Khái quát chung tình thình phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động của loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 69)

4.1.1. Về số lượng

Huyện Tiên Lữ là một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên, trên địa bàn huyện hiện có 15 HTX DVNN đang hoạt động (chiếm 9,8% số HTX DVNN của tỉnh - 153 HTX DVNN). Các HTX DVNN trên địa bàn huyện hoạt động với quy mô là HTX toàn xã thực hiện các dịch vụ mà từng hộ cá thể không làm được hoặc làm không có hiệu quả nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất lĩnh vực nông nghiệp của các thành viên và người dân địa phương. Các dịch vụ chính của HTX như dịch vụ thủy nông, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ cung ứng giống, vật tư, phân bón, dịch vụ khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm,...

Bảng 4.1. Tình hình thực hiện các dịch vụ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Tiên Lữ năm 2016

ĐVT: HTX

Dịch vụ Năm 2016

Số HTX thực hiện Tỷ lệ (%)

1. Dịch vụ thủy nông 15 100

2. Dịch vụ bảo vệ thực vật 15 100

3. Dịch vụ cung ứng giống 6 40

4. Dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón 4 26,67

5. Dịch vụ khuyến nông 15 100

6. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 2 13,33

7. Dịch vụ làm đất 3 20

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tiên Lữ (2016) Qua bảng 4.1 ta thấy các HTX DVNN của huyện chủ yếu thực hiện các dịch vụ đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, trong đó, 100% số HTX đã tổ chức thực hiện được các dịch vụ thủy nông, bảo vệ thực vật, khuyên nông. Các HTX chưa quan tâm đến thực hiện các dịch vụ cung cấp vật tư, phân bón, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân,.. số lượng các HTX thực hiện các dịch vụ này chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

48

4.1.2. Tình hình thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012

Luật HTX năm 2012 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 quy định: HTX thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà tổ chức và hoạt động không phù hợp với quy định của Luật này thì phải đăng ký lại hoặc chuyển sang loại hình tổ chức khác trong thời hạn 36 tháng, tức là phải hoàn thành xong trước ngày 1/7/2016.

Trên cơ sở hướng dẫn của Sở NN & PTNT tỉnh Hưng Yên và phòng NN

& PTNT huyện Tiên Lữ, các HTX đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cả về vật chất và tinh thần thông qua sự nhất cao của toàn thể thành viên trong HTX khi thực hiện Đại hội thành viên để tiến hành công cuộc đổi mới. Các HTX trong huyện dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng NN & PTNT đã tiến hành Đại hội xã viên thông qua đó tuyên truyền chủ trương, chính sách của nhà nước về vấn đề đổi mới hoạt động của HTX giúp các xã viên HTX nhận thức được đầy đủ giá trị, vai trò của HTX kiểu mới theo luật HTX năm 2012 và thấy được sự đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX là vấn đề cần thiết để phát triển.

Các HTX đã nhanh chóng tiến hành đổi mới hoạt động và củng cố bộ máy quản lý hoạt động HTX của mình bám sát đường lối chủ trương phát triển của nhà nước và của tỉnh đề ra trong Luật HTX, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, nghị quyết, chỉ thị của tỉnh và của huyện. Những nội dung đổi mới được triển khai đến từng HTX, từng thành viên cuả HTX, tùy vào từng điều kiện cụ thể của mình các HTX đã có những phương án, kế hoạch thực hiện phù hợp, linh hoạt nhằm đạt được hiệu quả thiết thực trong công cuộc đổi mới.

Bảng 4.2. Tình hình chuyển đổi hợp tác xã theo Luật HTX năm 2012 ĐVT: HTX

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

1. Tổng số HTX NN 0 15 15 15

2. Số HTX đã chuyển đổi 0 2 11 15

- % so với tổng số HTX 0 13,33 73,33 100

3. Số đã được cấp giấy ĐKKD 0 2 11 15

4. Số HTX đã đổi lại dấu 0 2 11 15

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tiên Lữ (2016) Qua bảng 4.2 ta thấy đến hết năm 2016, 100% số HTX trên địa bàn huyện đã hoàn thành chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Các HTX sau khi chuyển đổi đã nhanh chóng xây dựng phương án, triển khai thực hiện các hoạt động sản

49

xuất - kinh doanh dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất nông nghiệp của thành viên và các hộ nông dân trên địa bàn.

4.1.3. Về thành viên

Các HTX đã rà soát lại số thành viên cũ, đăng kí danh sách thành viên mới theo quy định nên chất lượng thành viên tham gia HTX được nâng lên, không còn tình trạng thành viên tham gia theo phong trào, đánh trống ghi danh chứ không có đóng góp gì vào HTX. Mối quan hệ giữa HTX và thành viên cũng đa dạng hơn, có thành viên là doanh nghiệp nhỏ hoặc cán bộ công nhân viên nhà nước tham gia.

