Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện kim thành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 95 - 115)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương

4.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện kim thành

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức là cơ sở quan trọng nhất để lựa chọn và tuyển dụng công chức, vì tiêu chuẩn chức danh thể hiện yêu cầu của công việc hoặc chức vụ đối với con người đảm nhận công việc hoặc chức

vụ đó. Nó còn là căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng tiêu chuẩn và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cho đội ngũ công chức cấp xã.

Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở để từng công chức phấn đấu, tự rèn luyện, hoàn thiện bản thân và là căn cứ để xem xét, đánh giá sự phấn đấu của đội ngũ công chức cấp xã trong quá trình công tác. Mặt khác, tiêu chuẩn chức danh là căn cứ để xác định tiền lương, phụ cấp và các chế độ phúc lợi xã hội khác.

Thực tế hiện nay, chúng ta đã có văn bản pháp lý quy định tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở các quy định của Trung ương, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ sở và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND, ngày 28/3/2013 Ban hành quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 08/2014/QĐ- UBND về đổi bổ sung một số điều của Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 27/2013/QĐ-UBND. Quy chế đã quy định tương đối cụ thể tiêu chuẩn đối với các chức danh công chức cấp xã từ độ tuổi, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị.... Có thể nói đây là một bước phát triển lớn trong việc hoàn thiện công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã.

Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có ý nghĩa hết sức to lớn đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng và chính quyền cấp xã nói chung với việc dành riêng một chương để quy định về cán bộ, công chức cấp xã. Việc luật hóa cán bộ, công chức cấp xã có tác động rất lớn đến hệ thống chính quyền cơ sở, tạo sự ổn định về mặt chính trị đối với cấp xã. Đây là văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến nay quy định về cán bộ, công chức cấp xã, đồng thời nó là cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện những quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức cấp xã. Các tiêu chuẩn chức danh được quy định cụ thể trong Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời các tiêu chuẩn đó cũng phải gắn chặt chẽ với việc bố trí sử dụng công chức. Chỉ đưa ra tuyển chọn những công chức có đủ các tiêu chuẩn, phẩm chất nói trên, kiên quyết không lựa chọn những công chức thiếu các tiêu chuẩn đó vào các chức danh công chức ở cơ sở. Có như vậy chúng ta mới lựa chọn được công chức có trình độ, có năng lực tham gia vào bộ

máy chính quyền cơ sở. Và cũng chỉ như vậy chúng ta mới hy vọng xây dựng được chính quyền cơ sở đủ mạnh hoạt động có hiệu quả. Các tiêu chuẩn đó sẽ là định hướng để mỗi công chức cấp xã xác định mục tiêu học tập, phấn đấu và rèn luyện, khắc phục tình trạng ngại học hoặc đi học tràn lan vì bằng cấp mà coi nhẹ phần tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc của công chức.

Tiêu chuẩn của đội ngũ phải xây dựng trên một cơ cấu cán bộ hợp lý. Xuất phát từ yêu cầu khách quan của nhiệm vụ chính trị tại cơ sở. Huyện Kim Thành cần phải nhấn mạnh vào yếu tố tuổi đời, trình độ, giới tính, nguồn xuất phát, trong đó quan trọng nhất là yếu tố trình độ của đội ngũ công chức cấp xã: Cụ thể.

- Về trình độ lý luận chính trị: Công chức cấp xã sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng luận chính trị theo chương trình đối với các chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm.

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Được quy định rất cụ thể trong Quy chế thi tuyển công chức cấp xã ban hành kèm theo Quyết định 27/2013/QĐ- UBND, Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

Theo đó, 07 chức danh công chức cấp xã phải có trình độ Trung cấp trở lên, có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh.

- Về Tuổi đời công chức: Tuổi đời bình quân nên khoảng 40 tuổi, trong đó 20% dưới 30 tuổi; 60% từ 31-45 tuổi. Đặc biệt những người trên 50 tuổi phải là những người còn phát huy tác dụng tốt.

