Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
4.1.1. Thực trạng kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016
Giai đoạn 2014-2016 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao hơn. Toàn huyện năm 2014 có 2.952 hộ nghèo trên tổng số 30.458 hộ, chiếm tỷ lệ 9,69%. Các năm tiếp theo từ 2015-2016, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tiếp tục giảm từ 9% năm 2015 xuống còn 7,61% năm 2016 (tỷ lệ giảm tương ứng là 1,39%). Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm không nhiều 0,69% so với năm 2014 là do Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 nghĩa là chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều (đo lường bằng tiều chí thu nhập) sang đa chiều (đo lường cả tiêu chí thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản). Từ cuối năm 2015 việc rà soát hộ nghèo được thực hiện theo Quyết định số 59/QĐ- TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù vậy, công cuộc giảm nghèo trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo các xã, thị trấn trong huyện xu hướng năm sau giảm so với năm trước cả về tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ nghèo. Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, các khu vực trong huyện. Nhiều xã có tỷ lệ giảm nghèo rất tốt (Tây Cốc, Chí Đám, Phương Trung); Tuy nhiên bên cạnh đó, một số xã còn có tỷ lệ hộ nghèo rất cao (Minh Phú, Đại Nghĩa...) (Phụ lục 4.1). Nguyên nhân của sự khác biệt là những xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp, cấp ủy, chính quyền đã nhận thức đúng đắn về công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế; giải quyết việc làm cho người lao động hộ nghèo; người dân nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân và gia đình đối với công tác giảm nghèo.
Ngược lại, những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thường là những xã xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, địa bàn rộng; vai trò của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng tham gia vào hoạt động giảm nghèo còn hạn chế; nhận thức, người dân chưa chủ động tham gia các hoạt động giảm nghèo. Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn Đoan Hùng đã đạt được nhưng kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi săc. Tuy nhiên những kết quả trên chưa phản ánh đúng vấn đề giảm nghèo bền vững trong cộng đồng dân cư.
TT Diễn giải
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Tổng số hộ dân
Số hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ dân
Số hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ dân
Số hộ nghèo
Tỷ lệ
(%) 15/14 16/15 BQ
1 Khu vực thành thị 1.982 94 4,74 2.092 98 4,68 2.090 83 3,97 104,26 95,45 99,76
2 Khu vực nông thôn 28.476 2.858 10,04 29.006 2.701 9,31 29.488 2.319 7,86 94,51 95,45 94,98 Tổng 30.458 2.952 9,69 31.098 2.799 9 31.578 2.402 7,61 94,82 95,45 95,13 Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016)
42
Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy: số hộ nghèo năm 2015 giảm so với năm 2014 là 153 hộ tương ứng giảm 5,18%. Năm 2016, số hộ nghèo giảm 397 hộ so với năm 2015. Như vậy số hộ nghèo trong 3 năm giảm bình quân 4,87%/năm.
4.1.1.2. Tỷ lệ hộ cận nghèo
Tỷ lệ hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng năm 2014-2016 cũng khá cao: Năm 2014 tỷ lệ hộ cận nghèo là 12,08% tương ứng 3.679 hộ; năm 2015 tỷ lệ này là 8,59% tương ứng 2.670 hộ. Như vậy, trong hai năm (2014-2015) chuẩn nghèo thay đổi, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm đi đáng kể cụ thể giảm 3,49%.
Qua bảng số liệu 4.2, số hộ cận nghèo năm 2015 giảm so với năm 2014 là 27,43%. Năm 2016, số hộ cận nghèo giảm 4,55% so với năm 2015. Như vậy số hộ cận nghèo trong 3 năm giảm bình quân 16,67%/năm.