Bảng 4.3. Số lượng và phân loại thành viên của hợp tác xã năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số thành viên Đơn vị 315

1. Phân loại thành viên

- Thành viên là cá nhân Người 315 100

- Thành viên là đại diện hộ Hộ 0 0

- Thành viên là đại diện pháp nhân Đơn vị 0 0 2. Số lượng thành viên/HTX

- Có từ 7 đến dưới 30 thành viên HTX 14 93,33

- Có từ 30 đến dưới 100 thành viên HTX 1 6,67

- Có trên 100 thành viên HTX 0 0

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tiên Lữ (2016) Theo bảng 4.3 ta thấy tổng số thành viên của các HTX là 315 thành viên, bình quân 1 HTX có trên 20 thành viên. Có 14/15 HTX, chiếm 93,33 % có từ 07 – 30 thành viên; 1/15 HTX, chiếm 6,67% có trên 30 thành viên. Số lượng thành viên của HTX là tương đối nhỏ, do đó, các HTX sẽ dễ dàng hơn trong thực hiện chế độ quản lý thành viên, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Tuy nhiên,vẫn còn một số thành viên chưa hiểu kỹ các nội dung về nguyên tắc tổ chức, quản lý của HTX, chưa thấy được ưu điểm của HTX kiểu mới, chưa phân biệt rõ được sự khác nhau giữa quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên HTX NN kiểu cũ với thành viên HTX NN kiểu mới, nên chưa tạo được sự gắn bó giữa hộ thành viên với HTX, thành viên chưa chủ động và tích cực trong việc xây dựng HTX.

4.1.4. Về trụ sở làm việc của hợp tác xã

Nếu coi cả số HTX đang nhờ nhà, cửa ngay trong khuôn viên của UBND

50

xã là các HTX đã có trụ sở làm việc thì 100% các HTX trên địa bàn huyện đều có trụ sở làm việc.

Bảng 4.4. Quy mô và tình hình sở hữu trụ sở làm việc của hợp tác xã năm 2016

Chỉ tiêu Số lượng

(HTX)

Tỷ lệ (%) 1. Quy mô HTX

- Thôn 0 0

- Liên thôn 0 0

- Xã 15 100

- Liên xã, liên huyện 0 0

2. Trụ sở làm việc của HTX

- Số HTX có trụ sở riêng 1 6,67

- Số HTX có trụ sở nhờ UBND xã 14 93,33

- Số HTX có trụ sở nhờ nhà cán bộ, xã viên 0 0

- Số HTX chưa có trụ sở làm việc 0 0

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tiên Lữ (2016) Qua bảng 4.4 ta thấy toàn huyện chỉ có 1/15 HTX (chiếm 6,67%) xây dựng được trụ sở làm việc riêng, 14/15 HTX (chiếm 93,33%) chưa xây dựng được trụ sở làm việc đều được UBND xã bố trí 01 phòng làm nơi làm việc. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động, kinh doanh dịch vụ của HTX.

Nơi làm việc của các HTX đều có đầy đủ bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu, chủ yếu là bàn ghế từ UBND xã thanh lý chuyển sang; một số HTX đã đầu tư mua sắm máy vi tính để phục vụ công việc.

4.1.5. Trình độ cán bộ của hợp tác xã

Yếu tố con người có thể nói là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của HTX, quyết định hiệu quả hoạt động của HTX.

Bảng 4.5. Số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ hợp tác xã năm 2016 ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2016

Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Đại học 6 5,26

2. Cao đẳng 15 13,16

3. Trung cấp, sơ cấp 56 49,12

4. Chưa qua đào tạo 37 32,46

Tổng số 114 100

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tiên Lữ (2016)

51

- Về số lượng:Sau khi thực hiện đổi mới theo Luật HTX năm 2012, các HTX DVNN huyện Tiên Lữ đã đổi mới về tổ chức bộ máy, lựa chọn các cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn để bố trí vào các vị trí quan trọng của HTX.

Qua bảng 4.5, ta thấy tổng số cán bộ của các HTX DVNN huyện Tiên Lữ hiện nay là 114 người. Các cán bộ này có nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ của HTX.

- Về chất lượng: Qua bảng 4.5, ta thấy trình độ chuyên môn của cán bộ HTX tăng lên qua các năm, tuy nhiên, số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Đến năm 2016, số cán bộ có trình độ đại học là 06 người chiếm 5,26%, trình độ cao đẳng có 15 người - chiếm 13,16%, trình độ trung cấp, sơ cấp có 56 người - chiếm 49,12%. Tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao là 32,46 %. Qua đây ta thấy rằng, đội ngũ cán bộ HTX còn yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực tế do hầu hết đều trưởng thành từ cơ sở thôn đội, công tác mẫn cán, có kinh nghiệm thực tế trong sản xuất nông nghiệp nên được Đảng, chính quyền tin tưởng, nhân dân, xã viên tín nhiệm giới thiệu và bầu vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của HTX.