- Về giới tính, đảm bảo tỷ lệ nữ 15-20%.

- Về trình độ học vấn, có ít nhất 50% trình độ cao đẳng và đại học; 100%

được đào tạo trình độ trung cấp chính trị.

- Về kiến thức bổ trợ: 100% công chức phải được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước; 100% công chức cấp xã phải có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên; 30% có trình độ ngoại ngữ A.

Bên cạnh những tiêu chuẩn cụ thể phản ánh những yêu cầu về trình độ của công chức thì một vấn đề nữa cũng cần phải quan tâm đó là công chức phải xây dựng cho mình một tác phong và phương pháp làm việc như thế nào đó để có thể vận dụng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất những kiến thức mà họ có được vào hoạt động thực tế. Đây chính là một yêu cầu nâng cao chất lượng mà thực tế cho thấy rằng nếu chỉ có trình độ không thôi mà không có tác phong và phương pháp làm việc tốt thì hoặc là chất lượng công việc không cao hoặc là không được sự

ủng hộ, sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân thì người công chức cũng không phát huy được thế mạnh của mình.

Trước hết Đội ngũ công chức phải xây dựng tác phong làm việc với những yêu cầu cụ thể là:

- Nói đi đôi với là, phải suy nghĩ trước khi hành động. Trước khi thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình cần phải có suy nghĩ độc lập để chủ động đưa ra các phương án giải quyết; phải lĩnh hội được những quan điểm mới, kiên quyết gạt bỏ những quan điểm cũ mang tính bảo thủ, lạc hậu, trở ngại cho công việc.

+ Nắm vững quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước, có cách nghĩ và cách làm khoa học đề ra những giải pháp thiết thực, đúng đắn chống cách suy nghĩ duy ý chí chủ quan tuỳ tiện.

+ Công chức phải chủ động trong thực thi nhiệm vụ, không dựa dẫm, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Không viển vông ảo tưởng, nhưng không được giản đơn đại khái.

+ Chống lối làm việc bàn giấy, hội họp quá nhiều, nên tăng cường làm việc trực tiếp với dân, xây dựng tác phong làm việc sâu sát với nhân dân, có như vậy mới nắm được tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân, xây dựng tốt mối quan hệ với dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân để bồi đắp thêm kiến thức thực tiễn cho mình.

- Khiêm tốn cởi mở tiếp thu phê bình và tự phê bình. Khi phê bình người khác cần khách quan không quy chụp, không vì mục đích hẹp hòi cá nhân mà lợi dụng phê bình để làm hại người khác. Khi bị phê bình cần bình tĩnh tiếp thu một cách sáng suốt, chỗ bị phê bình sai thì cần làm rõ, chỗ bị phê bình đúng thì cần nghiêm túc tiếp thu.

- Đi sâu sát thực tế, dựa vào quần chúng, phải dành thời gian hợp lý để tiếp xúc với quần chúng, có vậy mới giải quyết kịp thời những vướng mắc, những công việc cụ thể. Phải biết cách thâm nhập vào quản lý, nghe nhiều hơn nói, công khai thời gian làm việc và lịch tiếp dân. Thường xuyên tiến hành và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra có kết luận rõ ràng và xử lý đúng đắn.

- Phải kết hợp tính nguyên tắc với tính linh hoạt trong xử lý công việc.

Trong xử lý công việc phải biết giữ vững nguyên tắc trong việc tận dụng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có sự linh hoạt phù hợp với thực tế ở địa phương. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thỉnh thị cấp trên

và chịu trách nhiệm trước cấp trên về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của quần chúng nhân dân, chú ý phát hiện những nhân tố mới, kinh nghiệm sáng tạo của quần chúng, tiếp thu ý kiến đúng đắn của quần chúng.

