Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
4.1.3. Tài sản sinh kế của người dân trong giảm nghèo bền vững
4.1.3.1. Vốn nhân lực
Khi đề cập tới yếu tố lao động phải đề cập đến hai khía cạnh của lao động đó là số lượng và chất lượng lao động, số lượng lao động của hộ bao gồm các thành viên trong gia đình có khả năng lao động. Chất lượng lao động thể hiện trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, nhận thức về chính trị, xã hội thông qua các kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được tích luỹ lâu đời của hộ nông dân.
a. Thực trạng lao động hộ điều tra
Trong nhóm hộ nghèo, số lao động bình quân/hộ gia đình là 1,49 người thấp hơn so với nhóm hộ cận nghèo 1,7 người.
Bảng 4.8. Lao động của hộ gia đình
STT Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL
(n=74) CC (%) SL
(n=76) CC (%)
1 Không có lao động 4 5,41 5 6,76
2 Từ 1 đến 2 lao động 65 87,84 63 85,14
3 Trên 2 lao động 5 6,76 8 10,81
4 Lao động bình quân/hộ 1,49 1,70
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) b. Trình độ học vấn của chủ hộ
Đặc trưng của người nghèo đó là: trình độ học vấn thấp, hạn chế về kỹ năng làm việc, phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, vị trí địa lý, hứng chịu
nhiều thiên tai, rủi ro; không có tài sản và tư liệu sản xuất, người già cô đơn…
Có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc đi học và tình trạng đói nghèo. Trình độ học vấn cũng là một yếu tố quyết định tình trạng nghèo. Trình độ học vấn thấp dẫn đến việc mất đi cơ hội tăng nhận thức, việc làm, thu nhập, vị thế xã hội và cũng có thể góp phần kéo dài chu kỳ đói nghèo giữa các thế hệ.
Kết quả điều tra cho thấy, hộ nghèo có trình độ học vấn trung học phổ thông thấp hơn so với hộ cận nghèo. Đa số trình độ học vấn của chủ hộ có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống, lực lượng lao động có trình độ từ trung học phổ thông trở lên thấp. Do vậy trình độ văn hoá và chuyên môn thấp của lực lượng lao động ở trên địa bàn hiện nay đang là cản trở lớn đến việc tiếp nhận các loại khoa học kỹ thuật mới nhằm thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng vụ, mở rộng quy mô sản xuất… góp phần cải thiện đời sống của các hộ nghèo.
Bảng 4.9. Trình độ học vấn của chủ hộ
STT Diễn giải
Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL (n=74) CC (%) SL
(n=76) CC (%)
1 Tiểu học 32 43,24 23 31,08
2 Trung học cơ sở 31 41,89 26 35,14
3 Trung học phổ thông 10 13,51 24 32,43
4 Trung cấp 0 0,00 1 1,35
5 Cao đẳng 0 0,00 2 2,70
6 Đại học 1 1,35 0 0,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Việc đảm bảo sinh kế bền vững của lao động nông thôn, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động trẻ tuổi, những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động còn khó khăn và vẫn là một thách thức trong chính sách giảm nghèo. Chất lượng lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến lược phát triển giáo dục. Hầu hết những người nghèo, vùng nghèo là những nơi có trình độ dân trí thấp. Cùng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư cho con cái học hành của những hộ nghèo, vùng nghèo ít được quan tâm. Do học hành thấp, ít được đào tạo nghề nên con cái người nghèo ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Nguy cơ nghèo về trí thức và vật chất sẽ gia tăng.
4.1.3.2. Vốn tài chính a. Thu nhập của hộ
Thu nhập của người lao động được xem xét dưới 2 tiêu chí: mức thu nhập/
kỳ hạn và số kỳ hạn được hưởng mức thu nhập đó. Đối với hộ dân, mức thu nhập bình quân đầu người được coi là bền vững nếu thỏa mãn được các điều kiện sống tối thiểu. Cụ thể tối thiểu phải lớn hơn mức chuẩn nghèo theo quy định hiện hành.
