Nội dung nâng cao chất lượng công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 31 - 39)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng công chức cấp xã

Chất lượng về đội ngũ công chức là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện, được xác định trên cơ sở tiêu chí về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức cấp xã nói riêng, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2.1.3.1. Về phẩm chất chính trị

Đây là tiêu chuẩn đầu tiên, là điều kiện đối với mỗi người công chức. Để trở thành những nhà tổ chức, những người công chức có năng lực trước hết phải là người có phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị của đội ngũ công chức cấp xã được biểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), đó là con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khó khăn thử thách.

Đồng thời phải có biện pháp để đường lối đó vào thực tiễn của nhân dân địa phương.

Phẩm chất chính trị của người công chức cấp xã còn biểu hiện thông qua thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của đồng bào nhân dân tại địa phương. Người công chức có phẩm chất chính trị tốt phải là người luôn trăn trở trước những khó khăn ở địa phương;

phải có quyết tâm đưa địa phương cơ sở nơi mình công tác ngày càng phát triển về mọi mặt, thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh. Một công chức có phẩm chất chính trị tốt không chỉ bằng những lời tuyên bố, hứa hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (Vũ Huy Bình, 2010).

2.1.3.2. Về phẩm chất đạo đức

Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với đội ngũ công chức, nó là cái gốc của người công chức. Người công chức phải có đầy đủ đạo đức cách mạng thì mới có đủ điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Đảng. Nếu thiếu hoặc yếu kém đạo đức cách mạng sẽ không thể làm tốt công việc được giao và nó là nguyên nhân của tệ quan liêu, tham nhũng tạo nên nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, sự sống còn của chế độ. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức cách mạng. Người viết "Cũng như sông thì có nguồn, mới có nước, không có nguồn thì cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo; người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" (Hồ Chí Minh, 1995).

Người công chức có tinh thần đạo đức cách mạng phải là người công chức hội tụ đủ 5 đức tích đó là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Những đức tính tốt đẹp đó phải thể hiện ra bên ngoài trong công việc hàng ngày của người công chức.

Luôn luôn gương mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng, vụ lợi cá nhân, sinh hoạt bê tha, có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng; quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân; sâu sát với công việc; không quan liêu cửa quyền, gây phiền hà cho nhân dân; tác phong làm việc khoa học, dân chủ, không chạy theo vụ lợi, nói đi đôi với làm. Đó là những tiêu chí đánh giá đạo đức của người cán bộ, công chức. Người công chức phải luôn có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, khiêm tốn, giản dị, trung thực không cơ hội, có nếp sống văn minh, nêu gương cho quần chúng. Như vậy mới tạo được niềm tin từ phía nhân dân, thuyết phục được nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với sự nghiệp cách mạng (Trần Tuấn Duy, 2008).

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có sự chuyển biến nhanh chóng và xã hội xuất hiện nhiều vấn đề hết sức phức tạp, trong đó phải kể đến trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, và sự đòi hỏi của xã hội với đội ngũ công chức càng ngày một cao hơn. Thêm vào đó công tác quản lý xã hội cũng đòi hỏi người công chức phải tạo lập cho mình một uy tín nhất định đối với nhân dân. Việc nâng cao phẩm chất đạo đức ở người công chức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nhất là sau khi cách mạng thành công, ngoài việc lãnh đạo, quản lý đất nước, trước những khó khăn phải chống thù trong, giặc ngoài, Bác vẫn chăm lo việc giáo dục đạo đức cho người công chức trong các cơ quan nhà nước non trẻ. Khi điều kiện và tình hình cách mạng thay đổi, trong khi nói chuyện với anh, chị em Công chức ở Thủ đô, Bác đã nhắc nhở: “Chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính” (Lê Văn Tích, 2000).

2.1.3.3. Về trình độ năng lực

Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người công chức. Chính năng lực quyết định hiệu quả công việc của người công chức. Năng lực là chủ thể bao gồm nhiều yếu tố nhưng trong đó có hai yếu tố quan trọng cơ bản tạo thành hai điều kiện cần và đủ cho chủ thể, đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực chủ thể chỉ xuất hiện và tồn tại ở con người và phát triển dần theo lứa tuổi, đồng thời nó phụ thuộc vào sức khỏe, kỹ năng điều khiển của hành vi, trình độ văn hóa, nhận thức và trình độ giao tiếp của mỗi người, mỗi tập thể, con người tự mình tạo lập và thực hiện các hành vi xử sự của mình, đồng thời trực tiếp tham gia vào các quan hệ theo mục tiêu do mình đề ra nhằm đáp ứng các yêu cầu về vật chất và tinh thần của bản thân và của cả cộng đồng. Năng lực thường có quan hệ mật thiết với quyền lực, hiệu lực và hiệu quả. Quyền lực chỉ là tiền đề cho năng

lực, năng lực là thước đo hoặc là chuẩn mực biểu thị quyền lực của bộ máy nhà nước trong thực tiễn đời sống xã hội. Nếu một cá nhân hay một tổ chức nào đó có một khối quyền hạn to lớn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao cho nhưng bản thân họ không có năng lực hoặc năng lực yếu kém thì họ không thể biến khối thẩm quyền đó thành hiện thực, nghĩa là không thể thực hiện được quyền lực của mình (Lê Thị Liên, 2015).

