Thực trạng chung về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 65 - 75)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương

4.1.1. Thực trạng chung về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

Qua bảng 4.1 cho thấy về số lượng công chức cấp xã của huyện Kim Thành trong 3 năm (2014-2016) luôn giữ ổn định và biến động không nhiều cụ thể: Năm 2014 số lượng công chức cấp xã là 208 người, năm 2015 là 190 người, đến năm 2016 là 182 người, tuy số lượng công chức cấp xã trong huyện hàng năm có giảm nhưng không đáng kể, năm 2015 so với năm 2014 giảm 8,7%, năm 2016 so với năm 2015 giảm 4,2%.

- Về độ tuổi, nam và nữ từ 51-55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (năm 2014: nam chiếm tỷ lệ 36,3%, nữ chiếm 41,7%; năm 2015: nam chiếm tỷ lệ 33,3%, nữ chiếm 50,0%; năm 2016: nam chiếm tỷ lệ 35,9%, nữ chiếm 42,5%;), trong khi đó độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (năm 2014: nam chiếm tỷ lệ 5,6%, nữ chiếm 6,3%; năm 2015: nam chiếm tỷ lệ 3,5%, nữ chiếm 2,2%; năm 2016: nam chiếm tỷ lệ 2,1%, nữ chiếm 7,5%;).

Với độ tuổi công chức cấp xã của huyện Kim Thành có độ tuổi cao như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc đề ra vì tuổi cao, tác phong làm việc sẽ chậm, việc tiếp thu ứng dụng công nghệ thông tin vào làm việc sẽ kém hiệu quả hơn so với đội ngũ công chức trẻ tuổi.

- Về giới tính, công chức nam chiếm tỷ lệ rất cao (năm 2014 là 76,9%, năm 2015 là 75,8%, năm 2016 là 78%) trong khi đó công chức nữ chiếm tỷ lệ rất thấp (năm 2014 là 23,1%, năm 2015 là 24,2%, năm 2016 là 28,2%). Tuy số lượng công chức nữ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên nhưng với tỷ lệ như vậy thì vẫn ở mức thấp so với quy định, điều đó cho thấy công tác quy hoạch và sử dụng công chức nữ cấp xã của huyện Kim Thành trong những năm qua chưa đạt yêu cầu theo đúng tinh thần Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các cấp đề ra.

Bảng 4.1. Số lượng, cơ cấu và biến động công chức cấp xã qua 3 năm (2014-2016) tại huyện Kim Thành

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL

(người) CC (%) SL

(người) CC (%) SL

(người) CC (%) 2015/2014 2016/2015 BQ

Tổng số Công chức cấp xã 208 100,0 190 100,0 182 100,0 91,3 95,8 93,5

1 Nam 160 76,9 144 75,8 142 78,0 90,0 98,6 94,2

- Dưới 30 tuổi 09 5,6 05 3,4 03 2,1 55,6 60,0 57,7

- Từ 31 – 40 tuổi 29 18,1 27 18,8 31 21,8 93,2 114,8 103,4

- Từ 41 – 50 tuổi 52 32,5 51 35,4 47 33,1 98,1 92,2 95,1

- Từ 51 - 55 tuổi 58 36,3 48 33,3 51 35,9 82,8 106,3 93,8

- Từ 56 – 60 tuổi 12 7,5 13 9,1 10 7,1 108,0 76,9 91,3

2 Nữ 48 23,1 46 24,2 40 28,2 95,8 87,0 91,3

- Dưới 30 tuổi 03 6,3 01 2,2 03 7,5 33,3 300,0 100,0

- Từ 31 – 40 tuổi 11 22,9 12 26,1 07 17,5 109,0 58,3 79,8

- Từ 41 – 50 tuổi 14 29,2 10 21,7 13 32,5 71,4 130,0 96,4

- Từ 51-55 tuổi 20 41,7 23 50,0 17 42,5 115,0 73,9 92,2

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Thành, (2017)

53

4.1.1.2. Đội ngũ công chức cấp xã theo trình độ học vấn

Qua bảng 4.2 thấy rằng trình độ học vấn và trình độ đào tạo của đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành trong 3 năm (2014-2016) như sau:

