Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 59 - 65)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Kim Thành và một số xã, thị trấn.

3.2.1.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích khái quát chung đặc điểm của huyện và tình hình về đội ngũ Công chức cấp xã của huyện Kim Thành, đề tài tiến hành chọn 03 địa bàn có tính đại diện cho 3 khu trong huyện gồm 02 xã và 01 thị trấn. Trong đó thị trấn Phú Thái có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, xã Kim Xuyên có tốc độ phát triển kinh tế khá và xã Bình Dân có tốc độ phát triển kinh tế trung bình để tiến hành khảo sát nghiên cứu sâu.

Thông qua 02 xã 01 thị trấn trên, có thể đánh giá được một cách khách quan chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của toàn huyện. Vì những nơi có tốc độ kinh tế phát triển nhanh thì ở đó cơ sở vật chất, trình độ, năng lực trong công tác quản lý của công chức sẽ tốt hơn các vùng khác nhất là các vùng kinh tế phát triển chậm hơn. Qua đó những điểm mạnh yếu của đội ngũ công chức cấp xã sẽ được thể hiện rõ ràng và chân thực nhất. Đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý cho các xã chậm phát triển học tập.

3.2.1.2 Phương pháp chọn nhóm điều tra

- Nhóm 1: Cán bộ và công chức cấp xã tại 02 xã, 01 thị trấn: Bình Dân, Kim Xuyên và thị trấn Phú Thái;

- Nhóm 2: Cán bộ và công chức huyện Kim Thành;

- Nhóm 3: Người dân tại 03 xã, thị trấn: Bình Dân, Kim Xuyên và thị trấn Phú Thái;

3.2.2. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận hệ thống: Có nghĩa là khi tiếp cận một đối tượng nghiên cứu cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tượng khác một cách có hệ thống. Trong tiếp cận hệ thống về công chức cấp xã được tiếp cận theo 2 cách, đó là: (i). Tiếp cận theo chiều dọc, ở đây chủ yếu theo quản lý đơn vị hành chính và quản lý xã hội từ huyện, xã, thôn trong các nội dung theo quy định, hoặc theo hệ thống chính sách liên quan đến hệ thống quản lý điều hành nghiệp vụ, chuyên môn của từng chức danh công chức cấp xã. (ii). Tiếp cận theo chiều ngang, chủ yếu là các quan hệ trong công tác quản lý điều hành trên địa bàn đối với công chức cấp xã;

- Tiếp cận kết hợp từ “dưới lên và trên xuống”: Thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo, công chức cấp xã, kết hợp các tài liệu, tư liệu chung về đội ngũ công chức cấp xã, nhằm tổng hợp phân tích về thực trạng đội ngũ công chức cấp xã;

- Tiếp cận theo từng vị trí chức danh cụ thể đối với công chức cấp xã (về chính quyền, đoàn thể, về chuyên môn…).

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Luận văn sử dụng nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương và các cơ quan chuyên môn của Huyện ủy - UBND huyện

Kim Thành như: Ban tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Thống kê, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê…huyện Kim Thành, các báo cáo của Huyện ủy - UBND huyện Kim Thành và số liệu của các xã, thị trấn;

Ngoài ra, đề tài còn sử dung các tài liệu báo cáo tổng kết của các cơ quan huyện Kim Thành; các nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí, sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học...

3.2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu điều tra tại các xã, thị trấn và các phỏng vấn chuyên gia. Những số liệu thu thập theo mẫu điều tra phỏng vấn.

- Phỏng vấn KIP(Key Informant Panel): nhằm điều tra thông tin về việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành, phỏng vấn sâu các đối tượng như lãnh đạo huyện, xã, công chức xã, người dân trên địa bàn các xã điều tra. Nhằm đánh giá chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

Bảng 3.6. Cơ cấu mẫu điều tra

TT Đối tượng khảo sát Tổng

số

Chia ra Huyện

Kim Thành

Xã Bình

Dân

Xã Kim Xuyên

Thị trấn Phú Thái 1 Cán bộ lãnh đạo và công chức

cấp Huyện 9 9 - - -

2 Cán bộ lãnh đạo và công chức

các xã, thị trấn 21 - 7 7 7

3 Người dân 80 - 23 30 27

4 Tổng 110 9 30 37 34

Các số liệu và thông tin sơ cấp được phân tích làm rõ về mức độ, nguyên nhân về những bất cập hiện nay đối với đội ngũ công chức cấp xã nói chung và đối với từng vị trí chức danh cụ thể.

