Đánh giá chung tình hình đổi mới hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động của loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 92 - 96)

4.3.1. Kết quả đạt được

+ Sau khi đổi mới hoạt động theo Luật HTX, các HTX dịch vụ nông nghiệp đều đã ổn định về quy mô, tiếp tục phát triển sản xuất, nông thôn đoàn kết, xã viên đã ngày càng tin tưởng vào HTX và là chỗ dựa của hộ nông dân trong việc điều hành sản xuất, tổ chức dịch vụ mà từng hộ xã viên không làm được hoặc làm với hiệu quả thấp. Các khâu dịch vụ được tăng lên cả về quy mô cũng như số lượng, chất lượng so với những năm trước khi đổi mới. Số lượng HTX đảm nhận nhiều khâu dịch vụ tăng lên. Doanh thu, lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ của HTX được nâng lên.

+ Tổ chức quản lý HTX chặt chẽ hơn trước: HTX đã làm rõ được nhiệm

79

vụ của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các bộ phận khác. Cán bộ quản lý được bố trí đầy đủ và được phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Nhiều HTX đã bầu được những người có năng lực, trình độ chuyên môn vào Hội đồng quản trị và các bộ phận khác trong cơ cấu tổ chức bộ máy của HTX. Thành viên tham gia vào HTX được đăng ký công khai trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, chất lượng thành viên được nâng cao...

+ Các HTX đều đã xây dựng được phương án hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính khả thi cao, đáp ứng được nhu cầu của thành viên và hộ nông dân.

+ Vốn quỹ của HTX thường xuyên được kiểm kê, đánh giá; thực hiện công khai, dân chủ về kinh tế tài chính trong HTX, thành viên đã từng bước hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia đóng góp xây dựng HTX ngày càng phát triển. Qua các năm, tổng vốn hoạt động, quỹ của HTX được bảo toàn và tăng trưởng. Các quỹ của HTX được sử dụng đúng mục đích theo quy định của điều lệ HTX. Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX, nhất là hệ thống thuỷ lợi được tăng cường, các tiến bộ mới trong nông nghiệp được triển khai và hộ thành viên tiếp thu ngày càng nhiều. Nhiều HTX đã có những phương án hiệu quả với việc xử lý nợ đọng sản phẩm của thành viên nên đã giảm được các khoản nợ, tăng thêm vốn hoạt động cho HTX.

+ Nhận thức về HTX đã được nâng lên, cán bộ, thành viên HTX ngày càng thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của HTX đối với sự phát triển kinh tế tại địa phương; thấy rõ lợi ích khi tham gia vào HTX.

+ Sự quan tâm của các cấp Đảng uỷ, chính quyền địa phương đối với HTX được chú ý hơn, tạo điều kiện thuận lợi để HTX phát triển.

Tóm lại, sau đổi mới các HTX nhìn chung đã tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật HTX. Các HTX được củng cố một bước về tổ chức quản lý, vốn quỹ, về trách nhiệm và quan hệ giữa thành viên với HTX. Hoạt động của các HTX được đổi mới, thiết thực gắn với lợi ích của các thành viên. Phần lớn HTX có kế hoạch, phương án hoạt động cụ thể. Các HTX đã làm được các khâu dịch vụ cơ bản, phục vụ sản xuất nông nghiệp; các HTX làm các dịch vụ tổng hợp có xu hướng tăng, hoạt động có hiệu quả hơn.

4.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những mặt đạt được thì trong quá trình đổi mới và thực hiện các hoạt động của các HTX vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế như sau:

80

+ Có sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, trình độ công nghệ thấp, ngoài hệ thống thuỷ lợi, chỉ có nhà kho và một số máy móc nhỏ. Đa số các HTX chưa có trụ sở riêng mà phải mượn tạm phòng làm việc trong trụ sở UBND xã để làm việc. Trong khi đó nhiều tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và có khả năng sinh lợi cao như các cửa hàng vật tư, cơ sở dịch vụ, ao hồ nuôi trồng thuỷ sản,…

chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể làm tài sản thế chấp để vay vốn.

+ Các HTX trong nông nghiệp khó khăn chính là thiếu vốn, nguồn vốn hoạt động rất hạn chế, chỉ có từ vài chục triệu đến 200-300 triệu đồng. HTX chưa có tích lũy, hầu hết các HTX chưa thực hiện được dịch vụ tín dụng nội bộ, chưa huy động được vốn từ chính các thành viên HTX. Trong điều kiện đó, HTX lại gặp khó khăn trong vay vốn tín dụng Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Thiếu vốn nên các HTX không thể phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho thành viên; bỏ qua các cơ hội kinh doanh và chưa thực hiện được các dự án đầu tư mới cũng như đầu tư chiều sâu để hiện đại hóa các hoạt động kinh doanh của mình.