- Về trình độ đào tạo: Số công chức có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng giảm dần qua các năm (năm 2014 sơ cấp chiếm tỷ lệ 3,4%, trung cấp chiếm tỷ lệ 57,2%, cao đẳng chiếm tỷ lệ 9,1%; năm 2015 sơ cấp chiếm tỷ lệ 0,5%, trung cấp chiếm tỷ lệ 50,0%, cao đẳng chiếm tỷ lệ 8,9%, và 2016 sơ cấp chiếm tỷ lệ 0,5%, trung cấp chiếm tỷ lệ 50,0%, cao đẳng chiếm tỷ lệ 7,1%,); số công đại học tăng lên đáng kể (năm 2014 chiếm tỷ lệ 26,4%; năm 2015 chiếm tỷ lệ 39,5% và năm 2016 chiếm tỷ lệ 40,1%). Công chức chưa qua đào tạo vẫn còn và chiếm tỷ lệ thấp (năm 2014 chiếm tỷ lệ 3,8 %; năm 2015 chiếm tỷ lệ 1,1 % và 2016 chiếm tỷ lệ 2,2 %) đó là những cán bộ đã làm việc lâu năm, là người bản địa với nhiều mối quan hệ ràng buộc họ hàng, làng xóm mà được tuyển dụng. Đối với nhóm công chức này điều hành công việc không theo pháp luật, chủ yếu theo thói quen kinh nghiệm, thông tin cập nhập còn rất hạn chế. Nhiều công chức cấp xã tỏ ra lúng túng, bị động, thiếu sáng tạo hoặc buông xuôi, buông lỏng quản lý. Có những công chức tự đặt ra những quy định trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có nguyên nhân là do một lượng cán bộ xã đã làm việc nhưng không trúng cử hoặc hết nhiệm kỳ công tác được chuyển sang làm công chức.

- Về trình độ học vấn: Công chức cấp xã Tốt nghiệp THCS giảm dần qua các năm (năm 2014 chiếm tỷ 1,4%, năm 2015 chiếm tỷ lệ 1,1% và năm 2016 chiếm tỷ lệ 1,1%). Công chức cấp xã tốt nghiệp THPT tăng cao (năm 2014 chiếm tỷ lệ 98,6%, năm 2015 chiếm tỷ lệ 98,9% và năm 2016 chiếm tỷ lệ 98,9%).

Với chất lượng trình độ chuyên môn như hiện nay, đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành còn nhiều mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của địa phương và đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên quan tâm, trú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ công chức sao cho hợp lý, phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý đáp ứng yêu cầu mới của cơ sở trong thời kỳ đổi mới.

Bảng 4.2. Số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã theo trình độ học vấn và trình độ đào tạo 3 năm (2014-2016)

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL

(người) CC (%) SL (người)

CC

(%) SL (người) CC (%)

2015/

2014

2016/

2015 BQ

Tổng số Công chức cấp xã 208 100,0 190 100,0 182 100,0 91,3 95,8 93,5

1 Theo trình độ học vấn

- Tiểu học - - - - - - - -

- Trung học cơ sở 3 1,4 2 1,1 2 1,1 66,7 100 81,6

- Trung học phổ thông 205 98,6 188 98,9 180 98,9 91,8 95,7 93,7

2 Theo trình độ đào tạo

- Chưa qua đào tạo 8 3,8 2 1,1 4 2,2 25,0 200,0 70,7

- Sơ cấp 7 3,4 1 0,5 1 0,5 14,3 100,0 37,8

- Trung cấp 119 57,2 95 50,0 91 50,0 79,8 95,8 87,4

- Cao đẳng 19 9,1 17 8,9 13 7,1 89,5 76,5 82,7

- Đại học 55 26,4 75 39,5 73 40,1 136,4 97,3 115,2

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Thành, (2017)

55

4.1.1.3. Đội ngũ công chức cấp xã theo trình độ lý luận chính trị và quản lý hành chính

Từ bảng 4.3 cho thấy trình độ lý luận chính trị và quản lý kinh tế của đội ngũ công chức cấp xã của huyện Kim Thành cụ thể như sau:

Về trình độ lý luận chính trị: Số công chức cấp xã chưa qua đào tạo ngày một tăng (năm 2014 chiếm tỷ lệ 17,4%, năm 2015 chiến tỷ lệ 17,4%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 17,6%): số công chức cấp xã có trình độ sơ cấp giảm qua các năm và chiếm tỷ lệ cao (năm 2014 chiếm tỷ lệ 48,1%, năm 2015 chiến tỷ lệ 43,7%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 40,1%), số công chức có trình độ trung cấp ngày càng tăng (năm 2014 chiếm tỷ lệ 34,1%, năm 2015 chiến tỷ lệ 38,9 %, năm 2016 chiếm tỷ lệ 41,8%), trình độ cao cấp chiếm tỷ lệ thấp và không thay đổi (năm 2014 chiếm tỷ lệ 0,5 %, năm 2015 chiến tỷ lệ 0,5 %, năm 2016 chiếm tỷ lệ 0,5 %).