Bảng trên mô tả chi tiết tổng số mẫu khảo sát và phân bổ số mẫu. Trong đó ở từng xã, thị trấn tác giả điều tra bao gồm có khảo sát, đánh giá của đội ngũ lãnh đạo các xã, thị trấn trực tiếp quản lý công chức, bản thân công chức đang thực hiện nhiệm vụ và đánh giá của người dân. Ngoài ra tác giả còn khảo sát sự đánh giá của cán bộ quản lý cấp trên là Ban tổ Huyện ủy, phòng Nội vụ và các cơ quan chuyên môn của UBND huyện Kim Thành.

3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi điều tra đã được kiểm tra phiếu điều tra, tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chưa đầy đủ và phân loại các nguyên nhân theo tiêu thức cần nghiên cứu; Tổng hợp, xử lý thông tin kết quả điều tra theo các tiêu chí phân tích;

Toàn bộ số liệu dùng được xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu, sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm hỗ trợ khác để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như: số tuyệt đối, tương đối, trung bình, cơ cấu….

3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,...) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như tác động của vai trò của cán bộ công chức trong tổ chức điều hành thực hiện nhiệm vụ đến thu nhập và đời sống của người dân cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan

Phương pháp này dược dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các số liệu để tiến hành mô tả thực trạng về đội ngũ công chức cấp xã của huyện Kim Thành, mối quan hệ giữa các bộ phận trên địa bàn xã thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã như: Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm,...

3.2.5.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ công chức theo chức năng, nhiệm vụ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo từng chức danh công chức,…

3.2.5.3. Phương pháp so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau. Đây chính là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong phân tích của đề tài nghiên cứu này. Phương pháp

này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.

Phương pháp này sử dụng để phân tích tình hình biến động đội ngũ công chức. Phương pháp này dùng cả so sánh tuyệt đối và tương đối giữa các năm đối với đội ngũ công chức cấp xã, giữa các xã với nhau, giữa các vùng nông thôn, thành thị (thị trấn)… Từ đó đánh giá thực trạng về đội ngũ công chức cấp xã của huyện Kim Thành.

3.2.5.4. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:

Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của chủ thể kinh tế, nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ, thách thức.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển có thể thiết lập và kết hợp để đưa ra quyết định để thực hiện mục tiêu có liên quan. Về nguyên tắc có bốn loại kết hợp: Cơ hội với điểm mạnh (OS): Sử dụng các mặt mạnh để khai thác các cơ hội; Đe dọa với điểm mạnh (TS): Sử dụng các mặt mạnh nhằm đối phó với các nguy; Cơ hội với điểm yếu (OW): Đơn vị tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu; Đe dọa với điểm yếu (TW):

cố gắng giảm thiểu và tránh được các nguy cơ.

Bảng 3.7. Ma trận SWOT

Phân tích Môi trường bên ngoài

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Môi trường bên trong Điểm mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T) Điểm yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T)

Nguồn: Ngô Thị Thuận, (2013)

Nghiên cứu này dùng phương pháp ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu chung

* Chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu và biến động đội ngũ công chức cấp xã

* Chỉ tiêu về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã - Độ tuổi, giới tính;

- Trình độ học vấn;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

- Trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ;

- Kinh nghiệm công tác.

3.2.6.2. Nhóm chỉ tiêu chất lượng các chức danh công chức cấp xã

- Mức độ hài lòng và kết quả giải quyết công việc của đội ngũ công chức cấp xã ở các lĩnh vực:

+ Lĩnh vực quản lý kinh tế;

+ Lĩnh vực quản lý xây dựng, địa chính, giao thông, thuỷ lợi, tài chính;

+ Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội; công an, quân sự;

+ Lĩnh vực tôn giáo;

+ Lĩnh vực quản lý thi hành pháp luật;

- Kinh nghiệm công tác (số năm công tác...);

- Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị và môi trường làm việc của công chức cấp xã;

- Hiệu quả sử dụng và làm việc của công chức cấp xã: Sự phù hợp về chuyên môn đào tạo với vị trí việc làm; sự phù hợp với công việc hiện tại; đánh giá xếp loại công chức hàng năm; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)