Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 60)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Tiếp cận xã hội học

Xã hội được hiểu là một hệ thống những mối quan hệ và hoạt động của con người có đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa chung và cùng cư trú trên một lãnh thổ (vùng, quốc gia) ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Việc phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu khác nhau tại các xã ven biển Thị xã Hoàng Mai giúp tác giả hiểu rõ các mối quan hệ xã hội, sự phân công lao động và những tác động xã hội đối với sinh kế của người dân.

- Tiếp cận có sự tham gia

Tiếp cận có sự tham gia được các tổ chức phát triển áp dụng rộng rãi đặc biệt trong lĩnh vực tập huấn và lập kế hoạch. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả tổ chức một số buổi hội thảo tại các thôn, khối và hướng dẫn người dân để họ có thể phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong phát triển sinh kế bền vững của địa phương cũng như hộ gia đình.

Phương pháp tiếp cận này giúp lấy được ý kiến tham gia của cộng đồng ngư dân và các tổ chức, cá nhân có quan hệ với ngư dân, từ đó phân tích các hoạt động sinh kế của ngư dân, các nhân tố ảnh hưởng... cũng như đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho họ.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn 3 phường có đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương đối khác nhau, đại diện cho các hoạt động kinh tế về thủy sản khác nhau trên địa bàn huyện nghiên cứu. Trong đó tiêu chí để lựa chọn điểm nghiên cứu về số lượng tàu cá ven bờ, công suất tàu, nghề khai thác thủy sản, các hoạt động liên quan đến thủy sản, điều kiện tự nhiên và xã hội và đặc biệt là đây là những phường ven biển của thị xã Hoàng Mai. Trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn 3 phường để nghiên cứu gồm: Quỳnh Dị, Quỳnh Lập, Quỳnh Phương.

Việc lựa chọn này nhằm mục đích: Lấy những đại diện cho các phường trong thị trấn và cũng là trong tỉnh với những đặc trưng riêng về nghề cá cùng với những điều kiện khác của từng địa phương giúp có tổng quát hóa về sinh kế ngư dân vùng ven biển và đưa ra những cơ hội sinh kế đa dạng, phù hợp với nhiều địa phương khác nhau có cùng điều kiện.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực khai thác hải sản, đời sống, việc làm, thu nhập của ngư dân được thu thập, tổng hợp từ các văn bản Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, các ngành chức năng Trung ương và của thị xã Hoàng Mai.

Dựa vào số liệu đã công bố như Niên giám Thống kê, các loại sách báo, tạp chí, báo cáo, văn bản ở các phòng ban chức năng của địa phương như: Sở Nông nghiệp PTNT, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Tài nguyên Môi trường, UBND xã. Thu thập tài liệu thứ cấp từ các cơ quan, tổ chức, sách, báo, các bài viết trên mạng internet có liên quan. Cụ thể các loại số liệu, nguồn thu thập và mục đích sử dụng được tổng hợp như sau:

Bảng 3.10. Phân bổ số loại điều tra

TT Loại số liệu Nguồn thu thập Mục đích

1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, các xã

UBND thị xã Hoàng Mai, các phòng ban, UBND các xã

Mô tả, phân tích tình hình kinh tế, xã hội của huyện và xã có liên quan đến sinh kế và chuyển đổi sinh kế cho ngư dân

2

Các nghề khai thác thủy sản chính tại địa phương

Sở NN và PTNT Nghệ An, Sách báo, tài liệu

Nắm được đặc điểm của các nghề khai thác áp dụng phù hợp với điều kiện từng địa phương

3

Cơ sở thực tiễn: Thực trạng về sinh kế của ngư dân khai thác thủy sản ven bờ tại các địa phương trên cả nước

Sở NN và PTNT nghệ An, internet, Tài liệu các công trình, đề tài, dự án của các nghiên cứu trước đây

Thấy được những mô hình mới có thể áp dụng tại địa phương, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng

4 Cơ sở lý luận: Các khái niệm

Các công trình nghiên cứu trước đây, sách, báo, internet

Cho cái nhìn tổng quan về lý thuyết liên quan đến sinh kế, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của hộ dân

5

Các chính sách, kế hoạch, quy hoạch liên quan tới sinh kế của ngư dân ven biển thị xã Hoàng Mai

Sở NN và PTNT nghệ An, UBND thị xã Hoàng Mai, các phòng ban, UBND các xã, internet,

Xác định các chính sách, kế hoạch, quy hoạch có ảnh hưởng, tác động tới sinh kế của ngư dân ven biển thị xã Hoàng Mai hiện nay và trong tương lai

3.2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp là các tài liệu thu thập từ điều tra, khảo sát các đối tượng ngư dân là chủ tàu, ngư dân là lao động làm thuê; cán bộ, chuyên viên của chính quyền, các ngành chức năng các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội.

Sử dụng phương pháp điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp, thông qua các biểu mẫu và phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn phù hợp với nội dung và các đối tượng cần điều tra, áp dụng phương pháp chọn mẫu để chọn số mẫu đại diện cho các đối tượng cần khảo sát phục vụ cho nội dụng nghiên cứu.

Số lượng mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên từ các hộ ngư dân ven biển tại địa phương. Các hộ điều tra được trọn bằng phương pháp ngẫu nhiên dựa trên tỷ lệ các nhóm hộ của từng xã và đã được người dân tham gia bình chọn. Bước nhảy được tính theo danh sách từng nhóm hộ thuộc vùng điều tra.

Bước nhảy (BN) = Tổng số hộ trong diện điều tra/ số hộ được điều tra Lấy số ngẫu nhiên bất kỳ (NH) trong khoảng 1 của BN, từ đó tính các giá trị: NH, NH + BN, NH + 2BN… Các hộ được trọn là hộ có số thứ tự trùng với giá trị trên.

Bảng 3.11. Phân bổ mẫu điều tra

STT Đối tượng điều tra Đơn vị tính Số lượng Cơ cấu (%)

1 Các hộ ngư dân ven biển Hộ (chủ hộ) 94 78.33

2 Chính quyền địa phương Người 6 5%

3 Cơ quan chức năng

Phòng kinh tế huyện Người 3 2,5

Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư

Người 5 4,17

Phòng tài nguyên môi trường Người 3 2,5

Cơ quan an ninh biên phòng Người 4 3,33

Các cơ quan liên quan khác Người 5 4,17

Tổng số mẫu n=120 100

Nội dung điều tra sơ cấp:

- Thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình (điều tra hộ và lao động ven bờ).

- Những thuận lợi và khó khăn đối với sinh kế hộ (điều tra hộ và lao động ven bờ).

- Nguyện vọng và ý tưởng của hộ gia đình đối với sinh kế bền vững (điều tra hộ và lao động ven bờ).

- Các cơ hội và thách thức đối với sinh kế của các hộ ngư dân ven biển.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)