+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số HTX chưa thiết thực, chưa gắn với thị trường để tăng nhanh thu nhập cho thành viên, tích lũy cho HTX.Hầu hết các HTX mới chỉ thực hiện được một số dịch vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp, chưa quan tâm và tổ chức thực hiện các dịch vụ đầu ra như chế biến, tiêu thụ sản phẩm, chưa mở rộng sang các dịch vụ khác theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế của thành viên. Hiện còn gần 50% HTX mới chỉ tổ chức được khoảng 2-3 dịch vụ chủ yếu là những dịch vụ mang tính chất bắt buộc như: dịch vụ thuỷ nông, bảo vệ thực, khuyến nông.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các HTX vẫn mang tính ngắn hạn, đa số các HTX chưa xây dựng được phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ dài hạn cho mình, do đó các hoạt động kinh tế của HTX thiếu ổn định, bị động, lợi ích mang lại cho thành viên cũng như tích lũy cho HTX không đáng kể.

+ Trình độ cán bộ HTX còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới. Tuy cán bộ đã được bồi dưỡng và đào tạo nhưng mới chỉ là những khái niệm cơ bản, còn nhiều nội dung cần được đào tạo thêm nên vẫn lúng túng trong hoạt động, lựa chọn lĩnh vực đầu tư tổ chức dịch vụ. Bên cạnh đó các HTX chưa xây dựng được các chế độ đãi ngộ hợp lý để cán bộ yên tâm công tác và cống hiến cho HTX; chưa thu hút được cán bộ trẻ có trình độ và năng lực tham gia vào

81

quản lý HTX. Chính vì vậy cán bộ quản lý chưa hết lòng với công việc của HTX, nhiều cán bộ có xu hướng chuyển sang công tác tại UBND xã hoặc các tổ chức đoàn thể khác tại địa phương.

+ Hầu hết các HTX vẫn làm ăn khép kín không có sự hợp tác với bên ngoài,chưa tạo được các mối liên doanh, liên kết với các HTX khác, các loại hình tổ chức kinh tế khác và với các đơn vị nghiên cứu có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

4.3.3. Nguyên nhân

4.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Kinh tế hộ và kinh tế trang trại đã đi vào sản xuất hàng hóa nhưng quy mô nhỏ, sản xuất của hộ nông dân ở nhiều nơi còn mang tính tự cấp, tự túc, nên nhu cầu hợp tác chưa cao.

- Những tồn tại do lịch sử để lại cho HTX sau chuyển đổi, đặc biệt là công nợ trong HTX; ảnh hưởng của cách nghĩ, cách làm của mô hình HTX cũ đối với cán bộ, thành viên HTX còn khá nặng nề và phức tạp.

- HTX hoạt động với hai mục đích: kinh tế và xã hội, nên rất khó cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.

4.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Thứ nhất: Về nhận thức

Nhìn chung về tư tưởng, nhận thức vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức được mô hình HTX mới cũng như bước đi, cách làm mới để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, HTX; chưa thực sự tin vào việc khắc phục tình trạng yếu kém của HTX;

còn mặc cảm HTX kiểu cũ. Vì vậy, có sự lúng túng trong việc chỉ đạo đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Nhiều nơi chính quyền cấp xã còn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của HTX; cấp Uỷ đảng, Chính quyền cấp xã đã trực tiếp tham gia điều hành HTX, coi HTX như là một cơ quan của xã, nên đã làm mất đi tính tự chủ của HTX. Một bộ phận nông dân còn hoài nghi về mô hình HTX kiểu mới.

- Thứ hai: Các HTX DVNN của huyện Tiên Lữ đều là do HTX cũ chuyển đổi nên chịu nhiều ảnh hưởng tâm lý của HTX trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp còn nặng nề; tư tưởng một số cán bộ HTX còn trông chờ, ỷ lại, thiếu sự năng động, sáng tạo, tích cực để chủ động xây dựng HTX

82

phát triển theo đúng tiến trình phát triển của HTX.

- Thứ ba: Năng lực của các HTX còn yếu chưa theo kịp với những biến động của thị trường. Các HTX còn yếu kém về tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn; quy mô sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến hiệu quả hoạt động của HTX còn thấp, phần lớn các HTX không có khả năng tích luỹ để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Thứ tư: Công tác quản lý Nhà nước về HTX chưa hiệu quả

Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến huyện chưa được củng cố cả về số lượng và chất lượng cán bộ cũng như các điều kiện đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Công tác quản lý nhà nước về HTX còn nhiều hạn chế, bộ máy phân tán hoạt động kém hiệu quả. Các chính sách phát triển HTX của Nhà nước còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, chưa hỗ trợ được nhiều cho các HTX.

- Thứ năm: Các thể chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, HTX chậm sửa đổi và hoàn thiện; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX kém hiệu quả.

Hiện nay, Luật HTX năm 2012, thay thế Luật HTX năm 2003, đã khắc phục tình trạng chậm sửa đổi, hoàn thiện môi trường thể chế. Tuy nhiên, việc triển khai Luật cũng như việc thể thể chế hóa các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể còn chậm và chưa đồng bộ về thời gian. Một số chính sách và văn bản hướng dẫn có tính khả thi chưa cao và chưa quan tâm đầy đủ đến yếu tố chất lượng hiệu quả và khả năng hội nhập của các tổ chức kinh tế tập thể, HTX. Một số chính sách, quy định hướng dẫn thi hành chính sách chưa phù hợp thực tế với lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, như Chính sách đất đai, chính sách thuế, tín dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX. Vì vậy, việc thực thi chính sách chưa được triển khai thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động của loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)