Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Tôi chọn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên làm địa bàn nghiên cứu vì những nguyên nhân cơ bản sau: Tiên Lữ là một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên, dân số hầu hết sống ở khu vực nông thôn thực hiện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trên địa bàn huyện có 15 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chủ yếu cung cấp các dịch vụ thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, quá trình đổi mới hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thành viên và người dân địa phương. Vấn đề đổi mới hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của huyện đang là một trong những vấn đề được quan tâm và ưu tiên để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển.
Để thực hiện luận văn này tôi tiến hành điều tra, khảo sát toàn bộ số Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (tổng số 15 Hợp tác xã) trên địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.
43 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành.
Thu thập số liệu sẵn có liên quan đến hoạt động của các HTX tại các cơ quan như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Viện chiến lược, chính sách, Cục kinh tế hợp tác & PTNT), Sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên, các ban, ngành ở huyện Tiên Lữ; thu thập các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, sách báo, internet,… Việc thu thập các số liệu thứ cấp là căn cứ khoa học để hoàn thiện nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn cho Luận văn.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức. Nó phản ánh kết quả hoạt động của các HTX, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.
Số liệu được thu thập từ 15 HTX DVNN trong huyện bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ và thành viên của HTX trên địa bàn.
Tổng số người tham gia lấy ý kiến là 90 người (bình quân 6 người/HTX), tuy nhiên, sẽ căn cứ vào số lượng thành viên của HTX để lựa chọn số người tham gia lấy ý kiến cho phù hợp, đảm bảo độ tin cậy và có tính đại diện cao.
Nội dung mẫu phiếu điều tra gồm các phần:
- Đối với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp:
+ Tổng số xã viên, số lao động trong HTX;
+ Tổng số cán bộ quản lý, trình độ của đội ngũ cán bộ HTX;
+ Tình hình tài sản, vốn quỹ và phân phối lợi nhuận của các HTX;
+ Tình hình cung cấp các hoạt động dịch vụ hỗ trợ của HTX (khả năng cung ứng dịch vụ, loại dịch vụ, thái độ phục vụ,...) để bảo đảm nhu cầu của thành viên;
- Đối với các thành viên HTX:
+ Các thông tin chung về xã viên HTX: họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, địa chỉ…
+ Đánh giá của thành viên về: hiệu quả công tác đổi mới của HTX; đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng; tình hình sử dụng dịch vụ của thành viên, chất lượng dịch vụ mà HTX cung ứng ….
Mỗi phần đều có các câu hỏi mở để đối tượng trả lời, đồng thời phỏng
44
vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin cần thiết khác ngoài các chỉ tiêu trong phiếu.
Bằng việc phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và thành viên HTX để thu thập số liệu. Số liệu thu thập được tôi tiến hành phân loại, xử lý và tổng hợp để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Những tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm theo từng phần của đề tài bao gồm: tài liệu về lý luận; tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung; tài liệu thu thập được của huyện Tiên Lữ và các hợp tác xã được nghiên cứu.
Những tài liệu sơ cấp thu được tiến hành xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Tính toán số liệu thực hiện trên các chương trình phần mềm Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3.2.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian, điều kiện không gian khác nhau, các chỉ tiêu liên quan đến nội dung nghiên cứu để thấy được các kết quả, sự khác nhau của HTX trước và sau khi thực hiện đổi mới hoạt động.
- Phương pháp hạch toán kế toán: Sử dụng các số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh, lao động, vốn của hợp tác xã nhằm phân tích kết quả và hiệu quả công tác đổi mới hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến các bên có liên quan, đặc biệt là các nhà quản lý nhà nước và chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp để đánh giá về thực trạng và các giải pháp thực hiện đổi mới hoạt động của các HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ và những vấn đề cần lưu ý, quan tâm giải quyết.
3.2.4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Ma trận SWOT là việc đánh giá chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định. Phân tích SWOT được trình bày dưới dạng 1 ma trận 02 hàng và 02 cột chia làm các phần:
S - Các điểm mạnh, W - các điểm yếu, O - các cơ hội và T - các thách thức.
45
- Phân tích các yếu tố bên trong HTX (Các điểm mạnh, điểm yếu) có thê bao gồm: mô hình tổ chức, nguồn lực, trình độ quản lý, hiệu quả hoạt động, quy mô, tài chính, khoa học công nghệ,…
- Phân tích các yếu tố bên ngoài HTX (các cơ hội và thách thức) có thể bao gồm: khách hàng, cơ chế chính sách, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…
Trên cơ sở đó, lựa chọn các kết hợp để đưa ra các nhóm giải pháp giúp các HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên thực hiện đổi mới hoạt động đạt hiệu quả.