Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện kim thành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 55 - 59)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện kim thành

Trong những năm vừa qua, nhờ có vị trí thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư phù hợp, xác định đúng phương hướng phát triển cho từng ngành, cho từng vùng, nền kinh tế của huyện đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh quốc phòng được đảm bảo. Cụ thể từ bảng 3.2 cho ta thấy năm 2016 tốc độ tăng bình quân GDP của huyện là 12,1% cao hơn tốc độ tăng bình quân GDP của tỉnh (Tỉnh 7,9%); Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành nông nghiệp, thủy sản tăng chậm (2,96%); ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh (16,6%) và ngành thương mại - Dịch vụ tăng nhanh (16,7%), đồng thời tăng cao hơn so với mức bình quân của tỉnh (tỉnh: Nông nghiệp - thủy sản tăng 1,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,3%; thương mại - dịch vụ tăng 6,9%). Thu nhập bình quân đầu người của huyện là 34,9 triệu/người/năm. lương thực bình quân đầu người là 450 kg/người/năm. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày một nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2016 của huyện Kim Thành so với tỉnh Hải Dương

TT Chỉ tiêu ĐVT Huyện Tỉnh

1 Tốc độ tăng bình quân GDP %/năm 12,1 7,9

Nông, lâm, thủy sản %/năm 2,96 1,6

Công nghiệp, xây dựng %/năm 16,6 10,3

Thương mại - Dịch vụ %/năm 16,67 6,9

2 Thu nhập bình quân đầu người tr.đ/năm 34,9 46,5

3 Bình quân lương thực đầu người kg/năm 450 488

Nguồn: UBND huyện Kim Thành (2016) 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm gần đây tuy gặp nhiều khó khăn, do thiên tai, dịch bệnh... nhưng sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển, tốc độ tăng trưởng chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu ngành nông nghiệp trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ thay đổi đáng kể.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản 3 năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

BQ 1.GTSX (giá thực tế) tr. đ 828.827 857.422 882.802 103,2

2.Tốc độ tăng trưởng NN % 3,5 3,45 2,96 92.0

3.Giá trị sản xuất/ha đất NN tr.đ 110,0 121,1 135,9 111.2

4. Cơ cấu (%) % 100 100 100 100.0

- Trồng trọt % 58,5 54,2 49,5 92.0

-Chăn nuôi, thủy sản % 34,6 36,5 38,7 105.8

- Dịch vụ % 6,9 9,3 11,8 130.8

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Thành (2016) b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Những năm gần đây, do tình hình lạm phát, kinh tế phục hồi chậm, lãi xuất ngân hàng, giá nguyên vật liệu tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Song với tiềm năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp rất lớn và thực hiện nghiêm túc các chính sách về khuyến khích đầu tư của TW, của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần

kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, ưu tiên ngành công nghiệp có công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Đến nay, huyện đã có 02 khu Công nghiệp với diện tích là 270,0 ha.(trong đó khu Công nghiệp Lai Vu với diện tích 192,30 ha, khu Công nghiệp Phú Thái với diện tích 77,0 ha), 03 cụm công nghiệp với diện tích 96,26 ha, bao gồm: cụm công nghiệp Quỳnh Phúc (xã Kim Xuyên và xã Phúc Thành) với diện tích 48,90 ha, cụm công nghiệp Kim Lương với diện tích 23,42 ha, cụm công nghiệp Cộng Hòa (gồm các xã Cổ Dũng, Thượng Vũ và Cộng Hòa) với diện tích 23,94 ha và 11 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với diện tích 109,18 ha. Với tổng số vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, trong đó số dự án tăng 49,8%, tổng số vốn đầu tư tăng 41,7% so với năm 2014. Các ngành sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu là bao bì PP, giầy da, may mặc... Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đã thu hút được 14.650 lao động, tăng 33,75% so với năm 2014, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Các ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn phát triển khá đa dạng, đạt mức tăng trưởng cao, về cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng xã hội. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 1.725,0 tỷ đồng, bằng 100,12% kế hoạch, tăng 16,67% so với năm 2015. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ 1.756 tỷ đồng, tăng 21,10% so với năm 2013. Ngoài những hoạt động dịch vụ có truyền thống lâu đời như dịch vụ thương nghiệp, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế..., các loại hình dịch vụ phù hợp với nhịp sống hiện đại cũng phát triển nhanh như: dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng, dịch vụ giải trí, thể thao, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế xây dựng... Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 4.700 người kinh doanh trên lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn và nhà hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của các thành phần kinh tế.