Lênin rất đề cao trình độ năng lực của người cán bộ, công chức. Người viết: "... chỉ dựa vào tinh thần xung kích phấn khởi và nhiệt itnh không thôi thì không thể làm được gì cả" (V.I.Lênin, 1974). Đồng thời, theo Lênin "Lòng trung thành được kết hợp với năng lực hiểu biết về con người, về năng lực giải quyết những vấn đề về tổ chức thì chỉ có lòng trung thành đó mới có thể rèn luyện ra tổ chức lớn". (V.I.Lênin, 1978).

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người không chỉ đề cao đạo đức cách mạng mà yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải luôn luôn học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ năng lực. Người phê phán bệnh lười biếng, lười học là: "Khuyết điểm rất to, khác nào như người thầy thuốc đi chữa bệnh cho người khác mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa , do đó phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995).

Nhưng đồng thời lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học phải đi đổi với hành, nếu không đó cũng chỉ là lý luận suông mà thôi. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:

"Năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, mà phần lớn do công tác, do luyện tập mà có". Năng lực, theo Người nó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người không phải tự nhiêm mà có;

năng lực được pháy triển trong quá trình hoạt động thực tiễn. Người lười biếng, trốn tránh lao động thì năng lực không thể phát triển được (Hồ Chí Minh, 1995).

Có thể hiểu, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Năng lực là những phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo cho con người có khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao. Mỗi con người có khả năng trong một hoạt động nhất định nào đấy có ích cho xã hội. Nghiên cứu năng lực con người là nghiên cứu sức lực dự trữ của con người trong lao động hay là tiềm năng của con người đối với lao động. Năng lực được thể hiện ở chỗ, con người làm việc tốn ít sức lực, ít thời gian, của cải, mà kết quả lại tốt. Việc phát hiện ra năng lực của con người thường căn cứ vào những dấu hiệu sau: Sự hứng thú với công việc nào đó; sự dễ dàng tiếp thu kỹ năng nghề

nghiệp; hiệu suất lao động trong lĩnh vực đó. Năng lực con người thường gắn liền với sở thích của con người ấy. Con người có sở thích, hứng thú về một hoạt động đó. Năng lực không chỉ thể hiện trong những hoạt động lao động trí óc thuần túy mà thể hiện cả trong hoạt động thể lực. Năng lực phát triển trong quá trình hoạt động. Người lười biếng, trốn tránh hoạt động lao động trí óc cũng như lao động chân tay thì năng lực không thể phát triển được. Năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên môn, giữa chúng có mối quan hệ ảnh hưởng, tương hỗ lẫn nhau.

Năng lực chung cho phép con người có thể thực hiện có kết quả những hoạt động khác nhau như hoạt động học tập, lao động…Năng lực chuyên môn cho phép người tốt một loại công việc nào đó như âm nhạc, hội họa, toán học, văn học…(Nguyễn Thanh Tuyền, 2009).

Đối với công chức cấp xã, năng lực thường bao gồm những tố chất cơ bản về đạo đức cách mạng, với tinh thần phục vụ nhân dân, về trình độ kiến thức pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… Sự am hiểu và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật xử lý thông tin… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý Nhà nước một cách khôn khéo, minh bạch, dứt khoát, hợp lòng dân và không trái pháp luật.

Người công chức phải được đào tạo sâu về ngành mình phụ trách, phải có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Đồng thời, người công chức phải có sự ham mê, yêu nghề, chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Người công chức phải có khả năng thu thập thông tin, khả năng quyết định đúng đắn, kịp thời. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện của công chức cấp xã là vấn đề quan trọng và bức xúc trong mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã (Vũ Văn Bình, 2010).

2.1.3.4. Về khả năng thực hiện nhiệm vụ

Là năng lực " tiềm ẩn" của người công chức, nó quyết định sức mạnh để có thể hoàn thành công việc với mục đích cuối cùng là hiệu quả.

