Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 55)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Từ đặc điểm tự nhiên, huyện Đoan hùng chia thành 3 tiểu vùng kinh tế:

Tiểu vùng 1 (tiểu vùng Thượng huyện) bao gồm 9 xã: Bằng Luân, Minh Lương, Bằng Doãn, Quế Lâm, Phúc Lai, Đông Khê, Tây Cốc, Ca Đình, Ngọc Quan. Địa hình nơi đây có nhiều đồi núi cao, rừng tự nhiên suy kiệt, chủ yếu là rừng trồng, có các thung lũng nhỏ hẹp, thích hợp cho trồng rừng sản xuất, cây công nghiệp và cây ăn quả.

Tiểu vùng 2 (tiểu vùng ven sông Lô, sông Chảy) bao gồm 13 xã: Chí Đám, Vân Du, Hùng Quan, Nghinh Xuyên, Phương Trung, Phong Phú, Thị trấn Đoan Hùng, Hữu Đô, Phú Thứ, Đại Nghĩa, Hùng Long, Sóc Đăng, Vụ Quang), là vùng chuyển tiếp có dạng núi thấp xen kẽ các dải đồng bằng hẹp ven sông Lô, sông Chảy, thích hợp cho trồng cây lương thực, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi và cây ăn quả.

Tiểu vùng 3 (tiểu vùng Hạ huyện) bao gồm 6 xã (Minh Phú, Chân Mộng, Vân Đồn, Tiêu Sơn, Yên Kiện, Minh Tiến), dạng núi thấp, xen kẽ vùng đồi bát úp có nhiều cánh đồng dạng lòng chảo, có ưu thế về chăn nuôi, trồng cây công nghiệp dài ngày và cây nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng.

Đề tài tiến hành lựa chọn 4 xã đại diện cho 3 tiểu vùng kinh tế cho huyện Đoan Hùng làm điểm nghiên cứu, gồm có:

Tiểu vùng 1 chọn xã Minh Lương. Đây là xã có tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao

(11,24%) mặc dù các điều kiện để phát triển không khác nhiều so với các xã khác trong tiểu vùng.

Tiểu vùng 2 chọn 2 xã: 01 xã gần trung tâm của huyện (xã Phong Phú) và 01 xã xa trung tâm (xã Đại Nghĩa). Xã Phong Phú là xã có điều kiện thuận lợi để thực hiện giảm nghèo bền vững, có tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 8,22%, tỷ lệ hộ cận nghèo 10,06%. Xã Đại Nghĩa là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, số hộ tái cận nghèo cao nhất trong huyện.

Tiểu vùng 3 chọn xã Minh Phú. Đây là xã có điều kiện thuận lợi để thực hiện giảm nghèo bền vững nhưng chưa phát huy được lợi thế.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tìm hiểu, từ đó hình thành cơ sở lý luận và phương pháp luận cho về tình hình kinh tế xã hội và thực trạng công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn nghiên cứu. Các thông tin, số liệu thứ cấp thể hiện qua bảng

Bảng 3.4. Thông tin thứ cấp đã thu thập

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

- Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, các số liệu, thông tin về giảm nghèo bền vững trên thế giới và ở Việt Nam.

+ Các bài báo, các bài viết từ các tạp chí, từ internet có liên quan tới đề tài.

+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thư viện, Internet.

+ Thư viện, Internet.

- Số liệu về tình hình chung của huyện và kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững ở huyện.

+ Báo cáo kết quả KT - XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành NN, CN, TM - DV của huyện.

+ Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo qua các năm.

+ Các báo cáo về các chương trình, dự án, chi đầu tư của huyện qua các năm, số liệu về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

+ VP UBND huyện, chi cục thống kê, phòng Tài nguyên &

Môi trường

+ Phòng LĐTBXH

+ Phòng KT-HT, phòng nông nghiệp, phòng Tài chính - kế hoạch.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Cỡ mẫu điều tra được xác định theo công thức của Iarossi (2009):

n = z2.S2/( e2+ z2.S2 /N)

Trong đó: n là cỡ mẫu; N là quy mô tổng thể; z là giá trị liên quan đến việc xác định mức độ tin cậy; e là mức sai số mong đợi, S là dao động trong tổng thể. Với tổng thể (N) 449 hộ nghèo và 562 cận nghèo ở 4 xã điều tra, huyện Đoan Hùng, sai số mong đợi (e) là 2,5%, dao động tổng thể (S) giả định nằm trong khoảng 12 - 15% và giá trị phân phối z với độ tin cậy 95% là 1,96; số mẫu ít nhất cần thu thập là 74 hộ nghèo và 76 hộ cận nghèo.

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn, để đảm bảo đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của việc nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra 150 phiếu gồm 74 phiếu hộ nghèo và 76 hộ cận nghèo. Thông tin thu thập liên quan đến những nội dung: trình văn hóa của chủ hộ, giới tính, lao động, thu nhập, tài sản sinh kế của hộ, mức độ an toàn, phòng ngừa rủi ro, đánh giá của người nghèo về mức độ tiếp cận các chính sách. Cụ thể số lượng và cỡ mẫu điều tra như sau:

Bảng 3.5. Số lượng và cỡ mẫu nhóm hộ điều tra

STT Tiêu chí Xã

Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Tổng số hộ

Cỡ mẫu điều tra

Tổng số hộ

Cỡ mẫu điều tra 1 Xã đại diện tiểu vùng 1 Minh Lương 95 16 83 11

2 Xã đại diện tiểu vùng 2 Phong Phú 67 11 82 11

Đại nghĩa 114 19 162 22

3 Xã đại diện tiểu vùng 3 Minh Phú 173 28 235 32

Tổng số 449 74 562 76

Điều trực tiếp cán bộ lãnh đạo huyện, các xã: những đánh giá về tình hình triển khai, thực hiện các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn, mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.

