Đánh giá chất lượng công chức cấp xã qua điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 75 - 80)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương

4.1.3. Đánh giá chất lượng công chức cấp xã qua điều tra

4.1.3.1. Đánh giá của CBCC huyện về công chức cấp xã của huyện Kim Thành Số liệu bảng 4.8 cho thấy kết quả đánh giá của cán bộ, công chức huyện

Kim Thành về Công chức cấp xã, cụ thể:

Bảng 4.7. Đánh giá của CBCC huyện Kim Thành về công chức cấp xã n = 9, ĐVT: %

TT Tiêu chí Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Trình độ năng lực 11,1 88,9 - -

2 Đạo đức, lối sống 77,8 22,2 - -

3 Quan hệ với dân 22,2 66,7 11,1 -

4 Bố trí phù hợp với năng lực chuyên môn 33,3 66,7 - - 5 Khả năng đáp ứng nhu cầu công việc hiện nay 11,1 88,9 - -

Nguồn: Số liệu tổng hợp qua điều tra, (2017) - Về trình độ năng lực của công chức cấp xã, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 11,1% và khá chiếm tỷ lệ 88,9%;

- Về đạo đức, lối sống, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 77,8% và khá chiếm tỷ lệ 22,2%;

- Về mối quan hệ với nhân dân, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 22,2% và khá chiếm tỷ lệ 66,7%, trung bình chiếm tỷ lệ 11,1%;

- Về việc bố trí công tác phù hợp với năng lực chuyên môn, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 33,3% và khá chiếm tỷ lệ 66,7%;

- Đánh giá về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, kết quả tốt chiếm tỷ lệ 11,1% và khá chiếm tỷ lệ 88,9%;

Số liệu bảng 4.9 cho thấy đánh giá của CBCC huyện Kim Thành về năng lực của công chức cấp xã, kết quả:

- Về năng lực sử dụng máy vi tính, kết quả đánh giá khá chiếm tỷ lệ 77,8%;

đánh giá trung bình chiếm tỷ lệ 22,2%;

- Về năng lực ngoại ngữ, kết quả đánh giá tốt và khá chiếm tỷ lệ 0%; đánh giá trung bình chiếm tỷ lệ 33,3% và yếu chiếm tỷ lệ 66,7%;

- Về năng lực soạn thảo văn bản và báo cáo, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 11,1%, khá chiếm tỷ lệ 44,45%; đánh giá trung bình chiếm tỷ lệ 44,45%;

- Về năng lực tổ chức công việc, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 11,1%, khá chiếm tỷ lệ 66,7%; đánh giá trung bình chiếm tỷ lệ 22,2%;

- Về năng lực thuyết trình, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 11,1%, khá

chiếm tỷ lệ 55,6%; đánh giá trung bình chiếm tỷ lệ 33,3%;

- Về năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 22,2%, khá chiếm tỷ lệ 77,8%.

Bảng 4.8. Đánh giá CBCC huyện Kim Thành về năng lực của công chức cấp xã

n = 9, ĐVT: %

TT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Năng lực sử dụng máy vi tính - 77,8 22,2 -

2 Năng lực ngoại ngữ - - 33,3 66,7

3 Năng lực soạn thảo văn bản, báo cáo 11,1 44,45 44,45 -

4 Năng lực tổ chức công việc 11,1 66,7 22,2 -

5 Năng lực thuyết trình 11,1 55,6 33,3 -

6 Năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá 22,2 77,8 - - Nguồn: Số liệu tổng hợp qua điều tra, (2017) 4.1.3.2. Đánh giá của công chức cấp xã về kiến thức chuyên môn

Đánh giá về kiến thức chuyên môn của công chức cấp xã huyện Kim Thành, kết quả cho thấy:

- Kiến thức về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã: đánh giá là nắm rất vững chiếm tỷ lệ 19% và nắm vững chiếm tỷ lệ 81%;

- Kiến thức về quản lý hành chính: đánh giá là nắm rất vững chiếm tỷ lệ 14,3% và nắm vững chiếm tỷ lệ 85,7%;

- Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của lĩnh vưc công tác: đánh giá là nắm rất vững chiếm tỷ lệ 43,9% và nắm vững chiếm tỷ lệ 57,1%;

- Kiến thức lập kế hoạch, dự án: đánh giá là nắm vững chiếm tỷ lệ 52,4%

và đánh giá là biết ít, chiếm tỷ lệ 47,6%;

- Kiến thức lập quản lý tài chính: đánh giá là nắm rất vững chiếm tỷ lệ 4,8, nắm vững chiếm tỷ lệ 57,1%; đánh giá là biết ít chiếm tỷ lệ 47,6%;

- Kiến thức lập pháp luật: đánh giá là nắm rất vững chiếm tỷ lệ 9,5% và nắm vững chiếm tỷ lệ 90,5%;

Bảng 4.9. Đánh giá về kiến thức chuyên môn của công chức cấp xã huyện Kim Thành

TT Diễn giải

Nắm rất

vững Nắm vững Biết ít

SL (n = 21)

Tỷ lệ (%)

SL (n = 21)

Tỷ lệ (%)

SL (n = 21)