Thu nhập được coi là bền vững nếu có mức thu nhập ổn định từ 12 tháng trở lên, được phòng ngừa rủi ro bằng các hình thức bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy mức độ bền vững trong giảm nghèo có nghĩa là thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện, vượt qua chuẩn nghèo, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo về thu nhập nếu gặp rủi ro hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo.
Bảng 4.10. Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL
(n=74)
CC (%)
SL (n=76)
CC (%)
1 Số hộ điều tra Hộ 74 - 76 -
2 Số nhân khẩu Người 246 - 261 -
3 Thu nhập bình quân của
hộ/năm 1.000đ/hộ 20.451 100,00 30.287 100,00
- Thu nhập từ rồng trọt Nghìn đồng 5.703 27,88 8.553 41,82 - Thu nhập từ chăn nuôi Nghìn đồng 4.946 24,18 7.816 38,22 - Thu nhập khác Nghìn đồng 9.802 47,93 13.919 68,06 4 Thu nhập bình quân
nhân khẩu/tháng 1.000đ/ng 513 - 735 -
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Theo kết quả điều tra cho thấy, tổng thu nhập của hộ nghèo bình quân trên địa bàn tương đối thấp trung bình 20.451.000 đồng/hộ/năm, theo đó bình quân thu nhập theo nhân khẩu là 513.000 đồng/người/tháng. Nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá thấp. Thu từ nguồn khác chiếm tỷ tỷ trọng lớn trong thu nhập bình quân của hộ (47,93%). Điều đó cho thấy thu nhập của nhóm hộ điều tra đã bắt đầu được đa dạng hóa, chủ yếu là từ nguồn đi làm thuê, một số ít lao động thì làm việc trong khu công nghiệp. Từ khi trên địa bàn có khu công nghiệp giày đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn trong đó có cả lao động của hộ nghèo. Mặc dù hộ cận nghèo có mức thu nhập cao
hơn hộ nghèo nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung. Vì vậy cần có những giải pháp thiết thực để cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đa dạng hóa và nâng cao thu nhập, thoát ra khỏi ngưỡng nghèo.
Đa dạng hóa nghề nghiệp có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng giảm nghèo của người dân. Vì nghề nghiệp chính là nguồn tạo ra thu nhập cho hộ gia đình. Tính chất của nghề nghiệp quyết định mức thu nhập và tính ổn định của thu nhập. Người nghèo họ chủ yếu làm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên dẫn đến thu nhập thấp, không ổn định, chứa đựng nhiều rủi ro. Để giảm nghèo bền vững thì người nghèo phải biết cách đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình, tạo điều kiện để có thể vươn lên thoát nghèo.
b. Sử dụng vốn và nhu cầu vay vốn
Việc tiếp cận được các nguồn vốn vay sẽ giúp cho hộ nghèo vượt qua các cú sốc (sức khỏe, thiên tai), vay để mua giống, phân bón, đầu vào nông nghiệp, làm vườn, nuôi gia cầm, giải quyết được việc thiếu vốn trong sản xuất hay tiêu dùng. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện của từng hộ mà nguồn vốn trên có tác động tích cực hay tiêu cực đến bản thân của hộ nghèo. Đa số hộ nghèo đều gặp khó khăn về nguồn vốn, do đó đồng vốn vay rất quan trọng, nó là chất xúc tác không thể thiếu được cho mọi hoạt động sản xuất của họ. Tuy nhiên, cũng cần có kế hoạch sử dụng vốn vay để có thể tăng tính hiệu quả của đồng vốn hợp lý. Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ hộ lệ tiếp cận đến nguồn vốn của Ngân hàng chính sách chỉ vào khoảng hơn 40% đối vợi hộ nghèo và trên 60% đối với hộ cận nghèo.
