Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững

Để giảm nghèo bền vững thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Chính sách được ban

hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho các hộ nghèo, vùng nghèo. Do đó, việc ban hành chính sách giảm nghèo đặc biệt chính sách hỗ trợ giảm nghèo phải gắn với chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, phân định rõ vai trò của nhà nước, của các tổ chức trong xã hội trong việc phối hợp để nâng cao mức sống cho người nghèo, tạo cho họ những cơ hội phát triển trong đời sống cộng đồng bằng chính lao động của bản thân.

Tình trạng chính sách chồng chéo, khó thực hiện, hoặc có chính sách mà không cân đối được nguồn lực để thực hiện; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo, tình trạng huy động nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu, sử dụng nguồn lực hiệu quả chưa cao, có nơi chưa dành ưu tiên cho công tác giảm nghèo hoặc trông chờ, ỷ lại và ngân sách Trung ương (Ngô Thị Quang, 2016).

Các chính sách của nhà nước liên quan đến giảm nghèo bền vững chủ yếu là các chính sách như: chính sách ưu đãi tín dụng cho người nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục, chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, chính sách hỗ trợ tiền điện, nhà ở, chính sách hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng... Các chính sách này ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững và là điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, làm cho họ tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao năng lực và nhận thức để có thể thoát nghèo bền vững; đồng thời thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa các vùng miền.

2.1.3.2. Ý chí quyết tâm thoát nghèo của người nghèo

Để người nghèo thực hiện được mục tiêu giảm nghèo thì bản thân họ phải có quyết tâm, ý chí. Thực tế, còn không không ít tình trạng người nghèo vẫn còn tư tưởng cam phận, không cố gắng vươn lên thậm chí là ỷ nại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước (Hà Ngọc Tùng, 2014), của các nhà hảo tâm, thiếu ý chí, quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Chính điều này là rào cản trong công tác giảm nghèo, thậm chí là yếu tố quyết định đến số lượng hộ nghèo hàng năm. Muốn công tác giảm nghèo đạt hiệu quả thì chính quyền, các đoàn thể và cộng đồng phải làm sao để chính hộ nghèo thật sự có ý chí tự lực, tự cường khi đó mọi chính sách khác sẽ trở thành đòn bẩy, là “cần câu” giúp hộ nghèo vươn lên thoát bền vững... Thực tế, còn không không ít tình trạng người nghèo có tư tưởng cam phận, không cố gắng vươn lên thậm chí là ỷ nại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà

nước. Đây là vấn đề quan trọng trong giảm nghèo bền vững. Để giảm nghèo bền vững thì người dân phải ý thức được giá trị của việc nỗ lực vươn lên, mong muốn có được cuộc sống tốt hơn, tin tưởng có thể vượt lên và thoát khỏi đói nghèo.

2.1.3.3. Yếu tố liên quan đến quy mô, đặc điểm của hộ

Quy mô hộ gia đình ở nông thôn, đây là “mẫu số” quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ nghèo (Đặng Thị Hoài, 2011). Quy mô, đặc điểm của hộ ảnh hưởng trực tiếp đến giảm nghèo bền vững.

Khi nói đến qui mô của hộ gia đình người ta thường đề cập cụ thể đến số lượng thành viên của gia đình. Hộ nghèo thường thuộc hộ gia đình có quy mô gia đình lớn, có đông con và tuổi con còn nhỏ. Tỷ lệ sinh con trong các hộ gia đình nghèo thường rất cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về sức khỏe sinh sản cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế. Vì đông con nên chi phí sinh hoạt cho từng thành viên cũng hạn chế. Tỷ lệ người sống phụ thuộc cao cũng là nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện giảm nghèo. Số người trong gia đình thì đông, số lao động chính ít, thu nhập gánh cả cho những người phụ thuộc, người không thể tự nuôi sống bản thân. Do vậy đời sống của họ đã khó khăn lại chồng chất khó khăn, không thể vươn lên thoát nghèo bền vững.

2.1.3.4. Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là các yếu tố tự nhiên có thể ảnh hưởng theo chiều hướng có lợi hay bất lợi đến chiến lược sinh kế và hoạt động sinh kế của hộ gia đình. Người nghèo dễ bị tổn thương khi phải chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, những khó khăn hàng ngày, những biến động bất thường xảy ra hay những rủi ro tự nhiên như thiên tai, bão lũ, mất việc làm, ốm đau, rủi ro môi trường sản xuất, rủi ro kinh tế, rủi ro xã hội…Các yếu tố này tác động tiêu cực đến các tài sản sinh kế và là một nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo và tái nghèo.

- Vị trí địa lý: Đây là nhân tố tác động đến kết quả giảm nghèo bền vững.

Vị trí địa lý không thuận lợi ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp, không có đường giao thông, điều kiện để xây dựng kết cấu hạ tầng bị hạn chế.

Người dân sẽ khó tiếp cận được các nguồn lực để vươn lên thoát nghèo như y tế, giáo dục, tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trường...

- Đất đai: Đất đai không thuận lợi cho sản xuất, đất đai canh tác ít, đất khó canh tác, cằn cỗi, năng suất cây trồng vật nuôi thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuần

nông. Thiếu đất sản xuất ảnh hưởng đến khả năng lương thực của người nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất hướng tới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của người nông dân thấp, tích lũy hoặc tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có nên người nghèo lại tiếp tục nghèo.

- Khí hậu thời tiết: Thiên nhiên khắc nhiệt, thiên tai thường xảy ra như hạn hán, lũ lụt, cháy rừng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cũng như đời sống của người dân, làm cho công tác giảm nghèo cũng khó bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)