Cụ thể tiến hành điều tra 40 cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo (Gồm 12 cán bộ làm công tác giảm nghèo tại các phòng, ban huyện, trạm khyến nông, trung tâm dạy nghề và doanh nghiệp và các đoàn thể; 28 cán bộ làm công tác

giảm nghèo tại các 4 xã lựa chọn). Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Điều tra các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn KIP: phỏng vấn để kiểm chứng và thu thập thêm thông tin. Ghi lại ý kiến của người dân cũng như cán bộ cơ sở, cán bộ huyện về những vấn đề nghiên cứu cụ thể là yếu tố chính sách, yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững, thiết kế lại các chính sách, người dân phải là chủ thể của giảm nghèo và phát huy được tính chủ động của người dân và cộng đồng từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin 3.2.3.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

Với các thông tin thứ cấp: chọn lọc trên sách báo, báo cáo, văn kiện, tạp chí, internet sao chép, trích dẫn các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Với số liệu sơ cấp: sau khi điều tra thu thập thông tin qua phiếu điều tra tiến hành tổng hợp và xử lý bằng công cụ excel.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích những thông tin đã tổng hợp, sắp xếp, phân loại, đối chiếu, so sánh giữa các năm, các nhóm hộ, tìm ra những chính sách đã làm tốt hoặc chưa tốt, tìm ra nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Bao gồm 5 phương pháp:

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tổng quát về tình hình cơ bản về địa bàn nghiên cứu, thực trạng giảm nghèo, tình hình thực hiện các chính giảm nghèo bền vững. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê phân tích khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội, tính an toàn và phòng ngừa rủi ro, ý chí vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Phương pháp thống kê so sánh: được sử dụng rất nhiều trong đề tài nghiên cứu. Thực chất, dưới dạng thứ nhất là dãy số theo thời gian, sử dụng phương pháp so sánh, người ta có được nhận định về xu hướng của sự vật, hiện tượng, đồng thời, tính quy luật của loại số liệu này sẽ cung cấp những dự đoán về kết quả có thể có trong tương lai. So sánh các chỉ tiêu về lao động, thu nhập, vốn vay, đất đai, phương tiện sản xuất, nhà ở, tỷ lệ tham gia các hình thức bảo hiểm, ý chí vươn lên thoát nghèo của hai nhóm hộ hộ nghèo và hộ cận nghèo. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững.

Phương pháp phân tích thể chế: phân tích tình hình thực hiện một số chính sách giảm nghèo bền vững đang được áp dụng trên địa bàn huyện Đoan Hùng bao gồm 8 chính sách: chính sách BHYT, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách trợ giúp pháp lý, chính sách hỗ trợ tiền điện, chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, chính sách hỗ trợ về giáo dục, chính sách đào tạo nghề giải quyết việc làm.

Phương pháp phân tích SWOT

Môi trường bên ngoài

Môi trường bên trong Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) Kết hợp S-O Kết hợp S-T

Điểm yếu (W) Kết hợp W-O Kết hợp W-T

Ma trận SWOT được sử dụng để phẩn tích đánh giá tình hình giảm nghèo bền vững trên điah bàn thị trấn Đoan Hùng nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu;

các yếu tố ảnh hưởng theo hướng gồm cơ hội (O) và thách thức (T), tức là phân tích các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững, để từ đó đưa ra các giải phápgóp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.4.1 Chỉ tiêu định lượng

Tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo là tỷ lệ phần trăm số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên tổng số hộ dân trên địa bàn trong năm.

Tỷ lệ hộ nghèo (hộ cận nghèo) mới phát sinh/hộ nghèo (cận nghèo)

Số lao động: là số người trong độ tuổi lao động tạo ra nguồn thu nhập cho hộ.

Số lao động bình quân/hộ: là tỷ lệ số lao động trên số hộ điều tra.

Thu nhập bình quân/hộ/năm: là tổng thu nhập của tất cả các hộ và các thành viên trong hộ nhận được trong một năm trên số hộ điều tra.

Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng: là tổng thu nhập của các hộ trong năm chia cho tổng số nhân khẩu, chia cho 12 tháng.

Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: là số hộ có vay vốn trên số hộ điều tra. Chỉ số này càng cao thể hiện mức độ tiếp cận về tín dụng của hộ nghèo, hộ cận nghèo càng lớn.

Số vốn vay bình quân/hộ: là tổng số vốn vay của các hộ vay trên số hộ điều tra.

Diện tích đất bình quân/hộ

Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: thể hiện số hộ thiếu hụt các chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

3.2.4.2 Chỉ tiêu định tính

Mức độ tiếp cận các chính sách, dịch vụ giảm nghèo: là tỷ lệ số hộ đánh giá mức độ tiếp cận dễ, bình thường, khó trên tổng số hộ điều tra.

Tỷ lệ hộ tham gia BHXH, BHTN, BHYT: là số hộ có người tham gia các hình thức bảo hiểm trên tổng số hộ được điều tra. Tỷ lệ này càng cao mức độ tham gia càng lớn.

Thái độ vươn lên thoát nghèo: thể hiện ở 3 mức độ rất mong muốn, mong muốn và bằng lòng với cuộc sống hiện tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)