Tuy nhiên năm 2016, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm chậm. Nguyên nhân của tình trạng này là do một phần số hộ mới thoát nghèo năm trước đã gia nhập vào nhóm hộ cận nghèo của năm sau trong khi tỷ lệ những hộ cận nghèo cũ vươn lên, bỏ xa ngưỡng nghèo để trở thành hộ khá giả lại thấp hơn số cận nghèo mới. Điều này cho thấy, hiện nay nhóm hộ cận nghèo đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu không có sự trợ giúp từ phía Nhà nước thì nhóm cận nghèo rất dễ tái nghèo khi xảy ra các biến cố rủi ro như gia đình có người ốm đau, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường…
Bảng 4.2. Thực trạng hộ cận nghèo huyện Đoan Hùng giai đoạn 2014 - 2016
TT
Diễn giải
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Tổng số hộ dân
Số hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ dân
Số hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ dân
Số hộ nghèo
Tỷ lệ
(%) 15/14 16/15 BQ
1 Khu vực thành thị 1.982 108 5,45 2.092 72 3,44 2.090 80 3,83 66,67 95,45 79,77
2 Khu vực nông thôn 28.476 3.571 12,54 29.006 2.598 8,96 29.488 2.268 7,69 72,75 95,45 83,33 Tổng 30.458 3.679 12,08 31.098 2.670 8,59 31.578 2.348 7,44 72,57 95,45 83,23
Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016)
44
4.1.1.3. Tình hình thoát nghèo, tái nghèo và nghèo mới phát sinh
Số hộ thoát nghèo qua các năm tăng từ 641 hộ lên 743 hộ tăng 15,91%, số hộ nghèo mới phát sinh cũng giảm 29,66%. Điều này cho thấy các cấp chính quyền trong huyện đã có những nỗ lực, cố gắng trong công tác giảm nghèo. Tuy nhiên những hộ mới thoát nghèo này lại chuyển sang hộ cận nghèo, làm cho tỷ lệ hộ cận nghèo vẫn còn cao. Tình trạng tái nghèo, tái cận nghèo và phát sinh nghèo, cận nghèo vẫn còn. Cụ thể, năm 2014 số hộ tái nghèo là 138 hộ, tương ứng là 4,67% trong tổng số hộ nghèo, số hộ nghèo phát sinh trong năm là 445 hộ, tương ứng 1,46% tổng hộ dân; đến năm 2016 tuy hộ tái nghèo có giảm xuống còn 1,37% trong tổng hộ nghèo và hộ nghèo phát sinh thêm 13,03 % hộ nghèo nhưng cũng cho thấy tính chưa bền vững trong công tác giảm nghèo ở huyện Đoan Hùng
Bảng 4.3. Tình hình diễn biến hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 - 2016
TT Chỉ tiêu Năm
2014
Năm 2016
So sánh Tăng/giảm
(+/_)
Tỷ lệ (%)
1 Tổng số hộ 30.458 31.578 1.120 103,68
2 Hộ nghèo 2.952 2.402 -550 81,37
Số hộ thoát nghèo 641 743 102 115,91
Số hộ tái nghèo 138 33 -105 23,91
Số hộ nghèo mới phát sinh 445 313 -132 70,34
Tỷ lệ HN mới phát sinh/hộ nghèo (%) 15,07 13,03 - -
3 Hộ cận nghèo 3.679 2.348 -1.331 63,82
Số hộ thoát cận nghèo 229 1.045 816 456,33
Số hộ tái cận nghèo 178 21 -157 11,80
Số hộ cận nghèo mới phát sinh 1.081 702 -379 64,94 Tỷ lệ hộ CN mới phát sinh/hộ CN (%) 29,38 29,90 - -
Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016) Năm 2014 số hộ tái cận nghèo là 178 hộ, cận nghèo mới phát sinh là 1.081 hộ đến năm 2016 số hộ tái cận nghèo giảm xuống 21 hộ (tương ứng giảm 88,2%), cận nghèo mới phát sinh là 702 hộ. Thành tựu đạt được là do người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng…nâng cao thu nhập, đời sống của người dân được nâng lên. Mặt khác, việc rà soát hộ nghèo được lập danh danh sách
rồi tổ chức họp xếp hạng các hộ có khả năng nghèo, khả năng cận nghèo rồi lấy ý kiến người dân trên địa bàn. Số hộ nghèo mới phát sinh vẫn cao nguyên nhân sâu xa là xuất phát từ ý thức không muốn thoát nghèo, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước và cộng đồng. Nhận thức về công tác rà soát, đánh giá, xác định hộ nghèo tại một số cơ sở vẫn còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng muốn người dân của địa phương mình hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về bảo hiểm y tế, giáo dục, tín dụng, bảo trợ xã hội nên vẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình có thu nhập vượt trên chuẩn nghèo nhưng vẫn được xét vào hộ nghèo, việc nể nang dòng họ, tách hộ khẩu…dẫn đến kết quả rà soát hộ nghèo chưa thực sự chính xác.
