Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.2. Nội dung của giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là kết quả từ những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân về giảm nghèo có khả năng chịu được những cú sốc hay rủi ro thông thường.
Hình 2.1 Bốn trụ cột đảm bảo giảm nghèo bền vững
Nguồn: Bùi Xuân Dự (2009)
2.1.2.1. Năng lực của người dân (Tài sản sinh kế)
Tài sản sinh kế hay vốn sinh kế bao gồm những thứ thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của con người, có thể sử dụng, khai thác trong quá trình sinh sống và sản xuất (Thái Phúc Thành, 2014) và được biểu hiện qua các nguồn vốn sau:
Vốn nhân lực (vốn con người): bao gồm các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của con người với tư cách là nguồn lao động xã hội như trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tình trạng sức khỏe và khả năng tham gia lao động để nâng cao mức sống.
Vốn tài chính: là nguồn lực tài chính mà hộ gia đình hoặc cá nhân con người có được liên quan đến các dạng thu nhập, phương thức tiết kiệm, phương tiện và dịch vụ tài chính hiện có và khả năng tiếp cận, vốn vay (nợ).Vốn tự nhiên:
là toàn bộ những yếu tố liên quan hay thuộc về tự nhiên mà cá nhân được hưởng và phải chịu trách nhiệm như khí hậu, đất đai, sông ngòi, rừng, biển, mùa màng…
Vốn vật chất là những yếu tố có tính hiện vật mà cá nhân được sử dụng, sở hữu như cơ sở hạ tầng giao thông, nhà ở, phương tiện, công trình thủy lợi, nước sạch… và các tài sản trong gia đình trang thiết bị máy móc, dụng cụ sinh hoạt, đồ dùng nội thất…
Vốn xã hội là toàn bộ các quan hệ, mạng lưới xã hội mà các cá nhân tham gia từ đó có được những cơ hội và lợi ích.
Giảm nghèo bền vững
Năng lực Khả năng
Dịch vụ công cộng Cơ hội phát
triển
An toàn
Đây là những yếu tố được xem là nội lực của người nghèo, hộ nghèo, một mặt nó phản ánh tình trạng hay mức độ nghèo của các hộ thông qua các chỉ số về đất đai, thu nhập, vốn tín dụng, tiết kiệm, nhà ở trình độ giáo dục...Một mặt phản ánh khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, khả năng sản xuất và tạo thu nhập.
Hộ có tài sản sinh kế càng tốt thì càng có khả năng giảm nghèo nhanh và bền vững. Trong các nguồn vốn trên thì nguồn lực con người giữ vai trò quyết định tồn tại dưới dạng tiềm năng.
2.1.2.2. Năng lực của chính quyền và cộng đồng
Những yếu tố về năng lực chính quyền địa phương được nhìn nhận ở các khía cạnh biểu hiện của năng lực quản lý, điều hành và tính trách nhiệm. (Bùi Xuân Dự, 2010). Cụ thể: xây dựng kế hoạch, thực hiện các chính sách về giảm nghèo; tư vấn, tham mưu, hỗ trợ người dân, đối thoại, giải đáp các thắc mắc…
Một cộng đồng mạnh, có sự liên kết chặt chẽ, đoàn kết, tương trợ sẽ thúc đẩy địa phương phát triển nhanh và bền vững, tạo tính liên kết giữa các hộ, nhóm hộ trong cộng đồng, huy động mọi nguồn lực và chia sẻ rủi ro, đồng thời tạo các điều kiện cần thiết để người nghèo có thể vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.Nếu chỉ dựa vào các nguồn trợ giúp trực tiếp để giảm nghèo thì khi nguồn trợ giúp không còn thì người dân sẽ trở lại với nghèo đói. Khi năng lực của người dân, chính quyền và cộng đồng tốt thì người dân sẽ chủ động vươn lên thoát nghèo bằng nỗ lực của chính họ cùng với năng lực hỗ trợ của chính quyền, đồng thời hiệu quả đối phó với những rủi rõ sẽ cao hơn.
2.1.2.3. Tính an toàn, phòng ngừa rủi ro
Giảm nghèo bền vững gắn với khả năng chống, chịu rủi ro. Chủ động phòng, ngừa giảm thiểu rủi ro chính là nền tảng của giảm nghèo bền vững.
Thước đo đánh giá giảm nghèo bền vững về góc độ tính an toàn là xem xét mức độ và cách thức người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương dự phòng, giải quyết vấn đề rủi ro (Bùi Xuân Dự, 2010).
Người nghèo được cần được trang bị một số điều kiện tối thiểu có khả năng tránh được tình trạng tái nghèo. Phòng ngừa rủi ro bằng cách san sẻ rủi ro thông qua đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm thiểu rủi ro bằng cách có kỹ năng xử lý rủi ro, mua bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm nông nghiệp, đồng thời mở rộng độ bao phủ của các hình thức phòng ngừa rủi ro đặc biệt là rủi ro thu nhập, điều đó được thể hiện qua nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm y tế (BHYT).
2.1.2.4. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
Dịch vụ công tốt là điều kiện quan trọng bảo đảm cho giảm nghèo nhanh và bền vững. Giảm nghèo là nỗ lực của cả nhà nước, cộng đồng và người dân trong đó nhà nước (chính quyền) và các đối tác xã hội cung cấp những dịch vụ cần thiết để người dân thực hiện các giải pháp giảm nghèo. (Bùi Xuân Dự, 2010)
Dịch vụ xã hội tốt là điều kiện quan trọng đảm bảo cho giảm nghèo nhanh và bền vững, được xét trên cơ sở khó khăn, rào cản của người nghèo khi tiếp cận các dịch vụ công, đánh giá chất lượng dịch vụ; bao gồm 10 chỉ số: Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin
2.1.2.5. Khả năng tiếp cận thị trường của người nghèo
Cơ hội phát triển luôn là vô tận và ngày càng phong phú, tuy nhiên người nghèo không dễ để có thể tiếp cận và khai thác được các cơ hội bởi những bất lợi (thế) so với những nhóm giàu hay khả giả hơn. Với cơ hội đồng đều hơn cho mọi người trên thế giới nhờ “dân chủ hoá công nghệ“ đặc biệt là công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, nhiều vùng “lõm“ (nơi nhiều người nghèo) vẫn chưa được tiếp cận và hưởng lợi.
Trên thực tế, nhiều cơ hội còn xa với người nghèo do thiếu các kênh để người nghèo tiếp cận. Vậy nếu đánh giá về khía cạnh cơ hội phát triển để bảo đảm giảm nghèo bền vững thì tiêu thức nào cần phải quan tâm. Như chúng ta đều biết cơ hội phát triển gắn với việc tiếp cận với các thị trường (thị trường lao động, đất đai, công nghệ, thông tin, tài chính, hàng hoá, tín dụng,...) tuy nhiên việc tiếp cận với các thị trường này thông qua các yếu tố về kênh (tiếp cận bằng cách nào?). Do đó, cần xem xét độ mở của các cơ hội cho người nghèo tiếp cận (theo kênh có thể tiếp cận) hay khả năng tiếp cận được (Bùi Xuân Dự, 2010)
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng tiếp cận các thị trường: thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường công nghệ thông tin, thị trường tín dụng và thị trường hàng hóa.