Bảng 4.11. Tình hình sử dụng và nhu cầu vay vốn
STT Chỉ tiêu ĐVT Hộ
nghèo
Hộ cận nghèo
1 Tỷ lệ hộ vay vốn NHCS % 41,9 63,16
2 Số vốn vay bình quân/hộ
- Ngân hàng chính sách xã hội nghìn đồng 9.020 14.605 - Ngân hàng nông nghiệp nghìn đồng 2.162 4.342
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Người nghèo không quá khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên, các khoản vay thường không đủ đáp ứng nhu cầu và ngắn hạn. Số vốn vay bình quân/hộ của hộ nghèo thấp khoảng 9 triệu đồng/hộ. Vì lý do này, các khoản vay thường không có lợi đối với những người muốn mở rộng sản xuất. Mặt khác
nhiều khoản hộ nghèo lại gián tiếp vay cho hộ giàu để sản xuất, do vậy chính sách tín dụng gián tiếp hỗ trợ người giàu, nên cần phải có các biện pháp quản lý các khoản vay cho hiệu quả.
Đa số người nghèo sống dựa vào nông nghiệp với đặc trưng là năng suất lao động tương đối thấp vì ít được tiếp cận với các nguồn vốn tài chính, đất đai và kiến thức. Người nghèo cũng rất dễ bị tổn thương do những rủi ro về sức khỏe (đau ốm và tử vong) của các thành viên trong gia đình, do những biến động về giá cả thị trường và các thiên tai, dịch bệnh. Vậy phát triển hệ thống tài chính nông thôn bền vững có thể có những tác động đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
4.1.3.3. Vốn vật chất
a. Thực trạng nhà ở và phương tiện sinh hoạt
Bảng 4.12. Tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt
STT Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ cận nghèo
SL CC (%) SL CC (%)
Nhà ở 74 100,00 76 100,00
1 Nhà kiên cố 13 17,57 28 36,84
2 Nhà bán kiên cố 33 44,59 36 47,37
3 Nhà tạm 28 37,84 12 15,79
Phương tiện sinh hoạt
1 Xe máy 42 56,76 68 89,47
2 Xe đạp 61 82,43 58 76,32
3 Ti vi 67 90,54 76 100,00
4 Đầu chảo, đầu DVD 14 18,92 53 69,74
5 Máy vi tính 0 0,00 9 11,84
6 Điện thoại 63 85,14 76 100,00
7 Tủ lạnh 18 24,32 41 53,95
8 Bình tắm nóng lạnh 0 0,00 23 30,26
9 Máy giặt 0 0,00 22 28,95
10 Bếp gas 26 35,14 39 51,32
11 Bàn ghế đắt tiền 8 10,81 24 31,58
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua kết quả điều tra, đa số hộ nghèo và hộ cận nghèo có nhà bán kiên cố, tỷ lệ nhà kiên cố ở hộ nghèo còn thấp 7,57%, nhà tạm vẫn còn số lượng lớn. Hộ cận nghèo tỷ lệ nhà tam thấp hơn. Chính quyền cần quan tâm hơn nữa hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, giúp họ ổn định cuộc sống và yên tâm làm ăn.
Phần lớn các hộ gia đình nghèo đều có các đồ dùng lâu bền như điện thoại, xe máy và tivi. Nó đã trở thành những đồ dùng cơ bản của hầu hết các gia đình, dù 10 năm trước đây, các tài sản này được coi là hàng hóa đắt đỏ đối với phần lớn dân cư. Việc sở hữu các loại hàng hóa lâu bền khác nhau này phản ánh mức sống của người dân nghèo ngày càng được cải thiện. Họ đã có thể mua sắm những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và văn hóa.
b. Phương tiện sản xuất
Công cụ sản xuất của hộ nông dân được xem là một trong những nguồn vốn cố định, mặt khác nó phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật, là thước đo trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, các yếu tố phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra còn rất ít và không có, đời sống của họ còn rất nhiều khó khăn. Thiếu phương tiện sản xuất làm giảm năng suất lao động, giảm khả năng tạo ra nguồn thu nhập của hộ nghèo. Khi có máy móc họ sẽ không phải bỏ ra chi phí đi thuê máy móc như vậy sẽ tiết kiệm được một khoản tiền.