Tính bền vững của giảm nghèo còn được đo bằng chỉ số tổng số hộ mới đưa vào diện hộ nghèo trong năm/số hộ nghèo trong năm. Chỉ số này phản ánh khả năng dễ bị tổn thương rơi vào trạng thái nghèo của cư dân. Chỉ số này càng cao thì tính bền vững của giảm nghèo càng thấp. Trên địa bàn huyện Đoan Hùng chỉ số này vẫn còn trên 10% cụ thể: Tỷ lệ HN mới phát sinh/hộ nghèo (năm 2014) là 15,07%, năm 2016 là 13,03%. Tỷ lệ hộ CN mới phát sinh/hộ cận nghèo tương đối cao trên 29%.
Điều này cho thấy tính chưa bền vững trong giảm nghèo.
4.1.1.4. Tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm theo kết quả rà soát năm 2016 a, Hộ nghèo
Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2016 tổng số hộ nghèo giảm là 743 hộ.
Trong đó, thoát ra khỏi ngưỡng nghèo là 278 hộ chiếm 37,4%. Mức độ bền vững của giảm nghèo còn thể hiện qua tỷ lệ số hộ nghèo phát sinh với số hộ nghèo thoát lên trên khỏi cận nghèo. Năm 2016 tỷ lệ này là 313/278 (>1), điều này chứng tỏ số hộ nghèo phát sinh lớn hơn cả số hộ thoát ra khỏi ngưỡng nghèo. Kết quả giảm nghèo này chưa thực sự bền vững.
Bảng 4.4. Thực trạng hộ nghèo giảm theo kết quả rà soát năm 2016 ĐVT: hộ
TT Chỉ tiêu
Tổng số hộ nghèo
giảm
Trong đó Từ hộ
nghèo lên hộ CN
Thoát lên trên chuẩn
cận nghèo
Giảm do chuyển đi, chết, nhập hộ
1 Khu vực thành thị 19 15 1 3
2 Khu vực nông thôn 724 391 277 56
Tổng 743 406 278 59
Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016)
b, Hộ cận nghèo
Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2016 tổng số hộ cận nghèo giảm là 1045 hộ. Trong đó, thoát ra khỏi ngưỡng nghèo là 881 hộ chiếm 84,31%. Tỷ lệ số hộ cận nghèo phát sinh với số hộ cận nghèo thoát lên trên khỏi cận nghèo, năm 2016 tỷ lệ này là 702/881, số hộ cận nghèo phát sinh mặc dù nhỏ hơn nhưng không đáng kể so với số hộ thoát lên trên chuẩn cận nghèo. Hơn nữa, trong số hộ cận nghèo giảm có một bộ phận lại bị rơi xuống hộ nghèo. Cụ thể, năm 2016 là 134 hộ chiếm 5,58% số hộ nghèo trong năm.
