Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước
2.2.2.1. Tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
Ở nước ta, tư tưởng về HTX được Bác Hồ nhận thức từ rất sớm và đã đưa vào Việt Nam. Lý luận của Bác thật giản đơn dễ hiểu nhưng mang đậm tính triết lý phương đông hoà chặt với triết lý phương tây: “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó”, “Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây nhóm lại nên hòn núi cao” Bác nói lý luận về HTX đều ở trong những điều đó. Khi lý giải Bác đưa ra một ví dụ thật đơn giản, đời thường ai nghe cũng hiểu, càng suy nghĩ các nhà
32
nghiên cứu nhận ra rằng mọi triết lý về HTX điều nằm trong luận giải ngắn gọn của Bác. “Nếu chúng ta đứng riêng ra thì sức nhỏ, mà không làm nên việc. Thí dụ mỗi người mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng một nơi thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà. Nhóm những cây cột ấy, tranh ấy, sức ấy làm ra cái nhà rộng rãi rồi anh em ở chung với nhau. Ấy là hợp tác.
Lại thí dụ 10 người, mỗi người riêng một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ăn riêng, ai rồi nấy dọn dẹp riêng của người ấy, thế thì mất bao nhiêu củi, nước, công phu và thì giờ. HTX là “góp gạo thổi cơm chung” cho khỏi hao của tốn công, hiệu quả lại có nhiều phần vui vẻ”.
HTX nông nghiệp nước ta đã một thời phát triển rất mạnh nhưng không theo nguyên tắc cơ bản là tự nguyện mà chủ yếu từ chỉ tiêu kế hoạch, mệnh lệnh hành chính, cộng thêm quản lý, điều hành yếu kém, được bao cấp bởi Nhà nước, nên phần lớn các HTX theo mô hình cũ hoạt động không hiệu quả. Khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, mô hình cũ lạc hậu, không thích ứng và phần lớn đã bị tan rã. Đến nay vẫn còn tư tưởng mất lòng tin về HTX và điều này đã gây ấn tượng không tốt, tạo nên sự hoài nghi về mô hình kinh tế tập thể. Đây là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển HTX giai đoạn hiện nay.
Từ Đại hội VI đến nay Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chính sách đầu tư phát triển mô hình kinh tế hợp tác, HTX về cơ bản đã hoàn chỉnh về khuôn khổ pháp lý và các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để các HTX phát triển hiệu quả và bền vững (Cục kinh tế hợp tác và PTNT, 2013).
Đến năm 2016, trong lĩnh vực nông nghiệp cả nước có 19 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, có 10.902 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp, diêm nghiệp và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp (sau đây gọi tắt là hợp tác xã nông nghiệp) chiếm 55,5% tổng số hợp tác xã trong cả nước. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp là các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp (khoảng 8.036 hợp tác xã, chiếm 73,7%).
Các hợp tác xã nông nghiệp nhiều nhất là ở vùng Đồng bằng Sông Hồng (33,5%), Bắc Trung bộ(19,7%), Đông Bắc bộ (16,9%), Đồng bằng Sông Cửu Long (11,2%). Cả nước có hơn 7,3 triệu thành viên hợp tác xã, trong đó có khoảng gần 6,7 triệu hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã nông nghiệp, đạt tỷ lệ khoảng 45% trên tổng số hộ nông nghiệp, nông thôn, trung bình là 615 thành viên/hợp tác xã. Giá trị sản xuất, kinh doanh khoảng 01 tỷ đồng/HTX. Lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu đồng/hợp tác xã/năm; thu nhập bình quân của
33
các thành viên và người lao động ước đạt trên dưới 01 triệu đồng/người/tháng.
Đa số các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn (thấp nhất là 3 và nhiều nhất là 16 dịch vụ), bao gồm: Cung ứng các dịch vụ đầu vào (giống, vật tư, phân bón, tưới tiêu ...), bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Một số hợp tác xã nông nghiệp có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, do đó đã nâng cao được hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, thu nhập của các thành viên và khẳng định được vai trò kinh tế hợp tác cho các hộ gia đình thành viên (Báo cáo của Bộ NN & PTNT, 2016).
