Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.4. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chủ trương xóa đói giảm nghèo, huyện Đoan Hùng đã huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững.
Trong 3 năm 2014-2016 cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm thì ngành nông nghiệp của huyện vẫn đóng vai trò chủ yếu, chiếm trên 40% tổng giá trị tăng thêm toàn huyện nhưng có xu hướng giảm dần, năm 2016 so với năm 2014 tăng thêm về giá trị nhưng giảm về cơ cấu.
Giá trị tăng thêm ngành TM - DV và CN - XD tăng qua 3 năm, tốc độ tăng bình quân của ngành CN - XD đạt 114,42%, ngành TM - DV tăng 107,8%. Như vậy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,58% năm (UBND huyện Đoan Hùng, 2016). Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 28,39 triệu đồng tăng 1,72 lần so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế, lao động chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp định hướng phát triển KT-XH của huyện. Tỷ trọng các ngành kinh tế là NLN: 40,69%; CN-XD: 25,67%; TMDV: 33,65% (theo giá hiện hành)
Về sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản phát triển khá, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của huyện. Đã chủ động xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp quy hoạch, kế hoạch, đẩy mạnh triển khai các chương trình nông nghiệp trọng điểm, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng năng suất và tăng cường chỉ đạo ứng dụng tiến bộ KHKT, cơ giới hóa và sản xuất. Hệ thống khuyến nông, dịch vụ sản xuất được củng cố, tăng cường đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Chương trình sản xuất lương thực ổn định, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Năng suất lúa đạt 55,05 tạ/ha; năng suất ngô đạt 52,94 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt gần 45 ngàn tấn.
Chương trình phát triển cây bưởi đạt kết quả khả quan, diện tích bưởi hiện có 1.802,9ha trong đó có 1.022 ha bưởi đặc sản. Đã trồng bổ sung bưởi diễn, bưởi Xuân Vân chất lượng cao. Năm 2016 diện tích bưởi cho thu hoạch đạt trên 1.100ha giá trị ước đạt trên 200 tỷ đồng.
Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng (2014-2016) Chỉ tiêu
2014 2015 2016 So sánh (%)
SL (trđ) CC
(%) SL (trđ) CC
(%) SL (trđ) CC
(%) 15/14 16/15 BQ I. Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 1.821.000 100 1.968.000 100 2.116.900 100 108,07 107,57 107,82 1. Nông - lâm - ngư nghiệp 786.000 43,16 820.000 43,16 869.200 41,06 104,33 106,00 105,16
2. CN – XD 393.000 21,58 473.000 21,58 532.200 25,14 120,36 112,52 116,37
3. TM – DV 642.000 35,26 675.000 35,26 715.500 33,80 105,14 106,00 105,57
II. Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành 2.609.000 100 2.860.000 100 3.101.500 100 109,62 108,44 109,03 1. Nông - lâm - ngư nghiệp 1.103.000 42,28 1.162.000 42,28 1.262.000 40,69 105,35 108,61 106,97
2. CN - XD 608.000 23,30 736.000 23,30 796.000 25,67 121,05 108,15 114,42
3. TM - DV 898.000 34,42 962.000 34,42 1.043.500 33,65 107,13 108,47 107,80
III. Chỉ tiêu BQ (giá hiện hành)
1. GTTT/khẩu/năm 24,22 26,4 28,39
2. GTTT/LĐ/năm 45,73 48,51 47,70
3. GTTT/hộ/năm 85,66 92,50 99,28
4. GTTT NN/ha đất NN 42,63 44,91 48,80
32
Duy trì ổn định trên 3.071,2ha chè, đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất, trồng cải tạo giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt đạt trên 60%, sản lượng chè búp tươi năm 2016 đạt 39 nghìn tấn
Lâm nghiệp tiếp tục phát triển bền vững, trồng rừng mới tập trung 500ha trong đó chuyển đổi trên 246,4 ha bạch đàn tái sinh, kém hiệu quả sang trồng keo hạt ngoại. Sản lượng gỗ khai thác năm 2016 đạt 105.000m3. (UBND huyện Đoan Hùng, 2016).
Chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa, tập trung, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nội ngành. Đàn trâu bò có dấu hiệu phục hồi, đàn gia cầm ổn định, diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định và phát triển. Triển khai thành công dự án nuôi cá bằng lồng lưới trên sông Lô, bước đầu đạt hiệu quả cao.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 27/27 xã. Ưu tiên cho công tác đào tạo nghề, công tác quản lý về NTM cho cán bộ cấp cơ sở, chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nông thôn mới àm cơ sở cho hát trển kinh tế giai đoạn tiếp theo góp phần nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. Cơ sở vật chất, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tăng cường và duy trì hoạt động, cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởn thụ của người dân; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Năm 2016, có xã Chí Đám và Minh Tiến đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt 13,3 tiêu chí/1 xã.
Về sản xuất CN-TTCN được duy trì và phá triển. Mặc dù có nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, so xác định CN-TTCN là khâu đột phá nhằ tăng nhanh tỷ trọng trọng cơ cấu kinh tế của huyện nên đã tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư. Nhiều dự án mới được đưa vào hoạt động , khôi phục và phát triển các làng nghề.
Xây dựng xong quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Ngọc Quan với diện tích 46,6 ha, tập trung nguồn lực đầu tư vào cụm công nghiệp Sóc Đăng, đã huy động trên 80 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp để xây dựng đường điện 35KV, 110KV, công trình cấp nước sạch, hệ thống giao thông và cảng Sông Lô đã thu hút được một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư như Công ty Hài Mỹ, công ty Thái Thịnh, công ty Hào Hưng, công ty CP cơ khí và xây lắp Phương Nam…Duy trì 3 làng nghề có thế mạnh của huyện là:
Làng nghề chế biến chè Vân Hùng - Tây Cốc; Làng nghề chế biến thực phẩm An Thọ - Vụ Quang; Làng nghề mộc Vân Du hoạt động có hiệu quả và giải quyết tốt công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Về thương mại dịch vụ đã có sự phát triển cả về số lượng và quy mô, đổi mới phương thức kinh doanh. Công tác quản lý thị trường, xúc tiến thương mại được tăng cường, tạo điều kiện cho các doannh nghiệp đầu tư xây dựng trung tâm thương mại và mở rộng sản xuất kinh doanh
Về đầu tư phát triển đã đạt kết quả khá quan trọng. Trong điều kiện Chính phủ tiếp tục thực hiện cắt giảm đầu tư công, song huyện đã tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương, bộ ngành, tỉnh và huyện, thực hiện lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án; nâng cấp các tuyến đường huyện, đường liên xã, liên thôn xóm, tỷ lệ đường giao thông được kiên cố hóa lên trên 45%; xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, điện, giao thông thủy lợi, giáo dục.
Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn thuộc chương trình xây dựng NTM và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tổng huy động vốn năm 2016 đạt 1.300 tỷ đồng, trong đó nguồn từ NSNN đạt 127,6 tỷ đồng, còn lại là vốn đầu tư từ dân cư và doanh nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. (UBND huyện Đoan Hùng, 2016).