Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tiên Lữ là một huyện của tỉnh Hưng Yên. Phía tây tiếp giáp với thành phố Hưng Yên, phía tây bắc giáp huyện Kim Động, phía bắc giáp huyện Ân Thi, phía đông và đông bắc giáp huyện Phù Cừ, đều của tỉnh Hưng Yên. Phía đông nam giáp huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Luộc.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Huyện Tiên Lữ nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là vùng trũng của tỉnh, có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Độ cao của đất xen nhau, đây là một trong những yếu tố gây không ít khó khăn cho công tác thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Huyện Tiên Lữ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 24 - 27 °C, đây là mùa có nhiều mưa bão, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 - 24 °C. Độ ẩm tương đối hàng năm là 86%.
Lượng mưa trung bình từ 1.680 – 1.730mm, có năm lượng mưa trên 2.000mm (do vị trí địa lý nên lượng mưa thường cao hơn các huyện phía bắc của tỉnh từ 100 - 200mm và tập trung vào các tháng 8, 9).
3.1.2. Tài nguyên 3.1.2.1. Đất đai
Huyện Tiên Lữ có diện tích đất tự nhiên là 78,42 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.859,36 ha; diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện là 549m2. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi. Đất phù sa được bồi phân bổ chủ yếu ở vùng ngoài đê ven sông Luộc, hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực và hoa màu. Nhìn chung, điều kiện khí hậu và đất đai của Tiên Lữ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng, với nhiều loại cây trồng.
38
Bảng 3.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất huyện Tiên Lữ 2014 - 2016 ĐVT: ha
Chỉ tiêu
Diện tích So sánh
2014 (1)
2015 (2)
2016
(3) (2)/(1) (3)/(2) BQ I. Đất nông nghiệp 5.280,6 5.162,5 5.177,8 97,76 100,29 99,03 1. Đất trồng lúa 4.276,7 4.230,8 3.971,7 98,93 93,87 96,40 2. Đất trồng cây lâu năm 432,8 370,66 709,72 85,64 191,47 138,56 3. Đất nuôi thủy sản 571,09 561,03 496,37 98,24 88,47 93,35 II. Đất phi nông nghiệp 2.431,9 2.558,7 2.438,8 105,21 95,32 100,26 III. Đất chưa sử dụng 128,94 120,35 242,75 93,34 201,70 147,52 Tổng số 7.841,5 7.841,5 7.859,36 100 100,23 100,11
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ Qua bảng 3.1 cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện đến năm 2016 là 7.859,36 ha, tăng 17,86 ha so với năm 2015 (diện tích tăng thêm so với năm 2015 là do sự điều chỉnh về quy hoạch sử dụng đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất). Trong đó, đất nông nghiệp là 5.177,8 ha tăng 15,3 ha (29,63%) so với năm 2015; đất phi nông nghiệp là 2.438,8 ha, giảm 119,9 ha (4,68%) so với năm 2015. Đặc biệt, đất canh tác trồng cây hàng năm (lúa, màu) năm 2016 là 3.971,7 ha giảm 259,1 ha (6,12%) so với 2015; giảm 305 ha (7,13%) so với năm 2014. Đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng lên, đạt 709,72 ha năm 2016; đất nuôi thủy sản có xu hướng giảm xuống nhưng mức độ không nhiều. Để sản xuất nông nghiệp bền vững nhất thiết phải có sự rà soát lại quỹ đất, từ đó điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sao cho phù hợp với quy định chung của Chính phủ và của tỉnh về ổn định diện tích đất trồng lúa và sát với thực tế của huyện.
3.1.2.2. Nước
Huyện Tiên Lữ nằm kề hai con sông Hồng và sông Luộc, hợp lưu giữa sông Hồng - sông Luộc - sông Thái Bình tạo nên ngã ba Tuần Vường. Ngoài ra còn các sông cổ được hình thành từ xa xưa là sông Càn Đà nối tiếp với sông Cửu An đổ ra Cửa Gàn,... cùng hệ thống sông đào làm thành hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
39 3.1.3. Tình hình dân số, lao động
Huyện Tiên Lữ có tổng dân số là 86.228 người, mật độ dân số 1.100 người/km2 . Là huyện thuần nông, huyện Tiên Lữ có tỷ lệ dân số nông thôn tương đối cao (93,8%), dân số thành thị ở mức thấp (6,2%); số người trong độ tuổi lao động chiếm 46% dân số.
