Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đoan Hùng là huyện miền núi trung du nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 50km; cách Thủ đô Hà Nội 140km, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) và cửa khẩu Lào Cai khoảng 200 km. Phía Bắc giáp với huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái và huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp với huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp với huyện Thanh Ba và huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ.
Huyện Đoan Hùng có tổng diện tích tự nhiên là 30.285,22 ha, chiếm 8,58% diện tích của tỉnh Phú Thọ (UBND huyện Đoan Hùng, 2016). Có thể nói, tuy là một huyện miền núi, song Đoan Hùng có vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính, có hai tuyến đường quốc lộ: quốc lộ 2 và quốc lộ 70 đi các tỉnh phía Bắc, giao thông đi lại thuận tiện, có hai con sông lớn sông Lô và sông Chảy chảy qua.
3.1.1.2. Khí hậu
Đoan Hùng là vùng Trung du Bắc bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,1oC, mùa nóng nhiệt độ từ 27- 28oC, mùa lạnh nhiệt độ từ 15-16oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là 178 mm, số ngày nắng trung bình/năm là 166 ngày; Độ ẩm tương đối trung bình là 84%, thấp nhất là 24%; băng giá, sương muối thỉnh thoảng cũng có xuất hiện, nhưng thường ở mức nhẹ. (UBND huyện Đoan Hùng, 2016).
Trên địa bàn Đoan Hùng thường có 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
3.1.1.3. Đặc điểm địa hình, đất đai a. Về địa hình
Địa hình của Đoan Hùng có nhiều núi cao với độ cao trung bình từ 100- 250m với hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành hai dạng chính:
- Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Chảy và sông Lô, tập trung ở ven sông, độ dốc thường dưới 3, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng độ dốc từ 3o-5o.
- Địa hình đồi núi: đây là dạng địa hình đặc trưng ở hầu hết các xã trên địa
bàn huyện. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn từ 15o-25o và trên 25o. (UBND huyện Đoan Hùng, 2016).
Đặc điểm địa hình, đất đai đa dạng, phong phú, có các vùng địa hình khác nhau (đồng bằng, đồi núi), khí hậu đa dạng và phân hóa mạnh, nên hình thành các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Các dạng địa hình của huyện có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển các ngành kinh tế cũng như việc xây dựng các công trình vững chắc, địa hình đồng bằng khá bằng phẳng thích hợp đối với canh tác lúa, phát triển nông nghiệp đa dạng, với địa hình đồi núi nối dài tạo thành một không gian kiến trúc, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt. Trong sản xuất nông nghiệp thích hợp với trồng các loại cây lâu năm, cây lâm nghiệp, phát triển mô hình vườn rừng. Đây là điều kiện thuận lợi để Đoan Hùng phát triển.
b. Về đất đai
Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện gồm 6 nhóm: Phù sa ven sông; Đất vùng trũng; Đất lầy tầng mỏng; Đất cát thuộc bãi bồi ven sông; Đất xám và Đất đỏ.
Tình hình đất đai của huyện được thể hiện qua bảng 3.1
Qua bảng 3.1 ta thấy, tình hình sử dụng đất đai của huyện biến động không nhiều, diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm chủ yếu là do giảm diện tích đất trồng lúa và cây hàng năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 0,02 ha do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả, từ đất cây hàng năm, từ đất cây lâu năm, từ đất bằng chưa sử dụng.
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện chiếm tỷ lệ rất lớn trên 50% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp giảm nhẹ qua các năm. Sở dĩ, đất lâm nghiệp giảm là do giảm diện tích đất rừng sản xuất.
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 tăng 13,8ha do một số dự án công trình an ninh theo quy hoạch được đưa vào xây dựng. Diện tích tăng thêm lấy vào đất lúa; đất cây hàng năm; đất cây lâu năm; đất rừng sản xuất.
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện bao gồm cả diện tích đất bằng chưa sử dụng và đồi núi chưa sử dụng. Năm 2016 diện tích đất chưa sử dụng là 95,69ha, giảm 0,05ha so với năm 2015. Diện tích chưa sử dụng giảm do chuyển sang đất trồng lúa, chuyển sang đất trồng cây hàng năm, chuyển sang đất trồng cây lâu năm, chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản.
Trong giai đoạn kế hoạch tiếp theo của huyện, cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích nhân dân tiếp tục đưa diện tích đất bằng chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đưa đất đồi núi chưa sử dụng vào trồng rừng và khai phá đất núi đá không có rừng cây để sản xuất vật liệu xây dựng.
Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đoan Hùng (2014-2016) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 15/14 16/15 BQ I. Tổng diện tích đất tự nhiên 30.285,22 100,00 30.285,20 100,00 30.285,23 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 25.872,37 85,43 25.871,90 85,43 25.858,15 85,38 100,00 99,95 99,97 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12.572,92 48,60 12.572,45 48,60 12.561,14 48,58 100,00 99,91 99,95
- Đất trồng cây hàng năm 5.366,85 42,69 5.366,27 42,68 5.360,41 42,67 99,99 99,89 99,94
+ Đất trồng lúa 4.218,52 78,60 4.217,96 78,60 4.213,97 78,61 99,99 99,91 99,95
+ Đất trồng cây hàng năm khác 1.148,33 21,40 1.148,31 21,40 1.146,44 21,39 100,00 99,84 99,92
- Đất trồng cây lâu năm 7.206,07 57,31 7.206,18 57,32 7.200,73 57,33 100,00 99,92 99,96
1.2 Đất lâm nghiệp 12.958,21 50,09 12.958,19 50,09 12.955,75 50,10 100,00 99,98 99,99
- Đất rừng sản xuất 12.086,36 93,27 12.086,34 93,27 12.083,90 93,27 100,00 99,98 99,99
- Đất rừng phòng hộ 262,72 2,03 262,72 2,03 262,72 2,03 100,00 100,00 100,00
- Đất rừng đặc dụng 609,13 4,70 609,13 4,70 609,13 4,70 100,00 100,00 100,00
1.3 Diện tích mặt nước có khả năng NTTS 339,96 1,31 339,98 1,31 339,98 1,31 100,01 100,00 100,00
1.4 Đất nông nghiệp khác 1,28 0,01 1,28 0,01 1,28 0,01 100,00 100,00 100,00
2. Đất phi nông nghiệp 4.317,10 14,25 4.317,56 14,26 4.331,39 14,30 100,01 100,32 100,17
2.1 Đất ở 747,41 17,31 747,84 17,32 751,25 17,34 100,06 100,46 100,26
2.2 Đất chuyên dùng 1.937,73 44,88 1.937,76 44,88 1.948,18 44,98 100,00 100,54 100,27
2.3 Đất phi nông nghiệp khác 1.631,96 37,80 1.631,96 37,80 1.631,96 37,68 100,00 100,00 100,00
3. Đất chưa sử dụng 95,75 0,32 95,74 0,32 95,69 0,32 99,99 99,95 99,97
II. Một số chỉ tiêu BQ
1. Đất nông nghiệp/hộ NN 1,38 1,36 1,39 - - - -
2. Đất canh tác/hộ NN 0,29 0,28 0,29 - - - -
3. Đất canh tác/lao động NN 0,14 0,14 0,13 - - - -
27
Trong giai đoạn kế hoạch tiếp theo của huyện, cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích nhân dân tiếp tục đưa diện tích đất bằng chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đưa đất đồi núi chưa sử dụng vào trồng rừng và khai phá đất núi đá không có rừng cây để sản xuất vật liệu xây dựng.