Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động của loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 20 - 35)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm

Đổi mới là cái vốn có của mọi vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội cũng như trong tư duy. Bất kỳ sinh vật nào cũng luôn luôn tự Đổi mới để thích nghi với những sự thay đổi của môi trường sống. Đối với xã hội, Đổi mới là một phản ứng mang tính tự nhiên của xã hội để bảo đảm sự thích nghi của nó trước những biến đổi môi trường tự nhiên, môi trường quốc tế, để thích ứng với tình thế. Đổi mới là quá trình vận động tự nhiên của mọi hiện tượng xã hội.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước”. Điều này cho thấy nội hàm của khái niệm đổi mới nhằm chỉ những hoạt động của con người làm thay đổi những cái cũ, lạc hậu bằng cái mới tiến bộ hơn. Với nội hàm này thì đổi mới có nhiều loại hình và cấp độ khác nhau như đổi mới kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hành động, phương thức ứng xử, phương pháp giảng dạy, cơ chế tổ chức quản lý, cách thức sản xuất,… Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, “đổi mới” còn được gọi là “duy tân” hay “canh tân”.

Theo từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học thì đổi mới là thay đổi cho khác hẳn với trước tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ, và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Ở nước ta, ngay từ năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng khái niệm “Đổi mới” trong sự vận dụng cụ thể vào Đổi mới đất nước. Người viết:

“Công cuộc Đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”. Khi nhấn mạnh sự cần thiết phải không ngừng Đổi mới nhận thức để phản ánh đúng tình hình thế giới, tình hình trong nước vốn không ngừng biến đổi, Hồ Chí Minh viết: thế giới ngày ngày Đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Đổi mới, theo Hồ Chí Minh, còn là để thắng sức ỳ của thói quen, của tập quán cũ. Dù đó là việc khó khăn, nhưng chẳng có việc gì là không thể Đổi mới”.

Đổi mới còn là cách để thay đổi một phương thức cũ, tạo lập một phương

7

thức mới, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh viết:

“Khi trước nhà nào lo làm nhà nấy, làm thế nào cũng được. Nhưng bây giờ không phải như thế. Bây giờ mình phải đổi mới nông thôn”.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đổi mới và phát triển là những khái niệm rất gần gũi, đôi khi được hiểu như nhau. Trong Báo cáo tại Hội nghị Chính trị đặc biệt năm 1964, Người viết: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều Đổi mới”. Vận dụng vào vấn đề mà chúng ta nghiên cứu “Đổi mới’ là thay cách nghĩ, cách làm cũ lạc hậu, lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu phát triển, bằng cách nghĩ, cách làm khác, tiến bộ hơn, hợp với quy luật của sự phát triển.

Phân tích tình hình đất nước trong những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 thế kỷ XX, Đại hội VI của Đảng ta đã nhấn mạnh: Đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Sau khi nêu nội dung Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đổi mới chính sách xã hội,… Đại hội tập trung làm nổi bật nội dung Đổi mới Đảng: Đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; Đổi mới tổ chức; Đổi mới đội ngũ cán bộ;

Đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác của Đảng. Từ đây, “Đổi mới” được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng, trong sách báo cũng như trong ngôn ngữ hằng ngày của nhân dân ta.

Đổi mới là quá trình loại bỏ những gì kìm hãm và cản trở sự phát triển, tổ chức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hội một hệ thống đồng bộ các yết tố vật chất và tinh thần, tạo nên lực lượng cho sự phát triển vượt bậc. “Đổi mới” – đó là quá trình giải phóng mang ý nghĩa toàn diện của từ đó – giải phóng về tư tưởng, giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo của con người, giải phóng khả năng trí tuệ của nhân dân,… để phục vụ cho sự phát triển con người, bảo đảm tự do, sáng tạo của nhân dân.

“Đổi mới’ còn là quá trình sửa lại những nhận thức không đúng về “cái cũ”, nhưng “cái cũ” ấy lại là cái đúng, để hiểu đúng nó hơn, vận dụng có hiệu quả hơn vào thực tiễn mới. “Đổi mới” còn là làm rõ cái gì là đúng của ngày hôm qua, nhưng do hoàn cảnh đã thay đổi, ngày hôm nay không còn thích hợp, cần từ tổng kết thực tiễn để khái quát lý luận nhằm bổ sung, phát triển nhận thức, phát triển nền tảng tư tưởng của chúng ta. Đổi mới không phải là phủ định sạch trơn nhận thức và cách làm trước đây cùng những thành tựu đã được tạo ra, mà là khẳng định những gì đã nghĩ đúng, làm đúng, giữ lại những giá trị tích cực của quá khứ, lấy đó

8

làm tiền đề để Đổi mới, để tiến lên; đồng thời loại bỏ những gì hiểu sai, làm sai, những hậu quả do những sai sót đó tạo ra.