Về trình độ quản lý hành chính: Số công chức đã quan đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp (năm 2014 chiếm tỷ lệ 15,4%, năm 2015 chiến tỷ lệ 20,5%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 20,9%), Trong khi đó số công chức chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao (năm 2014 chiếm tỷ lệ 84,6%, năm 2015 chiến tỷ lệ 79,5%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 79,1%).

Nhìn vào kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành trong những năm qua cho thấy các cấp ủy Đảng, chính quyền trong toàn huyện đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ công chức cấp xã. Tuy nhiên việc đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý hành chính cho đội ngũ công chức chưa được quan tâm trú trọng, tỷ lệ công chức chưa qua đào tạo còn quá cao, tỷ lệ công chức đã qua đào tạo thì lại rất thấp nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc chuyên môn, ảnh hưởng đến phong trào.

Chính vì vậy, trong thời gian tới các cấp ủy Đảng, chính quyền của huyện Kim Thành cần quan tâm, trú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý hành chính cho đội ngũ công chức cấp xã nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bảng 4.3. Số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã theo trình độ lý luận chính trị và quản lý hành chính 3 năm (2014-2016)

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL (người) CC (%) SL (người)

CC (%)

SL

(người) CC (%) 2015/

2014

2016/

2015 BQ

Tổng số Công chức cấp xã 208 100,0 190 100 182 100,0 91,3 95,8 93,5

1 Trình độ lý luận chính trị

- Sơ cấp 100 48,1 83 43,7 73 40,1 83,0 88,0 85,4

- Trung cấp 71 34,1 74 38,9 76 41,8 104,2 102,7 103,5

- Cao cấp 1 0,5 1 0,5 1 0,5 100,0 100,0 100,0

- Chưa qua đào tạo 36 17,3 33 17,4 32 17,6 91,7 97,0 94,3

2 Quản lý hành chính

Đã qua đào tạo 32 15,4 39 20,5 38 20,9 121,9 94,4 109,0

Chưa qua đào tạo 176 84,6 151 79,5 144 79,1 85,8 95,4 90,5

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Thành, (2017)

57

4.1.1.4. Đội ngũ công chức cấp xã theo trình độ ngoại ngữ, tin học

Với số liệu bảng 4.4 cho thấy, Số công chức cấp xã trong huyện sử dụng thành thạo ngoại ngữ là không có. Số công chức biết sử dụng ngoại ngữ đạt tỷ lệ rất thấp (năm 2014 chiếm tỷ lệ 8,7%, năm 2015 chiến tỷ lệ 13,2%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 13,7%). Trong khi đó số công chức không biết sử dụng ngoại ngữ chiếm tỷ lệ rất cao (năm 2014 chiếm tỷ lệ 91,3%, năm 2015 chiến tỷ lệ 86,8%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 86,3%).

Về trình độ tin học: Số công chức biết sử dụng thành thạo tin học giảm dần (năm 2014 chiếm tỷ lệ 87,5%, năm 2015 chiến tỷ lệ 83,2%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 80,6%). Số công chức biết sử dụng tin học ngày một tăng (năm 2014 chiếm tỷ lệ 4,3%, năm 2015 chiến tỷ lệ 6,3%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 8,8%). Trong khi đó vẫn còn một số công chức không biết sử dụng tin học (năm 2014 chiếm tỷ lệ 8,2%, năm 2015 chiến tỷ lệ 10,5%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 10,4%).

Trong quá trình phân cấp và cải cách hành chính cũng như trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa của nhà nước ta, bên cạnh việc vững vàng về chuyên môn, đòi hỏi công chức cần thành thạo tin học và ngoại ngữ. Vì sử dụng tin học giúp công chức cấp xã nâng cao hiệu quả công việc, gắn kết hơn mối liên hệ giữa công chức cấp xã với nhau và với cấp trên, thực hiện đạt hiệu quả cao các chương trình đề án cải cách hành chính của chính phủ. Công chức biết ngoại ngữ thì rất thuận lợi cho việc giao dịch cũng như là ứng dụng tin học vào công việc.

Chính vì vậy các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Kim Thành cần quan tâm đến công tác đào tạo kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ công chức cấp xã, đặc biệt cần trú trọng hướng dẫn những kiến thức đơn giản nhất như kỹ năng sử dụng máy tính để phục vụ công tác văn phòng và kỹ năng khai thác internet cho số công chức còn lại không biết sử dụng máy tính và đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ công chức cấp xã trong toàn huyện góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ của địa phương, cơ quan đề ra.