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động huyện Tiên Lữ năm 2015
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2015
Số Lượng Tỷ lệ (%) I. Dân số theo khu vực
1. Thành thị 5.346 6,2
2. Nông thôn 80.882 93,8
II. Dân số phân theo giới tính
1. Nam 41.372 47,98
2. Nữ 44.856 52,02
III. Phân theo độ tuổi lao động
1. Trong độ tuổi 39.665 46
2. Ngoài độ tuổi 46.563 54
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tiên Lữ (2015) 3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
Những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND các ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nhằm sớm khắc phục những hạn chế, vượt qua thách thức tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo đảm đời sống nhân dân. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Qua bảng 3.3, ta thấy đến thời điểm năm 2016, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 5.500 tỷ đồng. Qua 03 năm, giá trị sản xuất của huyện được tăng lên với mức tăng trưởng trung bình đạt 11,3%/năm. Tổng thu ngân sách cũng tăng lên qua các năm với mức tăng bình quân 3,26%/năm. Năm 2016, tổng thu ngân sách của huyện đạt 75,4 tỷ đồng.
40
Bảng 3.3. Tình hình kinh tế xã hội huyện Tiên Lữ giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Tỷ đồng
Lĩnh vực Năm
2014
Năm 2015
Năm 2016
Tốc độ tăng trưởng (%)
(1) (2) (3) (4) (3)/(2) (4)/(3) BQ
I. Tổng giá trị sản xuất 4.440,0 4.977,1 5.500,0 12,10 10,50 11,3 1. Nông nghiệp – Thủy sản 1.015,9 1.046,3 1.077,7 2,99 3,00 2,99 2. Công nghiệp – Xây dựng 1.653,9 1.863,7 2.076,1 12,69 11,39 12,19 3. Thương mại – Dịch vụ 1.770,2 2.067,1 2.346,2 16,77 13,50 15,13 II. Tổng thu ngân sách 70,7 73,0 75,4 3,25 3,28 3,26
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội huyện Tiên Lữ Về cơ cấu ngành kinh tế của huyện Tiên Lữ qua các năm đang có xu hương chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa là tăng nhanh tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…
Bảng 3.4. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tiên Lữ giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Tỷ đồng
Ngành kinh tế
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng giá trị sản xuất 4.440,0 100 4.977,1 100 5.500,0 100 1. Nông nghiệp – Thủy sản 1.015,9 22,88 1.046,3 21,02 1.077,7 19,59 2.Công nghiệp – Xây dựng 1.653,9 37,25 1.863,7 37,45 2.076,1 37,75 3.Thương mại – Dịch vụ 1.770,2 39,87 2.067,1 41,53 2.346,2 42,66 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội huyện Tiên Lữ Cùng với tốc độ phát triển khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Theo bảng 3.4, năm 2014, khu vực Nông nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 22,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,25% và khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 39,87%. Bước sang năm 2015, các tỷ trọng tương ứng là 21,02% - 37,45% - 41,53%). Đến năm 2016
41
cơ cấu nền kinh tế vẫn phát triển theo hướng tích cực, các tỷ trọng tương ứng là 19,59% - 37,75% - 42,66%.
Các quan hệ sản xuất cũng được xây dựng ngày càng phù hợp. Kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, bình quân một doanh nghiệp thu hút khoảng 20 lao động, đang là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn của huyện. Nông thôn có bước phát triển khá nhanh. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng đã bảo đảm tưới cho 90% diện tích lúa, hàng vạn ha hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả; hệ thống đê điều được củng cố. Về cơ bản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần.
Đồ thị 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tiên Lữ giai đoạn 2014 - 2016 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Lữ ,000
500,000 1000,000 1500,000 2000,000 2500,000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nông nghiệp – Thủy sản Công nghiệp – Xây dựng Thương mại – Dịch vụ
42
Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa…
tiếp tục được duy trì và phát triển. Toàn huyện đã có 20 trường học đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ làng, khu phố văn hóa đạt 96%... Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại được thực hiện nghiêm túc; công tác bảo vệ môi trường ngày càng được thực hiện tốt.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện tăng trưởng khá. Sản xuất nông nghiệp đảm bảo cơ cấu trà vụ, sản lượng, năng suất tăng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khá. Thu ngân sách vượt kế hoạch.
Chi ngân sách đúng nhiệm vụ, đúng chế độ, tiết kiệm, chống lãng phí. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đều thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước. Công tác giáo dục, y tế, văn hóa phát triển khá toàn diện. Các chế độ, chính sách xã hội đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội được đảm bảo. Quốc phòng - an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác giải quyết khiếu nại - tố cáo, đơn thư đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng được thực hiện nghiêm túc. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được chú trọng.