Đổi mới trước hết cần phải hiểu là “quá trình mang tính chủ động, nằm trong quy luật vận động và phát triển tự thân của sự vật”. Đổi mới ở đây mang ý nghĩa tất yếu khách quan. Mọi sự vật, hiện tượng, cá nhân, cộng đồng và dân tộc nào muốn tồn tại và thích nghi với môi trường sống thì phải đổi mới. Đổi mới như là một công việc diễn ra hàng ngày, như là bản năng của mỗi cá thể và tập thể trong cuộc sống này để thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống (Phạm Thị Phương Linh, 2012).

Tóm lại, có thể nói đổi mới là thay đổi cho khác với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Đổi mới không phải là xóa bỏ hết cái cũ, mà là thay đổi những cái chưa hiệu quả, chưa tốt, đồng thời giữ lại, duy trì và phát huy những cái đã tốt, đã hiệu quả. Nói chung, đổi mới là làm cho ngày càng hiệu quả hơn, tốt hơn.

2.1.1.2. Hợp tác xã

Xã hội loài người thời sơ khai đã có sự hợp tác, hợp tác ban đầu như một bản năng để sinh tồn, cùng tìm thức ăn, chống trả với khắc nghiệt của thiên nhiên và các hiểm hoạ từ thú dữ. Khi xã hội có sự phân công lao động, trình độ sản xuất phát triển thì sự hợp tác cũng từng bước được nâng cao.

Thực tiễn có muôn vàn cách thức con người có thể hợp tác với nhau, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong các loại hình kinh doanh, mô hình kinh tế hợp tác mà đỉnh cao là HTX là một mô hình mang tính nhân văn sâu sắc vì bản chất của nó không thuần tuý là lợi nhuận, mà tính cộng đồng và tính xã hội rất cao. HTX nói chung và HTX DVNN nói riêng ra đời trên cơ sở các mối quan hệ hợp tác phát triển. Vì vậy, ở đâu có mối quan hệ hợp tác phát triển thì ở đó sẽ xuất hiện hình thức HTX.

Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường cũng ngày càng được hoàn thiện hơn. Do vậy, HTX cũng phải tự mình vươn lên, thích nghi và phát triển cùng với nhịp độ phát triển của kinh tế thị trường. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường đạt tới trình độ khá cao, HTX vẫn phát triển. Không chỉ ở hầu hết các nước đang phát triển mà ngay tại các nước phát triển, HTX vẫn tiếp tục hoàn thiện, phát triển không ngừng và đạt trình độ ngày càng cao về mọi mặt.

HTX là một loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại

9

hình kinh tế hợp tác giản đơn. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, khái niệm về HTX dần được hoàn thiện nhằm làm rõ bản chất, vai trò, tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Ở mỗi quốc gia, trong Luật hợp tác xã, loại hình kinh tế này đều có định nghĩa riêng nhưng chúng đều có nét cơ bản.

- Trên cơ sở tạo hành lang pháp lý cho hệ thống HTX định hướng và phát triển, ngày 20/3/1996 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ IX đã thông qua Luật HTX. Theo Luật này, HTX được định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cái thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Điều 1, Luật HTX 1996).

- Theo Luật HTX sửa đổi năm 2003: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Điều 1, Luật HTX 2003).

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua ngày 20/11/2012 và ban hành Luật HTX số 23/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013, thay thế Luật HTX số 18/2003/QH12 (Luật HTX năm 2003). Theo Luật này, HTX được định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện góp vốn thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chng của các thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX” (Khoản 1, Điều 3, LuậtHTX 2012).

Luật HTX năm 2012 với mục tiêu nhằm khuyến khích và phát triển mô hình HTX kiểu mới, đồng thời định hướng phát triển các HTX hiện có hoạt động theo đúng bản chất của HTX. Hoạt động nhằm mục đích tập trung mang lại lợi ích cho thành viên thông qua việc cam kết cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tạo việc làm theo nhu cầu của thành viên, hướng đến tiếp cận dần với bản chất

10

đích thực của HTX. Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển HTX lành mạnh, bền vững góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ thành viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công bằng xã hội, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Như vậy, HTX là sự phát triển ở trình độ cao hơn của kinh tế hợp tác mà được hình thành và nuôi dưỡng chính từ quá trình hợp tác trong sản xuất, kinh doanh, ở đó mức độ gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ hơn, các mối quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối được thết lập hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, để các thành viên tham gia một cách hoàn toàn tự nguyện vào HTX thì trên thực tế phải thể hiện trên kết quả sản xuất kinh doanh của HTX đó, phải thực sự thuyết phục được các thành viên khi tham gia HTX đó làm ăn hiệu quả, có lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là thiết lập các mối quan hệ cung – cầu, phân phối,… thực sự có hiệu quả.

2.1.1.3. Hợp tác xã nông nghiệp

“HTX nông nghiệp (HTX NN) là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp” (Điều 1, Chương I, Điều lệ mẫu HTX nông nghiệp của Việt Nam).

Hợp tác xã nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế HTX trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc pháp lệnh quy định, có tư cách pháp nhân (Nguyễn Anh Sơn, 2010).

Như vậy, HTX nông nghiệp là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, được thành lập bởi những cá nhân và pháp nhân có chung mục đích, tự nguyện góp vốn và công sức nhằm giúp nhau thỏa mãn lợi ích chung trong lĩnh vực nông nghiệp.