Bảng 4.5. Thực trạng hộ cận nghèo giảm theo kết quả rà soát năm 2016 ĐVT: hộ
TT Chỉ tiêu
Tổng số hộ cận
nghèo giảm
Trong đó Bị rơi
xuống hộ nghèo
Thoát lên trên chuẩn
cận nghèo
Giảm do chuyển đi, chết, nhập hộ
1 Khu vực thành thị 23 1 22 0
2 Khu vực nông thôn 1.022 133 859 30
Tổng 1.045 134 881 30
Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016) Như vậy, số hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh càng nhỏ hơn số hộ nghèo thoát lên trên chuẩn cận nghèo thì mức độ giảm nghèo càng bền vững;
đồng thời phải hạn chế được số hộ cận nghèo rơi xuống hộ nghèo.
4.1.1.5. Nguyên nhân nghèo của các hộ dân tại huyện Đoan Hùng
Muốn giảm nghèo bền vững không thể không dựa vào các nguyên nhân dẫn đến nghèo. Để có các giải pháp hỗ trợ cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững thì việc xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng đối tượng là rất cần thiết.
Khi đã xác định được nguyên nhân và triển khai những giải pháp phù hợp thì công tác giảm nghèo sẽ đạt hiệu quả cao..
Từ bảng số liệu 4.16 thì nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn, thiếu đất và phương tiện sản xuất, trong gia đình có người tàn tật nặng, ốm đau thường xuyên, trong gia đình có người cao tuổi… Đối với hộ nghèo thì nguyên nhân trong gia đình có người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (18,59%), hộ cận nghèo thiếu vốn sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất (24,5%).
Hộ nghèo, cận nghèo tại huyện Đoan Hùng thường do tác động bởi một nhóm hoặc nhiều nguyên nhân trên đây gây ra. Vì vậy để thực hiện các giải pháp bền vững trong giảm nghèo cần xem xét giải quyết đồng bộ các nguyên nhân cho phù hợp với từng hộ gia đình, từng nhóm đối tượng và từng xã, thị trấn với một hệ thống các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để giải quyết tình trạng nghèo của huyện. Đối với những hộ nghèo, cận nghèo không phải do một nguyên nhân mà do 2 đến 3 nguyên nhân, để giải quyết vấn đề giảm nghèo một cách bền vững thì phải điều tra, tìm hiểu rõ đâu là nguyên nhân chính, từ đó mới có chương trình hỗ trợ cho phù hợp, đảm bảo giải quyết tận gốc của vấn đề.
Bảng 4.6. Tổng hợp nguyên nhân nghèo của hộ dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng
TT Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số
lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Thiếu vốn sản xuất 568 14,92 860 24,50
2 Thiếu đất sản xuất 461 12,11 513 14,62
3 Thiếu phương tiện sản xuất 415 10,90 381 10,85
4 Có lao động nhưng thiếu việc làm 155 4,07 234 6,67
5 Không biết cách làm ăn 289 7,59 264 7,52
6 Thiếu lao động đông người ăn theo 363 9,53 318 9,06 7 Trong gia đình có người tàn tật nặng, ốm
đau thường xuyên 600 15,76 340 9,69
8 Trong gia đình có người cao tuổi 708 18,59 373 10,63 9 Trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội 19 0,50 7 0,20
10 Gia đình chây lười lao động 23 0,60 13 0,37
11 Gặp tai nạn rủi ro 84 2,21 64 1,82
12 Có nợ nần nhiều kéo dài 18 0,47 36 1,03
13 Nguyên nhân khác 105 2,76 107 3,05
Tổng số 3.808 100,00 3.510 100,00
Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016) 4.1.2. Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo
4.1.2.1. Công tác thực hiện chính sách BHYT
Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm xã hội hoá công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, giúp người dân được bình đẳng trong việc hưởng lợi từ
các dịch vụ y tế. Trong những năm qua, với mục tiêu an sinh xã hội, đối tượng người nghèo luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, bằng việc đã có nhiều chính sách trợ giúp người nghèo, trong đó có việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Một trong những điểm ưu việt của chính sách BHYT là việc quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để mua thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội, trong đó đối tượng thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 100% số tiền mua thẻ BHYT.
