Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 99)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. CÁc yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

4.2.5. Phân tích ma trận SWOT

Công tác giảm nghèo đã tranh thủ được các nguồn lực để thực hiện chương trình của huyện đề ra, đồng thời thực hiện tốt phong trào phát huy nội lực lao động sáng tạo trong quá trình thực hiện để đạt được các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, các chương trình văn hoá - xã hội, giáo dục, y tế, dân số, vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác giảm nghèo.

Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện, UBND các xã, thị trấn đã kiện toàn BCĐ giảm nghèo, phân công các thành viên BCĐ phụ trách, theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch giảm nghèo và thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, nhận thức của cán bộ, nhân dân đã được nâng lên, tạo cho các đoàn thể chính trị xã hội phát huy hết vai trò vận động nhân dân trong công tác giảm nghèo.

Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, nhận thức của cán bộ, nhân dân đã được nâng lên, tạo cho các đoàn thể chính trị xã hội phát huy hết vai trò vận động nhân dân trong công tác giảm nghèo.

Công tác giảm nghèo bền vững đã được sự quan tâm của các cấp các ngành, và sự vào cuộc của MTTQ và các đoàn thể nhân dân

4.2.5.2. Điểm yếu

Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, đầu tư kết cấu hạ tầng còn thấp, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh. Trình độ nhận thức, ý thức tự vươn lên của đa số người dân còn thấp, nguồn lực dành cho xoá đói giảm nghèo tuy được quan tâm, đầu tư nhưng cơ chế thực hiện phân tán làm giảm hiệu quả. Công tác quản lý, chỉ đạo, phân cấp phân công trách nhiệm, sự phối hợp giữa các thành viên có nơi chưa thực sự chặt chẽ, mang tính phong trào...do đó làm giảm hiệu quả đầu tư của Nhà nước.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giảm nghèo ở một số địa phương còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, còn một số cấp ủy, chính quyền một số xã chỉ đạo công tác giảm nghèo chưa quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm, việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với Chương trình giảm nghèo ở một số địa phương còn ít, chưa định hướng rõ ràng mục tiêu giảm nghèo bền vững, bản thân các hộ nghèo chưa thực sự có ý thức phấn đấu tự vươn lên để thoát nghèo, nhiều hộ còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng và bằng lòng với cuộc sống hiện tại.

Công tác truyền thông về giảm nghèo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Phong tục tập quán của đại bộ phận người nghèo chưa được tích cực đổi mới, đa số chủ hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoặc nắm bắt khoa học kỹ thuật còn chậm, trình độ canh tác còn thấp kém; chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; một số hộ nghèo còn thiếu lao động, đông người ăn theo (đông con, những còn nhỏ), thiếu vốn; thiếu đất sản xuất, mắc tệ nạn xã hội, lười lao động; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; có lao động nhưng không có việc làm; Ốm đau nặng hoặc mắc tệ nạn xã hội...;

Nhiều hộ nghèo là DTTS, có người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội.

Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu thuộc Chương trình giảm nghèo còn hạn chế và việc huy động nguồn lực xã hội hoá đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.

Công tác phối kết hợp giữa cấp, ngành, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và địa phương trong việc thực hiện công tác giảm nghèo chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Công tác kiểm tra giám sát của các cấp trong việc triển khai thực hiện chương trình còn hạn chế.

Chưa có sự phối hợp lồng ghép giữa công tác cho vay vốn với công tác khuyến nông, lâm, ngư và tập huấn hướng dẫn cách làm ăn nên việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo còn kém hiệu quả...

4.2.5.3. Cơ hội

Giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn huyện mang lại nhiều kết quả rất khả quan. Hàng loạt chính sách giảm nghèo đã tạo cơ hội lớn cho người nghèo vươn lên.

Việc áp dụng chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều không chỉ xác định thu nhập mà còn đánh giá toàn diện chất lượng sống của người dân, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững.

4.2.5.4. Thách thức

Hiện nay, người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trực tiếp (chính sách BHTY, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ về nhà ở,....), dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, nên công tác rà soát, bình xét hộ nghèo hằng năm ở cở sở gặp nhiều khó khăn.

Những thành tựu đạt được về giảm nghèo chưa thật vững chắc và thiếu tính bền vững, phát sinh hộ nghèo còn lớn, còn tình trạng tái nghèo, nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra; tốc độ giảm nghèo không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn chênh lệch lớn giữa các vùng, xã.

Người nghèo đối mặt với những rủi ro không lường trước như: rủi ro thiên tai, ốm đau bệnh tật, thu nhập.

Nhiều chương trình, dự án đã và đang được triển khai

Người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trực tiếp

Hàng loạt chính sách hỗ trợ giảm nghèo Hộ nghèo, cận nghèo phát sinh còn lớn, còn tình

trạng tái nghèo, nguy cơ tái nghèo còn cao

Chuẩn nghèo được đo lường đa chiều Tốc độ giảm nghèo không đồng đều

Người nghèo đối mặt với những rủi ro không

lường trước

Điểm mạnh (S) Kết hợp S-O Kết hợp S-T

Tranh thủ được các nguồn lực, phát

huy nội lực. Thu hút các nguồn lực cho giảm nghèo.

Xây dựng các chính sách phù hợp với thực trạng nghèo đa chiều, ưu tiên chính sách nâng cao nhận thức tạo cơ hội cho người nghèo.

Thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo Tăng hỗ trợ gián tiếp giảm bớt các chính sách cho không

Cải thiện cơ sở hạ tầng, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, học nghề, đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho người nghèo

Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh

Cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ giảm nghèo

Tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản từ đó họ vươn lên thoát nghèo bền vững

Đã có sự vào cuộc của MTTQ và

các đoàn thể nhân dân Tạo cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, tham gia thị trường, tạo cơ hội phát triển

Tuyên truyền làm cho người nghèo hiểu, chủ động phòng ngừa rủi ro, mở rộng các hình thức bảo hiểm, đầu tư cơ sở hạ tầng phòng chống rủi ro do thiên tai, thành lập quỹ hỗ trợ rủi ro

83

Điểm yếu (W) Kết hợp W-O Kết hợp W-T Tài sản sinh kế của người dân chưa

đảm bảo thoát nghèo bền vững

Thực hiện tốt các chính sách, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp;

Công tác quản lý, chỉ đạo, phân cấp, phối hợp chưa chặt chẽ, mang tính phong trào.

BCĐ giảm nghèo xây dựng kế hoạch, chương trình, giải pháp cụ thể.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo và cách tiếp cận về giảm nghèo bền vững;

Thiếu việc lồng ghép các chương

trình Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình phát triển KT - XH

Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý

Công tác truyền thông về giảm nghèo chậm, ít chương trình và tài liệu.

Tăng cường công tác truyền thông về giảm

nghèo, đa dạng hóa tài liệu, chương trình Nâng cao năng lực, nhận thức và hành vi của người nghèo

Nhiều hộ nghèo là DTTS, có người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội.

Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, đảm bảo các chính sách cho đối tượng yếu thế

Tập trung nguồn lực cải thiện các dịch vụ xã hội cơ bản

Nguồn lực hạn chế Vận động xã hội hóa từ các nguồn lực Xây dựng và thực thi các chính sách phù hợp đạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo một cách bền vững

Chưa nhân rộng và phát triển các

mô hình giảm nghèo Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Chưa có sự phối hợp lồng ghép

giữa công tác cho vay vốn với công tác khuyến nông, lâm, ngư

Công tác khuyến nông lồng ghép kết hợp với các chương trình vay vốn

84

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)