Bảng 4.4. Số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã theo trình độ ngoại ngữ, tin học 3 năm (2014-2016)

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL

(người) CC (%) SL (người)

CC (%)

SL

(người) CC (%) 2015/

2014

2016/

2015 BQ

Tổng số Công chức cấp xã 208 100 190 100 182 100,0 91,3 95,8 93,5

1 Trình độ ngoại ngữ

- Sử dụng thành thạo - - - - - - - -

- Biết 18 8,7 25 13,2 25 13,7 138,9 100,0 117,9

- Không biết 190 91,3 165 86,8 157 86,3 86,4 95,6 90,9

2 Trình độ tin học

- Sử dụng thành thạo 182 87,5 158 83,2 147 80,8 86,8 93,0 89,9

- Biết sử dụng 09 4,3 12 6,3 16 8,8 133,3 133,3 133,3

- Không biết sử dụng 17 8,2 20 10,5 19 10,4 117,6 95,0 105,7

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Thành, (2017)

59

4.1.1.5. Đội ngũ công chức cấp xã theo các chức danh

- Qua bảng 4.5 cho thấy số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành qua từng năm được bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương cụ thể:

+ Chức danh Trưởng công an (năm 2014 chiếm tỷ lệ 9,1%, năm 2015 chiến tỷ lệ 9,5%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 10,4%).

+ Chức danh Chỉ huy Trưởng Quân sự (năm 2014 chiếm tỷ lệ 8,2%, năm 2015 chiến tỷ lệ 7,4%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 7,1%).

+ Chức danh Văn phòng - Thống kê (năm 2014 chiếm tỷ lệ 19,7%, năm 2015 chiến tỷ lệ17,4%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 17,0%) .

+ Chức danh Địa chính – NN-Xây dựng và MT (năm 2014 chiếm tỷ lệ 18,3%, năm 2015 chiến tỷ lệ 18,9%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 18,7%).

+ Chức danh Tài chính – Kế toán (năm 2014 chiếm tỷ lệ 12,5%, năm 2015 chiến tỷ lệ 12,6%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 13,7%).

+ Chức danh Tư pháp – Hộ tịch (năm 2014 chiếm tỷ lệ 13,0%, năm 2015 chiến tỷ lệ 14,2%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 13,2%).

+ Chức danh Văn hoá – Xã hội (năm 2014 chiếm tỷ lệ 19,7%, năm 2015 chiến tỷ lệ 20,0%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 19,8%).

- Một số chức danh có số lượng công chức nhiều hơn là do các chức danh đó được bố trí 02 công chức làm nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể:

1) Chức danh Văn hoá – xã hội gồm 02 vị trí việc làm là:

- Văn hoá thông tin –Thể dục thể thao;

- Lao động thương binh và xã hội.

2) Chức danh Văn phòng – Thống kê gồm 02 vị trí việc làm là:

- Văn phòng – Thống kê và thủ quỹ;

- Văn phòng Đảng uỷ và Nội vụ.

3) Chức danh Địa chính – Xây dựng và Môi trường gồm 02 vị trí việc làm là:

- Làm công tác Địa chính – Xây dựng và Môi trường;

- Làm công tác Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và theo dõi công tác kế hoạch – Giao thông thuỷ lợi.

Bảng 4.5. Số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã theo các chức danh 3 năm (2014-2016)

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL

(người) CC (%) SL (người)

CC (%)

SL

(người) CC (%) 2015/

2014

2016/

2015 BQ

Tổng số Công chức cấp xã 208 100,0 190 100,0 182 100,0 91,3 95,8 93,5

1 Trưởng Công an 19 9,1 18 9,5 19 10,4 94,7 105,6 100,0

2 Chỉ huy trưởng QS 17 8,2 14 7,4 13 7,1 82,4 92,9 87,4

3 Văn phòng – Thống kê 41 19,7 33 17,4 31 17,0 80,4 93,9 87,0

4 Địa chính – NN-Xây dựng và MT 38 18,3 36 18,9 34 18,7 94,7 94,4 94,6

5 Tài chính – Kế toán 26 12,5 24 12,6 25 13,7 92,3 104,2 98,1

6 Tư pháp – Hộ tịch 27 13,0 27 14,2 24 13,2 100,0 88,9 94,3

7 Văn hoá – Xã hội 41 19,7 38 20,0 36 19,8 92,7 94,7 93,7

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Thành (2017)

61

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)