Tổng số thẻ BHYT được cấp phát cho người nghèo giai đoạn từ 2011- 2016 là 60.599 thẻ. Hộ cận nghèo từ năm 2014-2016 là 24.860 thẻ. Bên cạnh việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo thì việc tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo cũng được Bệnh viện đa khoa Đoan Hùng và các cơ sở y tế nghiêm túc thực hiện. Tổng số người nghèo được khám điều trị nội trú miễn phí từ năm 2011-2015 là 952 người, số tiền là 221.810.000 đồng.
4.1.2.2. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo
Hỗ trợ về tín dụng đối với hộ nghèo là một trong những chính sách phân phối các nguồn lực đầu vào trợ giúp cho người nghèo có vốn phát triển sản xuất kinh doanh để tự vươn lên thoát nghèo. Các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã góp phần không nhỏ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện. Ngân hàng CSXH huyện thực hiện các chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo cụ thể là: hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh cho 5.591 hộ với tổng số tiền trên 122 tỷ đồng; hỗ trợ cho 3.303 học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để hỗ trợ học tập với số tiền 67,174 tỷ đồng; hỗ trợ hộ nghèo vay vốn theo chương trình cho vay xuất khẩu lao động là 370 hộ với tổng số tiền là 11,05 tỷ đồng. Riêng năm 2016, Ngân hàng CSXH huyện giải ngân 300 triệu đồng cho chương trình vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
4.1.2.3. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
Hỗ trợ về nhà ở và đất ở cho người nghèo là một trong những chính sách lớn của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, huyện Đoan Hùng giai đoạn
2011-2015 đã hỗ trợ xóa nhà tạm cho 128 hộ nghèo với số tiền trên 2 tỷ đồng.
Năm 2016 xóa được 25 nhà tạm trong đó 540 triệu từ nguồn của Nhà nước.
Chương trình giúp cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng ổn định chỗ ở, tập trung phát triển kinh tế gia đình và vươn lên thoát nghèo bền vững.
4.1.2.4. Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo
Để giúp người nghèo, hộ gia đình chính sách bớt khó khăn, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ tiền điện cho đối tượng này. Mặc dù số tiền chỉ vài chục nghìn đồng/tháng nhưng với những hộ nghèo huyện Đoan Hùng thì đây là chính sách mang lại nhiều ý nghĩa. Thực hiện Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho họ nghèo, hộ chính sách xã hội, tổng số hộ được hỗ trợ tiền điện giai đoạn 2011-2016 là 23.559 hộ, với số tiền là 9,977 tỷ đồng. Cùng với các chính sách ưu đãi khác, chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ gia đình nghèo đã giúp người nghèo có thêm động lực để vươn lên cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
4.1.2.5. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo
Phòng Tư pháp phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh, UBND các xã, thị trấn tổ chức trợ giúp pháp lý cho người dân trên địa bàn huyện, từ năm 2011-2015 đã tổ chức tư vấn 544 vụ việc cho 2.275 lượt người nghèo, dân tộc thiểu số và hộ chính sách tham dự. Nhờ đó đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân và việc chấp hành pháp luật của nhân dân, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện.
4.1.2.6. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn
Theo quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn:
Hỗ trợ bằng tiền mặt cho hộ nghèo với mức quy định 100.000đ/khẩu/tháng/năm ở vùng II. 80.000đ/khẩu/tháng/năm ở vùng II. Tổng số hộ nghèo được hỗ trợ từ 2011-2016 là 23.481 khẩu, số tiền là 5,612 tỷ đồng. Chính sách nhằm hỗ trợ đời sống của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội ở vùng khó khăn.
4.1.2.7. Chính sách hỗ trợ về giáo dục
Hàng năm, phòng giáo dục – Đào tạo huyện luôn phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện chính sách về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các học sinh thuộc diện con em hộ nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ gạo