11

2.1.1.4. Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ nông nghiệp a. Khái niệm

Dịch vụ nông nghiệp là những hoạt động nhằm phục vụ một hay một vài khâu trong quá trình sản xuất nông sản mà người sản xuất không thể thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả. Nói một cách khác, dịch vụ nông nghiệp là những hoạt động nhằm phục vụ một hay một vài khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp mà người sản xuất có nhu cầu nhằm giúp cho quá trình sản xuất của họ thuận lợi và hiệu quả hơn (Đỗ Thị Hồng, 2015).

b. Đặc điểm

Dịch vụ nông nghiệp là hoạt động có tính chất bao cấp đối với người sản xuất nông nghiệp ở một chừng mực nhất định. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp có những đặc trưng sau:

- Tính thời vụ: do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên các hoạt động dịch vụ cũng mang tính thời vụ;

- Được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính cạnh tranh cao;

- Tính có thể tự dịch vụ: bản thân của ngành nông nghiệp đã mang những đặc điểm của tính tự phục vụ, tức là sử dụng những gì mà ngành sẵn có để phục vụ cho các quá trình sản xuất tiếp theo;

- Hoạt động nông nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi được thực hiện đồng thời và trên phạm vi rộng lớn (Đỗ Thị Hồng, 2015).

c. Phân loại dịch vụ trong hợp tác xã

Với phạm vi hoạt động trong khu vực nông thôn, với mục đích phục vụ nhu cầu của người dân, các HTX DVNN ngoài thực hiện các dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp, còn thực hiện các dịch vụ phục vụ đời sống của thành viên và người dân. Chính vì vậy, dịch vụ của các HTX DVNN tổng hợp rất đa dạng, biến động từ 3 đến 16 loại dịch vụ khác nhau cho mỗi HTX, nhưng phổ biến nhất là từ 5-7 loại dịch vụ và có thể chia thành 2 nhóm dịch vụ với các mục tiêu phục vụ rất khác nhau:

- Nhóm “dịch vụ thiết yếu” hay “dịch vụ cộng đồng” của HTX DVNN:

+ Dịch vụ tưới, tiêu thuỷ lợi nội đồng (tưới tiêu, dẫn nước và duy tu công trình nhỏ, kênh mương, trạm bơm nội đồng).

+ Dịch vụ BVTV (chủ yếu là dự báo, khuyến cáo và tuyên truyền về sâu bệnh).

12

+ Dịch vụ bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ mùa màng (trông đồng, có thể bao gồm cả dịch vụ diệt chuột...).

+ Dịch vụ khuyến nông (xây dựng mô hình canh tác, chuyển giao giống mới…).

+ Dịch vụ thu gom rác thải và bảo vệ môi trường.

Trên thực tế các dịch vụ thuộc nhóm này đa số manh tính chất “phục vụ”

cho cả cộng đồng nông thôn bao gồm cả các hộ là thành viên và không phải thành viên HTX, ít mang lại “lợi nhuận” cho HTX. Giá của các dịch vụ được chính quyền giám sát khá chặt chẽ thông qua các quy định bằng văn bản hoặc nghị quyết (trường hợp thuỷ lợi phí là do UBND cấp tỉnh quy định, các dịch vụ khác do UBND xã, hoặc thôn thống nhất thông qua nghị quyết) nhằm bảo đảm rằng chúng không bị lợi dụng thu tăng quá đáng, ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người dân nông thôn. Vì thế nên các khoản dịch vụ này đôi khi được gắn với tên gọi là “phí” ví dụ phí thuỷ lợi nội đồng, phí trông đồng.... (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, 2014).

- Dịch vụ thương mại trong các HTX DVNN

Đó là các dịch vụ còn lại như dịch vụ làm đất, dịch vụ kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp, dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ thương mại tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ xây dựng, dịch vụ quản lý chợ và dịch vụ điện nông thôn…

Do phần nhiều các HTX DVNN tổng hợp hiện nay có quy mô toàn thôn hoặc toàn xã nên việc kinh doanh các dịch vụ này của HTX được hiểu dịch vụ theo nghĩa

“phục vụ” xã viên, nhưng thực chất đây là các dịch vụ “cạnh tranh” thông thường.

Khác với nhóm dịch vụ thứ nhất, chính quyền địa phương ít “giám sát” về giá đối với các dịch vụ này, nhưng cũng không có nhiều HTX DVNN tổng hợp thành công trong kinh doanh bởi sự canh tranh đến từ các tư thương trong nông thôn và những hạn chế về vốn liếng, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh của HTX và cả sự yếu kém trong công tác quản lý thị trường, thuế, phí hiện nay. Trên thực tế, nếu các HTX tổ chức được các dịch vụ kinh doanh thì không chỉ mang lại cơ hội giá rẻ của các dịch vụ do HTX triển khai mà quan trọng là bảo đảm được chất lượng về vật tư, phân bón thuốc BVTV cho nông dân do các HTX tham gia kinh doanh luôn có địa chỉ mua bán vật tư rõ ràng, có sự bảo hành đến từ doanh nghiệp hoặc HTX (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, 2014).

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động của loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 20 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)