2.2.2.2. Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước
HTX nói chung, HTX DVNN nói riêng là nền tảng của nền kinh tế ở khu vực nông thôn. Sau khi có Luật HTX, tại nhiều địa phương trong nước đã xuất hiện các mô hình HTX hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi ích cho thành viên và người dân, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
a Mô hình HTX Bình Định – huyện Kiến Xương – Thái Bình
Là HTX quy mô toàn xã, những năm gần đây có sự hỗ trợ thí điểm của dự án Jica. Tổng số khẩu được giao ruộng 8.965 khẩu với diện tích 565ha, xã viên HTX: 2.569 = 2.569 hộ.
Bộ máy quản lý có 07 người gồm Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, kiểm soát, kế toán, thủ quỹ; lao động dịch vụ có 41 người.
HTX tổ chức 12 dịch vụ, gồm: Thủy nông, BVTV, TBKT, làm đất, nhân giống, cung ứng vật tư NN, cung ứng thức ăn chăn nuôi, điện, môi trường - nước sạch, thú y, tín dụng nông hộ, tiêu thụ sản phẩm.
HTX tổ chức dịch vụ liên kết sản xuất lúa giống, cụ thể HTX đại diện cho xã viên ký hợp đồng sản xuất lúa giống với doanh nghiệp; HTX chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất: chỉ đạo lịch gieo cấy, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, khử lẫn, thu hoạch, thu gom sản phẩm; Xã viên sản xuất theo chỉ đạo của HTX, giao bán sản phẩm; doanh nghiệp cung ứng giống gốc, bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng.
Sản xuất giống vụ xuân 160ha, vụ mùa 125ha, sản phẩm thóc giống cung ứng mỗi năm 1.000 tấn lợi nhuận thu được 400 triệu đồng. Doanh thu của HTX đạt trên 6 tỷ đồng/năm (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, 2014).
34
b. Mô hình HTX Nghĩa Hồng – huyện Nghĩa Hưng – Nam Định
- HTX dịch vụ tổng hợp, quy mô toàn xã, gồm 16 đội sản xuất trong 12 thôn, quản lý 542 ha gieo trồng, sản xuất 2 vụ lúa 1 vụ mầu, có 2.650 hộ nông dân (xã viên HTX), 78% dân số theo đạo thiên chúa giáo.
- Bộ máy quản lý 8 người: Chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, 01 kiểm soát, 01 kế hoạch, 01 kế toán, 03 thủ kho, thủ quỹ, trong đó có 3 người trình độ đại học, 5 người trình độ trung cấp.
- HTX tổ chức 3 dịch vụ thiết yếu: Thủy nông, BVTV, TBKH, 04 dịch vụ kinh doanh: làm đất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng.
- Dịch vụ thiết yếu, định mức thu đủ chi, địch vụ thỏa thuận kinh doanh để trả lương quản lý.
- HTX Tổ chức được 2 hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh:
* Liên kết cung ứng vật tư (phân bón) với doanh nghiệp: Thời điểm vốn hợp tác xã nhàn rỗi, doanh nghiệp cần vốn, HTX ký hợp đồng cung ứng vật tư dự trữ. Trường hợp chính vụ giá vật tư tăng, dịch vụ tư nhân cạnh tranh hạ giá, HTX cùng doanh nghiệp thỏa thuận cùng chia xẻ trách nhiệm hạ giá để giữ uy tín, thị trường với xã viên.