Thông qua kết quả điều tra cho thấy việc tăng cường công đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý để tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng, năng lực, tính chuyên nghiệp…trong quản lý, điều hành HTX phù hợp với xu thế phát triển trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế là rất cần thiết giúp cho HTX đổi mới hoạt động, thực hiện kinh doanh dịch vụ đạt hiệu quả.

4.1.6. Tài sản, vốn, quỹ của hợp tác xã

Sau khi thực hiện đổi mới, nhiều HTX DVNN đã năng động, thích nghi với mô hình mới, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, phục vụ đắc lực cho sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tuy nhiên, theo thống kê của huyện, trong số 15 HTX DVNN của huyện đều là HTX chuyển đổi, hoạt động còn hạn chế và khó khăn trong việc mở rộng các loại hình dịch vụ dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp. Một trong các nguyên nhân khiến các HTX lúng túng khi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh kém hiệu quả là do nguồn vốn hạn hẹp.

Nguồn vốn hoạt động của các HTX DVNN có từ các nguồn: vốn tính bằng giá trị tài sản cố định được UBND xã giao, vốn góp của thành viên, vốn vay từ các tổ chức tín dụng,… Nguồn vốn được trích từ lợi nhuận để phục vụ hoạt động kinh doanh của HTX hầu như là không có, nếu có thì cũng rất ít, không đáng kể.

Bảng 4.6. Tài sản, nguồn vốn, quỹ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Tiên Lữ từ năm 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

15/14 16/15 BQ

Số HTX báo cáo 15 15 15

I. Tổng số vốn 11.812,20 12.086,20 12.337,98 102,32 102,08 102,20

1. Tài sản cố định 8.540,90 8.770,60 8.816,18 102,69 100,52 101,60

2. Tài sản lưu động 3.271,30 3.315,60 3.521,80 101,35 106,22 103,79

II. Tổng nguồn vốn 11.812,21 12.086,21 12.337,97 102,32 102,08 102,20

1. Nguồn vốn kinh doanh 9.641,21 9.655,11 9.752,27 100,14 101,01 100,58

- Nguồn vốn cũ bàn giao 4.396,50 4.396,50 4.396,50 100,00 100,00 100,00

- Nguồn vốn góp của thành viên hiện có 454,51 433,20 327,90 95,31 75,69 85,50

- Nguồn vốn của Nhà nước 1.845,37 1.845,37 1.845,37 100,00 100,00 100,00

- Nguồn vốn tích lũy hiện có 2.944,83 2.980,04 3.182,50 101,20 106,79 103,99

2. Tổng các quỹ 152,30 195,20 244,50 128,17 125,26 126,71

- Quỹ phát triển SXKD 90,80 121,50 150,40 133,81 123,79 128,80

- Quỹ dự phòng 33,60 41,30 55,50 122,92 134,38 128,65

- Quỹ công ích khen thưởng 27,90 32,40 38,60 116,13 119,14 117,63

3. Tổng nguồn vốn vay (nợ phải trả) 1.150,60 1.362,30 1.437,80 118,40 105,54 111,97

4. Tổng nợ phải thu hồi 868,10 873,60 903,40 100,63 103,41 102,02

Nguồn: Kết quả khảo sát HTX DVNN huyện Tiên Lữ

52

53

Thời điểm tính đến ngày 31/12/2016 thì 15 HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ có tổng giá trị tài sản là 12.337,98 triệu đồng, trong đó TSCĐ là 8.816,18 triệu đồng chiếm 71,45% TSLĐ là 3.521,80 triệu đồng chiếm 28,55%;

bình quân tài sản của 01 HTX là 822,53 triệu đồng.

Qua 3 năm, chúng ta thấy rằng tổng tài sản của các HTX có xu hướng tăng dần, tốc độ phát triển bình quân của tổng tài sản là 102,2%/năm; trong đó TSLĐ có tốc độ phát triển nhanh hơn (103,79%/năm) so với TSCĐ (101,6%/năm). Bên cạnh đó thì yếu tố nợ phải trả trong HTX cũng tăng dần lên bình quân 111,97%/năm, điều này có nghĩa là bình quân mỗi năm số dư nợ phải trả tăng thêm 11,97% so với năm liền kề trước đó. Bên cạnh đó, các khoản nợ phải thu cũng tăng lên với tốc độ bình quân là 102,02%/năm, số nợ này hiện được theo dõi, hạch toán trên sổ sách kế toán, nhưng trên thực tế số nợ này chủ yếu của các xã viên từ lâu đời và rất khó có thể thu hồi.