+ Không vội vàng kết luận đối với những vấn đề nảy sinh, những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau càng cần phải quan tâm sâu sát thực tế, cần tổng kết

nay căn cứ theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

Thứ ba, công tác quy hoạch phải đảm bảo kỹ lưỡng, dân chủ và công khai, linh hoạt, tránh tình trạng bè phái, mất đoàn kết. Thực hiện đúng phương châm

"động", "mở" trong quy hoạch cán bộ, đảm bảo cho công tác quy hoạch không hạn chế số người định sẵn, có nhiều nguồn cán bộ để lựa chọn, không khép kín trong từng địa phương, cơ quan.

Cần có nhiều loại quy hoạch công chức; không nên chỉ có một loại quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Một số công chức có tài năng nhưng không muốn hoặc không có sở trường làm lãnh đạo quản lý thì cần quy hoạch, bồi dưỡng họ trở thành các chuyên viên giỏi. Vì vậy quan điểm về quy hoạch và sử dụng công chức cần phải có sự linh hoạt.

Thứ tư, chất lượng hiệu quả công tác quy hoạch công chức phụ thuộc vào việc thực hiện một cách đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, trong đó khâu đánh giá bố trí sử dụng và đãi ngộ công chức là quan trọng nhất. Quy hoạch phải gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu phải chính xác, kịp thời. Để làm được điều này cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về công chức. Mặt khác, muốn thu hút và sử dụng được người giỏ, hạn chế nạn tham nhũng trong đội ngũ công chức, phải có chế độ tiền lương thích hợp và môi trường làm việc lành mạnh.

Thứ năm, thay thế công chức là quy luật khách quan, là nhu cầu tất yếu trong công tác cán bộ. Vì vậy, để việc thay thế công chức diễn ra chủ động thì nhiệm vụ quan trọng là tạo nguồn công chức sau này. Công tác tạo nguồn đi liền với công tác quy hoạch. Tạo nguồn công chức dồi dào, đủ tiêu chuẩn để kịp thời đáp ứng yêu cầu; chú ý đội ngũ công chức trẻ theo hướng quy hoạch lâu dài, tạo điều kiện cho họ được tham dự các lớp nâng cao cả về trình độ chuyên, nghiệp vụ

và lý luận chính trị. Để làm được điều này huyện phải có thời gian và tiến hành bằng nhiều biện pháp. Trẻ hoá và tạo nguồn Công chức là hai biện pháp cần được tiến hành song song với nhau. Do đội ngũ công chức cấp xã có độ tuổi khá cao nên công tác quy hoạch tạo nguồn cần hướng mạnh đến nhóm đối tượng trẻ.

Khuyến khích và bảo đảm cạnh tranh công bằng trong công tác bổ nhiệm công chức được quy hoạch thông qua hình thức đánh giá kết quả, thành tích công tác của nhân sự và coi năng lực, hiệu quả hoạt động thực tiễn là cơ sở quan trọng nhất để xét duyệt quy hoạch, bố trí sử dụng và bổ nhiệm công chức.

Nguồn công chức lâu dài trên địa bàn huyện Kim Thành cần hướng đến là những con em trong vùng đang học tại các trường phổ thông và các trường đại học, cao đẳng… Hiện nay, việc sinh viên ra trường bị thất nghiệp đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Qua khảo sát tại những hội chợ việc làm một vài năm gần đây, các đơn vị tuyển dụng cũng chỉ chọn cho mình 6-11 sinh viên trong khoảng 1.100 sinh viên ứng tuyển. Có thể lý giải rằng số lượng sinh viên ra trường quá nhiều. Theo thống kê hiện nay có đến 500 trường đại học và cao đẳng. Ngoài ra còn rất nhiều trường ngoài công lập, dân lập, tư thục. Theo con số từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 3 năm (2009 – 2012) có gần 400 nghìn sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng và khoảng 500 nghìn sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học các hệ đào tạo, trong đó đào tạo chính quy chiếm 65%. Theo báo cáo điều tra lao động việc làm Việt Nam của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 1/10/2012, trong tổng số 984 nghìn người thất nghiệp có 55,4 nghìn người có trình độ cao đẳng (chiếm 5,6%) và 111,1 nghìn người có trình độ đại học trở lên (11,3%). Như vậy, số lao động trình độ cao đẳng thất nghiệp so với tổng số lao động có trình độ cao đẳng được bổ sung chiếm hơn 40% và số lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp so với số lao động có trình độ đại học được bổ sung chiếm hơn 50%. Hàng nghìn cử nhân nhưng nhiều cử nhân lại làm những công việc lao động đơn giản, lao động trái ngành nghề mình đã chọn bởi họ ngại làm việc tại các tỉnh xa. Với những chính sách ưu đãi hợp lý thì đây chính là điều kiện để thu hút lượng sinh viên có kiến thức chuyên môn tốt trở thành những công chức cấp xã. Đây là nguồn đông đảo và cơ bản, họ là những người trẻ có trình độ học vấn, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương. Trong lớp trẻ này, chú ý con em trong gia đình cách mạng, những người có công với nước, những gia đình tiêu biểu, nêu gương tốt, trong số đó chọn những em có năng khiếu chính trị, lãnh đạo, tổ chức, quản lý và hoạt động xã hội như tham gia ban cán sự lớp, cán bộ Đoàn