* Dịch vụ sản xuất tiêu thu sản phẩm vụ đông: HTX đại diện xã viên ký hợp đồng với nhà máy chế biên hoa quả cung cấp nguyên liệu chế biến cho nhà máy, cụ thể cung cấp dưa bao tử, cà chua nhót vụ đông cho nhà máy, nội dung:
HTX đảm nhiệm chỉ đạo sản xuất, phục vụ làm đất, tưới tiêu Bảo vệ thực vật, bảo vệ, thu gom sản phẩm giao cho nhà máy, Xã viên triển khai sản xuất, chi phí sản xuất, Nhà máy cung ứng giống bao tiêu sản phẩm với tiêu chuẩn và giá cả quy định trong hợp đồng ký trước khi tổ chức sản xuất. Doanh thu bình quân của HTX đạt trên 5 tỷ đồng/năm (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, 2014).
c. HTX DVNN tổng hợp Anh Đào ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
HTX có 30 thành viên, tổng số vốn hơn 50 tỷ đồng, doanh thu hàng năm trên 200 tỷ đồng, nộp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước năm 2013 là 5,3 tỷ đồng, đóng góp từ thiện xã hội gần 0,5 tỷ đồng/năm, lương bình quân của lao động trong HTX từ 5,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng. HTX Anh Đào ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ nông sản cho thành viên HTX; với phương châm sản xuất là
"Đảm bảo chất lượng, tạo được thương hiệu và mở rộng thị trường". Do vậy, hàng năm HTX cung cấp cho thị trường hơn 42.000 tấn rau các loại, mang nhãn hiệu Anh Đào cho thị trường nội địa với chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ
35
sinh thực phẩm. Trong đó có tới 70 chủng loại rau sạch cung cấp cho các đại lý, cửa hàng rau, hoa và siêu thị trong cả nước; riêng hệ thống Coop Mark chiếm trên 80%, được Coop Mark đánh giá là "Nhà cung cấp tiềm năng"... (Phan Vĩnh Điển, 2014).
Ngoài ra, giám đốc HTX rất quan tâm tới công tác đào tạo cán bộ, chuyển giao khoa học công nghệ mới cho thành viên và người lao động; trong đó có gần 73 người là đồng bào các dân tộc Tây nguyên tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng (Phan Vĩnh Điển, 2014).
d. Một số HTX DVNN điển hình tại tỉnh Hưng Yên
* HTX DVNN tổng hợp xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm
HTX Việt Hưng có tổng số 134 thành viên. Thực hiện quy định của Luật HTX, HTX đã chuyển đổi hoạt động, đổi mới về tổ chức, phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất của người dân. HTX đã ký hợp đồng sản xuất – tiêu thụ lúa với Công ty giống cây Thái Bình, Công ty giống cây trồng Trung ương,… tổng diện tích khoảng 400 ha/vụ. Lúa sau khi thu hoạch được thu mua và bán lại cho các công ty với mức giá cao hơn giá thị trường 500- 600 đồng/kg. HTX còn thực hiện dịch vụ thủy nông, dịch vụ BVTV, dịch vụ khuyến nông - chuyển giao tiến bộ KHKT, dịch vụ cung cấp vật tư, phân bón, thuốc BVTV,… đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân trong xã, thúc đẩy sản xuất phát triển (Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, 2016).
* HTX DVNN xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên
Năm 2014, HTX đã chuyển đổi hoạt động phù hợp với quy định của Luật HTX năm 2012 với tổng số 60 thành viên (đại diện hộ gia đình). Ngoài hoạt động sản xuất rau sạch (diện tích 60 ha), HTX còn thực hiện kinh doanh các dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ BVTV, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ cung cấp vật tư, phân bón, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho thành viên và người dân. HTX đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm với các công ty đảm bảo tiêu thụ sản phẩm của 100% thành viên và một số người dân với giá ổn định, luôn cao hơn giá thu gom của các thương lái. HTX còn thực hiện đào đắp mương, máng, bờ vùng, nâng cấp đường giao thông nội đồng theo mùa vụ để phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân. Doanh thu bình quân hàng năm của HTX đạt 1,5 tỷ đồng/năm (Chi cục Phát triển nông thôn thỉnh Hưng Yên, 2016).
36