 thuộc vào top điểm cao của trường, nguyên nhân có thể là do sau khi đổi tên ngành theo CTĐT mới các em nhầm lẫn giữa tên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dưng (chuyên ngành Xây dựng) với ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị), nên nhiều em lựa chọn vào ngành này, dẫn đến điểm trúng tuyển của ngành này cao.

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng

Hiện nay xã hội cũng đang cần những cử nhân cao đẳng Vật liệu xây dựng, nên điểm trúng tuyển vào ngành này cũng tăng dần theo các năm.

Ngành Cấp thoát nước điểm trúng tuyển thấp là do có rất ít thí sinh đăng ký (chỉ tuyển được đủ chỉ tiêu), hoặc các em đăng ký học để giữ chân, còn năm sau lại thi lại đại học.

Đối với 2 ngành Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh là 2 ngành mới đào tạo từ năm 2010, nên điểm trúng tuyển vào 2 ngành vẫn còn thấp, chỉ bằng điểm sàn hoặc hơn điểm sàn 1, 2 điểm.

Bảng 2.25. Tổng hợp điểm trúng tuyển nguyện vọng 2 hệ Cao đẳng từ năm 2008 - 2012 của Trường CĐXD Số 1, Trường CĐXD Nam Định

2008 2009 2010 2011 2012

TT

Năm/

Trường Ngành

XD 1

XD

XD 1

XD

XD 1

XD

XD 1

XD

XD

1

XD 1 Xây dựng 11 10 13 10 14 10 13.5 10 14 10 2 Kinh tế XD 10.5 10 11 10 14 10 13.5 10 13 10 3 Kế toán 10.5 10 11 10 13 10 12 10 13.5 10 Nhìn vào bảng 2.25 ta thấy: Trường CĐXD Số 1 và trường CĐXD Nam Định có 3 ngành đào tạo giống nhau là Xây dựng, Kinh tế XD và Kế toán.

Điểm trúng tuyển NV2 của trường CĐXD Nam Định đều thấp hơn điểm trúng tuyển NV2 của trường CĐXD Số 1 và chỉ bằng điểm sàn xét tuyển cao đẳng.

Nguyên nhân là do: Trường CĐXD Nam Định ở xa trung tâm Hà Nội, nên việc tuyển sinh rất khó khăn, chủ yếu là HS, SV của địa phương hoặc các vùng lân cận;

công tác tuyển sinh hàng năm rất vất vả, hầu như chỉ tuyển đủ chỉ tiêu, nên không có sự cạnh tranh. Mặc dù 2 trường cùng thuộc Bộ Xây dựng, nhưng trường CĐXD Số 1 có nhiều lợi thế hơn về địa điểm, quy mô và ngành nghề đào tạo, nên chất lượng đầu vào cao hơn so với trường CĐXD Nam Định.

Tóm lại, chất lượng tuyển sinh đầu vào của Trường CĐXD Số 1 được xếp vào tốp khá của Bộ Xây dựng. Điểm trúng tuyển đầu vào tương đối cao, công tác tuyển sinh hàng năm khá thuận lợi. Tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế:

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường CĐXD số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng

Do điểm trúng tuyển đầu vào tương đối cao, nên nhiều sinh viên sau khi vào học vẫn có tư tưởng năm sau thi lại đại học, nên trong quá trình học tập tại trường các em còn lơ là, chưa chú tâm vào học, vừa học vừa ôn để thi lại đại học, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Do vậy, nhà trường cần có biện pháp hỗ trợ, giáo dục tư tưởng, định hướng nghề nghiệp, để giúp các em ổn định, xác định rõ mục tiêu, yên tâm học tập.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 và giải pháp nâng cao chất lượng (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)