3.1.2.3. Thực trạng dân số, lao động, việc làm a. Dân số

Năm 2016 huyện Kim Thành có 126.041 người, trong đó dân số thành thị là 6.453 người chiếm 5,12%, dân số nông thôn là 117.611 người chiếm 94,88%;

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 0,89% năm. Mật độ dân số bình quân 1.072 người/km2. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm dần, chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân được nâng lên. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2016 giảm xuống còn 10% (năm 2014 là 12%,) là huyện có dân số trẻ, lực lượng lao động

dồi dào. Năm 2016 dân số trong độ tuổi lao động là 89.064 người chiếm tỷ lệ 71,85% tổng dân số.

Bảng 3.4. Dân số huyện Kim Thành giai đoạn 2014 - 2016

TT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

BQ SL (%)

(người)

Tỷ lệ (%)

SL (người)

Tỷ lệ (%)

SL (người)

Tỷ lệ (%)

1 Tổng dân số người 123.816 100,00 124.930 100,00 126.041 100,00 100,9 2 Tỷ lệ tăng tự

nhiên % 0,91 - 0,9 0,89 - -

3 Dân số thành thị

người

5.519 4,46 5.984 4,79 6.453 5,12 108,1 4 Dân số nông

thôn

người

118.297 95,54 118.946 95,21 117.611 94,88 99,7 5 Dân số trong độ

tuổi lao động

người

85.846 69,31 88.150 70,56 89.064 71,85 101,9

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Thành (2016) b. Lao động và việc làm

Năm 2016, huyện Kim Thành có 85.012 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tăng 3.416 người so với năm 2014, trong đó lao động phi nông nghiệp là 25.215 người, chiếm 29,66%, lao động nông nghiệp là 59.797 người chiếm 70,34% tổng số lao động. Lực lượng lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề chiếm tỷ lệ 60,5% tổng số lao động. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.

Bảng 3.5. Lao động huyện Kim Thành giai đoạn 2014 - 2016

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2014

Năm 2015

Năm

2016 BQ

1 Tổng Lao động của các ngành người 81.596 83.154 85.012 83.254 Nông, lâm, thủy sản người 62.775 61.384 59.797 61.319 Công nghiệp và xây dựng người 9.939 11.442 12.769 11.383

Dịch vụ người 8.882 10.328 12.446 10.552

2 Cơ cấu lao động % 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông, lâm, thủy sản % 76,93 73,82 70,34 73,70

Công nghiệp và xây dựng % 12,18 13,76 15,02 13,65

Dịch vụ % 10,89 12,42 14,64 12,65

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Thành (2016)

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật a. Giao thông

- Đường bộ: mạng lưới giao thông đường bộ gồm Quốc lộ 5A, Quốc lộ 17B, đường huyện quản lý, đường liên xã, liên thôn, xóm, đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài hơn 1000 km, trong đó Quốc lộ 5A có 17,5 km, Quốc lộ 17B có 16 km, huyện lộ có 35,6 km, đường liên xã có 59 km, đường thôn, xóm có 369,5 km đã được giải nhựa, bê tông hóa.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 17,5 km, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển, trao đổi hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Hải Dương và các tỉnh khác. Lượng hành khách và hàng hóa lưu chuyển qua 2 ga Phạm Xá và Phú Thái còn thấp, chưa xứng tầm với tiềm năng và nhu cầu của người dân.

- Đường thủy: có mạng lưới giao thông đường thủy với tổng chiều dài được sử dụng vào mục đích vận tải là 55 km. Các hoạt động khai thác trên hệ thống sông hình thành tự phát, phương tiện chỉ dẫn chưa được hiện đại hóa, luồng lạch chưa được nạo vét thường xuyên nên hạn chế khả năng lưu thông.

b. Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện những năm gần đây được đầu tư và nâng cấp tương đối hoàn chỉnh như tu bổ đê, kè, cống, xây dựng điếm canh đê, kiên cố hóa kênh mương, nạo vét các trục sông chính, khơi thông dòng chảy, tu sửa, nâng cấp các công trình (xây mới 8 điếm canh đê, thi công đào đắp được 115.700m3 đất đắp đê, 28.000m3 đất luống tre, kiên cố hóa được 55,7 km kênh mương cấp I, II, III).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)