4.1.3.4. Vốn tự nhiên (đất đai)
Bảng 4.13. Diện tích đất bình quân của nhóm hộ điều tra
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Diện tích đất bình quân/hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo 1 Đất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm m2 601,5 702,2
Đất trồng cây lâu năm m2 676,1 804,1
2 Đất lâm nghiệp
Đất rừng trồng Ha 0,11 0,13
Đất rừng tự nhiên ha 0 0
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông - lâm nghiệp của hộ nông dân, để phát triển kinh tế hộ nông dân trước hết phải dựa vào đất, nhất là những nơi để mở rộng đất đai còn nhiều. Đối với một huyện nông dân số chủ yếu sống ở nông thôn và khoảng trên 60% người lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì đất đai là một nguồn lực tự nhiên quan trọng bậc nhất đối với sinh kế. Có một mối quan hệ mật thiết và trực tiếp giữa tiếp cận đất đai và sinh kế.
Mặc dù việc khai thác và sử dụng đất ngày càng có hiệu quả hơn nhưng
nhìn chung quy mô diện tích đất nôn nghiệp vẫn còn nhỏ và manh mún ảnh hưởng đến việc sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hóa và sản xuất hàng hóa. Bên cạnh sự manh mún về đất, quy mô đất nông nghiệp bình quân/ hộ là thấp, đất trồng cây hàng năm chỉ 601,5 m2 /hộ nghèo, đất lâm nghiệp 0,11ha/ hộ;
đất đai của hộ cận nghèo cao hơn không đáng kể. Việc thiếu đất sản xuất trong nông nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn. Vì vậy cần có biện pháp đa dạng hóa nguồn thu nhập cho người nghèo, làm cho người nghèo nâng cao mức sống và không chỉ phụ thuộc vào nguồn thu trong nông nghiệp.
4.1.3.5. Vốn xã hội
Nghèo đói là tình trạng khó khăn của con người do thiếu những điều kiện sống cơ bản, thiết yếu, năng lực tối thiểu để tham gia vào các hoạt động xã hội...
Một cản trở hầu hết khi tham gia vào các nhóm hay tổ chức nào đó cũng phải đóng một khoản phí nhất định, điều này làm cho người nghèo bị cô lập và do đó khó nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm hội khi gặp khó khăn. Họ ít tham gia vào các tổ chức đoàn thể ở địa phương hoặc một bộ phận đăng ký tham gia nhưng không sinh hoạt thường xuyên. Qua kết quả điều tra thì vẫn còn có tới 32% hộ nghèo không có thành viên nào tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Vì trình độ học vấn thấp, họ ít giao tiếp nên trong các cuộc họp dân ở thôn thường không tham gia phát biểu ý kiến. Đây là một khó khăn lớn để người nghèo tiếp cận với các nguồn lực trong xã hội và các dịch vụ giảm nghèo. Vì vậy, cần có các giải pháp để người nghèo tham gia và có tiếng nói của mình đối với các hoạt động phát triển kinh tế của địa phương, cũng như các hoạt động, chương trình giảm nghèo bền vững.
Bảng 4.14. Sự tham gia của hộ vào các tổ chức xã hội STT Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Số hộ (n=74) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=76) Tỷ lệ (%)
1 Không tham gia 24 32,43 18 23,68
2 Có tham gia 50 67,57 58 76,32
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Bên cạnh việc tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, một điều đáng lưu ý là, trên địa bàn được điều tra chưa xuất hiện các mô hình tổ nhóm sản xuất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh cần nâng cao quy mô sản xuất, thực hiện liên kết giữa 4 nhà, việc thiếu vắng các mô hình tổ nhóm sản xuất - kinh doanh của người dân là điểm hạn chế.