đội… Hàng năm mỗi xã chọn từ 3-6 người đưa đi học lớp đào tạo nguồn ở trường Chính trị tỉnh hoặc tạo điều kiện giúp đỡ các học viên học tập có hệ thống ở các trường trên cơ sở các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở tỉnh, huyện phải nắm chắc đối tượng, quan tâm đến công tác hướng nghiệp, từ đó địa phương có chính sách đào tạo phù hợp, dần hình thành đội ngũ công chức trong tương lai.

Thường xuyên kiểm tra, tổng kết nâng cao chất lượng công tác quy hoạch công chức cấp xã. Quy hoạch không chỉ tiến hành một lần, tình hình công chức lại luôn có những biến động. Công chức cũng còn một số mặt hạn chế, có khoảng cách với yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng chức danh sẽ đảm nhận. Vì những lý lẽ đó, công tác quy hoạch công chức sẽ được cấp ủy và chính quyền thường xuyên kiểm tra, rà soát, theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh kịp thời. Phải khắc phục sự chủ quan, thỏa mãn, những biểu hiện không đúng đắn và quan niệm coi sự quy hoạch công chức là đã được bố trí rồi, không cần bổ sung thêm.

4.3.2.3. Đổi mới công tác tuyển dụng; bố trí, sử dụng; luân chuyển công chức cấp xã của huyện Kim Thành

Để có được đội ngũ công chức cấp xã có phẩm chất và năng lực tốt thì tuyển dụng là khâu quan trọng của công tác cán bộ nhằm thu hút, phát hiện người có tài, có đức, đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của công việc, yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hội nhập quốc tế sâu rộng và nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đòi hỏi đội ngũ công chức cấp xã phải thực hiện công vụ dân chủ, chuyên nghiệp, chính quy, hiệu quả và trách nhiệm cao. Làm tốt công tác tuyển dụng sẽ lựa chọn được người có đủ tiêu chuẩn, phù hợp với chức danh quy định, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh thực tế cần tuyển dụng; phải căn cứ vảo nghề đang thiếu và đòi hỏi cao về chất lượng đầu vào. Thực hiện công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở UBND các xã, thị trấn về nội dung, yêu cầu, số lượng chức danh cần tuyển, tiêu chuẩn ưu tiên...có như vậy mới thu hút được nhiều người tham gia dự tuyển, vừa đảm bảo được tính công khai, công bằng, dân chủ, minh bạch, vừa lựa chọn được người tài, có tâm huyết vào làm việc tại các xã, thị trấn.

Những năm qua, việc tuyển dụng công chức thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành còn có nhiều bất cập, hạn chế. Đó là việc lúng túng trong xét duyệt hồ sơ thi tuyển, đề thi chưa phù hợp trình độ, chưa phân loại rõ trình độ thí sinh, nội dung thi tuyển chỉ nặng về

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 95 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)