Một vấn đề đáng lưu tâm và đang gây ra nhiều tranh cãi ở đây là nguồn vốn cũ bàn giao sang khi chuyển đổi là nhà cửa, kênh mương, vật kiến trúc, máy móc công cụ, dụng cụ đã cũ chiếm tỷ lệ lớn. Những trang thiết bị này hầu hết là cũ nát, hoạt động kém hiệu quả, thậm chí không hoạt động. Hệ thống kênh mương nhiều nơi xuống cấp, bị bồi lắng nhiều; máy móc, thiết bị thường xuyên phải đầu tư sửa chữa trong khi giá thiết bị và giá thuê nhân công cao, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ hầu như không tăng,…

Nói tóm lại, tổng vốn hoạt động của các HTX là tương đối lớn nhưng chủ yếu làvốn cố định, nguồn vốn lưu động chiếm tỷ lệ nhỏ do đó gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của HTX. Nguyên nhân chính là do vốn góp bình quân của thành viên thấp, hoạt động của HTX lợi nhuận thấp, thậm chí nhiều HTX không có lãi, các HTX gặp nhiều khó khăn để tiếp cận được với các nguồn vốn vay, chương trình hỗ trợ của nhà nước, hay các dự án đầu tư, ....

4.1.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã

Sau khi chuyển đổi, nhiều HTX DVNN đã năng động thích nghi với mô hình mới, kinh doanh hiệu quả, phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản cho thành viên và người nông dân. Tuy nhiên, theo thống kê của huyện, các HTX DVNN của huyện đều mới chuyển đổi từ mô hình cũ theo Luật HTX năm 2003 sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012, do mới ở giai đoạn bước đầu hoạt động theo Luật HTX năm 2012 nên các HTX còn gặp nhiều khó

54

khăn và lúng túng trong việc tổ chức kinh doanh các hoạt động dịch vụ nên hiệu quả hoạt động đạt được chưa cao. Một trong các nguyên nhân khiến các HTX lúng túng khi tiến hành các hoạt động dịch vụ là nguồn vốn hạn hẹp nên không thể mở rộng quy mô cũng như các dịch vụ mới để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

Bảng 4.7. Kết quả kinh doanh dịch vụ và phân phối năm 2016 của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Tiên Lữ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền

1. Tổng doanh thu 4.274,9

2. Tổng chi phí 3.916,7

3. Tổng lợi nhuận trước thuế 358,2

4. Thuế 35,8

5. Lợi nhuận sau thuế 322,4

6. Quỹ HTX 244,5

7. Chia lãi xã viên 77,7

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tiên Lữ (2016) Qua bảng 4.7 ta thấy trong năm 2016 tổng doanh thu của 15 HTX là 4.274,9 triệu đồng, bình quân 284,9 triệu đồng/HTX/năm; chi phí hoạt động là 3.916,7 triệu đồng; lợi nhuận sau thuế là 322,4 triệu đồng; trích các quỹ là 244,5 triệu đồng; khoản chia lãi cho thành viên là 77,9 triệu đồng.

Bảng 4.8. Phân loại kết quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Tiên Lữ năm 2016

Xếp loại Doanh thu Số lượng (HTX) Tỷ lệ(%)

1. Tốt Trên 500 triệu đồng 2 13,13

2. Khá Từ 300-500 triệu đồng 6 40

3. Trungbình Từ 200-300 triệu đồng 2 13,13

4. Yếu kém Dưới 200 triệu đồng 5 33,74

Tổng số 15 100

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tiên Lữ (2016)

55

Theo đánh giá của phòng NN & PTNT huyện Tiên Lữ, ước tính có khoảng 13,33% các HTX DVNN hoạt động thực sự có hiệu quả doanh thu đạt trên 500 triệu đồng. Điển hình như các HTX DVNN xã Hưng Đạo, HTX DVNN xã Nhật Tân. Các HTX này thường đảm nhận từ 4 đến 5 dịch vụ khác nhau, bao gồm cả các dịch vụ cứng như thuỷ lợi; BVTV; khuyến nông; cung ứng giống, vật tư, phân bón; tiêu thụ sản phẩm. Dịch vụ mang lại nguồn thu và lợi nhuận cao cho HTX thường là dịch vụ kinh doanh vật tư, phân bón, tiêu thụ sản phẩm. Đối với các HTX chỉ làm các khâu dịch vụ cơ bản như tưới tiêu, BVTV, dịch vụ chuyển giao KHKT… đều khó khăn. Lí do là các dịch vụ này mức thu thấp và thường được chính quyền (cấp tỉnh và cấp xã) quy định mức trần trước và chỉ điều chỉnh sau vài năm thực hiện.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động của loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)