+ Thứ nhất: Về trình độ: (Trình độ văn hóa; trình độ lý luận chính trị; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ quản lý hành chính nhà nước)

Trình độ văn hóa không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức nhưng đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của đội ngũ này, nó là nền tảng cho nhận thức, tiếp thu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chủ trương chính sách trong thực tiễn; Hạn chế về trình độ

văn hóa sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các văn bản của Nhà nước, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của người công chức; Do vậy cần phải nâng cao trình độ văn hóa cho đội ngũ công chức đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trình độ lý luận chính trị là cơ sở xác định lập trường, quan điểm của cán bộ, công chức nhà nước nói chung, đội ngũ công chức cấp xã nói riêng; Có trình độ lý luận chính trị giúp xây dựng được lập trường, quan điểm đúng đắn trong quá trình giải quyết công việc của tổ chức, của nhân dân theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

Đặc biệt trong điều kiên nền kinh tế thị trường đang hình thành ở nước ta với sự tác động không nhỏ của nó tới cuộc sống của mỗi người trong đó có đội ngũ công chức cấp xã, thì việc giữ vững tác phong, lối sống của người công chức là vấn đề rất quan trọng; Thực tế đã có không ít cán bộ bị sa ngã trước những cán dỗ vật chất, lối sống thực dụng, vị kỷ làm giảm uy tín của người cán bộ, công chức "là công bộc của dân" làm mất lòng tin của nhân dân; Vì vậy để nâng cao năng lực của đội ngũ công chức cấp xã cần phải nâng cao trình độ lý luận chính trị. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là trình độ được đào tạo ở các lĩnh vực khác nhau theo cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, đó là những kiến thức mà nhà trường trang bị cho người học theo các chuyên ngành nhất định được thể hiện qua hệ thống bằng cấp; Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý, giải quyết mọi tình huống phát sinh trên thực tế, nếu đội ngũ công chức không có chuyên môn nghiệp vụ, chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc giải quyết mang tính chắp vá, tùy tiện chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, thậm chí còn mắc sai phạm nghiêm trọng. Trình độ quản lý hành chính nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức lên các quan hệ xã hội; Đó là những thủ pháp mà nhà quản lý sử dụng trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra; Hoạt động quản lý vừa được coi là khoa học, vừa là nghệ thuật; Để thực hiện được hoạt động này, đòi hỏi đội nũ công chức cấp xã cần phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước thì mới có được kỹ năng, phương pháp quản lý; Thực tế cho thấy, có những cán bộ, công chức có nhiệt tình, có sức khỏe, có hiểu biết nhưng thiếu kiến thức quản lý thì năng lực hoạt động của họ cũng sẽ bị hạn chế;

Vì thế, những kiến thức quản lý hành chính nhà nước cũng là yếu tố quan trọng trong năng lực của cán bộ. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, công chức cấp xã phải có kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác về quản lý kinh tế, quản lý xã hội....(Nguyễn Hồng Minh, 2008).

+ Thứ hai: Về sức khỏe: (Thể chất tâm lý)

Sức khỏe của mỗi con người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, song tiêu chí cơ bản nhất là thể lực và trí lực. Trí lực được đánh giá thông qua sự minh mẫn, linh hoạt trong phản ứng, xử lý công việc. Nếu chỉ có trình độ năng lực chuyên môn mà không có một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ thì cũng không thể biến năng lực chuyên môn ấy thành hoạt động thực tiễn được. Sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lý trong một cơ thể khỏe mạnh cũng là một tiêu chí quan trọng của năng lực đội ngũ công chức cấp xã. Trên thực tế đội ngũ công chức cấp xã của nước ta hiện nay đông nhưng không mạnh. Do những hạn chế về trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế… đã dẫn tới hạn chế trong năng lực quản lý điều hành công việc, lúng túng trong việc lập kế hoạch, trong việc xử lý tình huống khi kế hoạch đưa ra không phù hợp hoạt động thực tiễn.

Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã vừa phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước, vừa thuận theo ý Đảng, lòng dân, trẻ hóa công chức cấp xã là nhu cầu, là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới, làm cho đội ngũ công chức tràn đầy sức sống. Đội ngũ công chức không được trẻ hóa thì thiếu sức sống, bảo thủ. Nơi nào mà các cán bộ cấp trên biết lựa chọn, dìu dắt, có nhiều công chức mới thì ở đó công việc tiến triển tốt. Đội ngũ công chức không được tri thức hóa và chuyên môn hóa thì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Công chức có tư cách, tác phong tốt, phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, dám nói thật, dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh chống những tiêu cực, quan liêu, tham nhũng trong đội ngũ công chức. Có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp và quần chúng nhân dân (Nguyễn Thị Thanh, 2006).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc của Đảng”; Người yêu cầu: “…Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu, phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc của chúng ta”

(Đức Vượng, 2000).

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đến vấn đề cán bộ cũ và cán bộ mới. Đảng càng phát triển thì cần đến cán bộ mới càng nhiều. Theo quy luật tự nhiên, khi cán bộ cũ già đi, “nếu không có cán bộ mới thế vào, thì ai gánh vác công việc của Đảng” (Đức Vượng, 2000). Tài năng của một con người không phải bất biến suốt đời, mà là một quá trình vận động như mũi tên bay. Khoa học nghiên cứu và thầy rằng đường cong tuổi tác của những người làm công tác quản lý nói chung thì ở độ tuổi 50 là tuổi đỉnh cao. Khi nói về phẩm chất,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)