Tỷ lệ (%) 1 Kiến thức về chức năng, nhiệm vụ

của chính quyền cấp xã 4 19,0 17 81,0 - -

2 Kiến thức về quản lý hành chính 3 14,3 18 85,7 - -

3 Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

của lĩnh vực công tác 9 43,9 12 57,1 - -

4 Kiến thức lập kế hoạch, dự án - - 11 52,4 10 47,6

5 Kiến thức quản lý tài chính 1 4,8 12 57,1 10 47,6

6 Kiến thức luật pháp 2 9,5 19 90,5 - -

Nguồn: Số liệu tổng hợp qua điều tra (2017) 4.1.3.3. Đánh giá của người dân về công chức cấp xã

Qua tiến hành điều tra trực tiếp 80 người dân của 3 xã, thị trấn trên địa bàn.

Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân đối với đội ngũ công chức cấp xã như sau:

* Về khả năng giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã Số liệu bảng 4.11 cho thấy, có 79,6% ý kiến của người dân cho rằng họ hài lòng về cách giải quyết công việc của công chức cấp xã, tuy nhiên vẫn còn đến 20,4% ý kiến của người dân cho rằng họ không hài lòng và họ cho là công chức cấp xã chưa đáp ứng tốt các công việc hiện tại, tập trung và chiếm tỷ lệ cao ở các chức danh công chức Địa chính – NN – Xây dựng và MT, Trưởng Công an, Tư pháp - Hộ tịch. Nguyên nhân mà các chức danh công chức trên bị đánh giá thấp hơn các chức danh công chức khác là do nhóm chức danh công chức này tham gia tiếp xúc và giải quyết công việc với người dân nhiều hơn.

Bảng 4.10. Mức độ hài lòng của người dân với cách giải quyết công việc của đội ngũ công chức cấp xã

Đơn vị tính: %, n = 80 TT Các chức danh công chức cấp xã Hài lòng Không hài lòng

1 Trưởng Công an 76,3 23,7

2 Chỉ huy trưởng Quân sự 82,5 17,5

3 Văn phòng – Thống kê 86,2 13,8

4 Địa chính – NN – Xây dựng và MT 61,2 38,8

5 Tài chính – Kế toán 87,5 12,5

6 Tư pháp - Hộ tịch 81,2 18,8

7 Văn hoá – Xã hội 82,5 17,5

Tỷ lệ trung bình 79,6 20,4

Nguồn: Số liệu tổng hợp qua điều tra (2017)

* Về kết quả giải quyết công việc của cán bộ chủ chốt cấp xã

Số liệu bảng 4.12 cho thấy các chức danh công chức được tín nhiệm cao của người dân là Văn phòng – Thống kê đạt 76,3%, Tài chính – Kế toán đạt 72,5%, Chỉ huy trưởng Quân sự 67,5%, trưởng công an đạt 66,3%, Tư pháp - Hộ tịch đạt 63,7%, Văn hóa xã hội đạt 60% ý kiến đánh giá tốt, còn chức danh Địa chính – NN – Xây dựng và MT bị đánh giá thấp nhất có 41,3% ý kiến đánh giá tốt.

Như vậy qua ý kiến đánh giá về năng lực giải quyết công việc và kết quả giải quyết công việc cho thấy chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã là không đồng đều. Từ đó cho thấy việc nhận thức và đánh giá của người dân là khá sát thực và mang tính khách quan.

Ngoài ra người dân địa phương vẫn còn phàn nàn nhiều về cách xử lý công việc của đội ngũ công chức cấp xã, nhiều nhất là vấn đề về quản lý đất đai và trật tự, an toàn xã hội. Còn rất nhiều vấn đề chưa được giải thích rõ ràng cho người dân hiểu.

Trên thực tế trình độ dân trí của người dân là khá cao, yêu cầu đối với Công chức cấp xã ngày càng cao hơn. Hiện tại nhiều công chức ở địa phương đã được trẻ hoá, kiến thức của công chức phần nào đã cập nhập với thực tế yêu cầu. Tuy nhiên đội ngũ công chức cấp xã cần tiếp tục trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những cán bộ khác nhất là những kỹ năng thu thập kiến thức mới, kiến thức thực tế để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 4.11. Kết quả giải quyết công việc của công chức cấp xã

TT Chỉ tiêu

Tốt Khá TB

SL

(n = 80) Tỷ lệ

(%) SL

(n = 80) Tỷ lệ

(%) SL

(n = 80) Tỷ lệ (%)

1 Trưởng Công an 53 66,3 19 23,7 8 10,0

2 Chỉ huy trưởng Quân sự 54 67,5 21 26,2 5 6,3

3 Văn phòng – Thống kê 61 76,3 16 20,0 3 3,7

4 Địa chính – Nông nghiệp –

Xây dựng và môi trường 33 41,3 32 40,0 15 18,7

5 Tài chính – Kế toán 58 72,5 16 20,0 6 7,5

6 Tư pháp - Hộ tịch 51 63,7 19 23,8 10 12,5

7 Văn hoá – Xã hội 48 60,0 25 31,2 7 8,8

Tổng cộng 358 63,9 148 26,5 54 9,6

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)