Khó khăn khi chuyển đổi sinh kế của ngư dân

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 84)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ ngư dân

4.2.2. Khó khăn khi chuyển đổi sinh kế của ngư dân

Một trong những khó khăn lớn nhất của đại bộ phận các ngư dân khi muốn chuyển đổi ngành nghề là nguồn vốn đầu tư. Điều này đã được chứng minh qua số liệu điều tra, có đến 96,9% số người được phỏng vấn cho rằng khó khăn lớn nhất của họ khi chuyển đổi nghề là thiếu vốn đầu tư. Cùng với việc thiếu nguồn vốn đầu tư thì việc thiếu các chính sách hỗ trợ của nhà nước, địa phương cho ngư dân khi chuyển đổi nghề là một khó khăn lớn đối với ngư dân khi chuyển đổi nghề. Kết quả điều tra tại các vùng nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 70.3% số hộ ngư dân được điều tra nhận định rằng, một trong những khó khăn lớn nhất của họ khi chuyển đổi nghề khai thác hải sản sang các ngành nghề khác

là thiếu các chính sách hỗ trợ. Ngoài ra, một số các yếu tố khác như là thiếu kinh nghiệm sản xuất nghề mới, yếu tố thị trường tiêu thụ cũng là những khó khăn đáng kể đối với người ngư dân khi chuyển đổi từ nghề khai thác hải sản sang ngành nghề mới. Hiện nay nhà tôi có thuyền thúng, máy D6 trước đây có thu nhập chừng 3 triệu tháng năm 2014, đến nay chỉ thu được 2 triệu/tháng. Đi nghề biển không còn sống được nữa, cũng không muốn đi làm biển nữa. Hi vọng con cái được đi học để có nghề nghiệp ổn định. Nhà cũng muốn chuyển sang nghề kinh doanh chế biển hải sản, bán công cụ đi biển. Tuy nhiên lại cần vốn đầu tư.

Có vay tiền ngân hàng, họ hàng để cho các con ăn học, không dám vay thêm vì bây giờ làm ăn khó khăn không trả được...

Trong số những vấn đề khó khăn mà ngư dân thường gặp phải khi chuyển đổi nghề nghiệp thì yếu tố chiếm tỷ trọng thấp nhất về mức độ quan trọng là vấn đề lao động. Phần lớn số hộ ngư dân chuyển đổi nghề không gặp nhiều khó khăn do thiếu lao động

Bảng 4.6. Một số khó khăn khi chuyển đổi nghề nghiệp

STT Khó khăn khi chuyển đổi nghề Tỷ lệ (%)

1 Thiếu vốn đầu tư

75.53 2 Thiếu kinh nghiệm sản xuất

48.94 3 Không được đào tạo tay nghề

37.23

4 Thiếu lao động

86.17 5 Thiếu tư liệu sản xuất (đất, mặt nước…)

34.04 6 Thiếu các chính sách hỗ trợ

11.70 7 Thị trường tiêu thụ

9.57

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Kết quả khảo sát cho thấy số thành viên trong các hộ gia đình ngư dân dao động từ 3 đến 8 người, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là hộ gia đình có 4 - 6 thành viên.

Số lao động trong các hộ gia đình ngư dân phổ biến từ 1 - 4 người. Điều này cho

thấy quy mô của các hộ gia đình không quá lớn và những người tham gia hoạt động khai thác hải sản ít. Vì vậy đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi nghề nghiệp khi mà những yêu cầu cho hoạt động của nghề mới như nghề khai thác xa bờ, nghề nuôi trồng thủy sản cần nhiều nhân lực hơn.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề của các hộ gia đình đó là nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình, phần lớn những người làm nghề khai thác đóng vai trò trụ cột trong hộ gia đình ngư dân, những thành viên khác chỉ có vai trò phụ như nội trợ hoặc làm các công việc nhỏ hoặc cũng có thể là những thành viên còn nhỏ tuổi chưa thể tham gia lao động, vì vậy sẽ khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề sang các nghề khác đòi hỏi nhiều sức lao động hơn. Mặt khác, khi được hỏi về thu nhập của gia đình so với những năm trước thì phần lớn số hộ trả lời thu nhập giảm hơn so với những năm trước, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ số hộ trả lời thu nhập của gia đình tăng lên hoặc vẫn như cũ.

Như vậy, thu nhập của các hộ ngư dân cũng ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp, những hộ có thu nhập giảm đi do sản lượng khai thác ngày càng giảm thì mong muốn được chuyển sang những nghề mới có thu nhập cao hơn để đảm bảo cuộc sống gia đình. Kết quả khảo sát thể hiện rằng hầu hết những người làm nghề khai thác hải sản là nam giới vì công việc này đòi hỏi sức lao động chân tay.

Chính vì vậy khi chuyển đổi nghề khai thác sang một số nghề khác như khai thác xa bờ hay nuôi trồng thủy sản thì lực lượng lao động này khá phù hợp, không có nhiều sự thay đổi so với nghề cũ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng đã cho thấy hầu hết những hộ khai thác hải sản đều có độ tuổi tương đối cao, nhóm tuổi từ 30 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao.

4.2.3. Ảnh hưởng của cơ chế chính sách, kế hoạch, quy hoạch tới sinh kế của các hộ ngư dân ven biển

- Nghị định 67/2014/NĐ-CP đưa ra một số chính sách thuận lợi cho ngư dân đặc biệt là các chính sách như tín dụng đối với đóng mới, nâng cấp tàu cá, các chính sách hỗ trợ bảo hiểm, ưu đãi thuế, hỗ trợ đào tạo thuyền viên, hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa…

Theo đánh giá ban đầu, ngư dân thị xã Hoàng Mai rất quan tâm đến nội dung của Nghị định, đặc biệt là chính sách tín dụng. Tuy nhiên, nhiều ngư dân tỏ ra băn khoăn giữa việc đóng tàu vỏ sắt hay tàu vỏ gỗ vì điều này có liên quan đến rất nhiều vấn đề như chất lượng, mẫu mã tàu; cơ sở, chi phí bảo dưỡng tàu; kỹ thuật sử dụng, đánh bắt; cơ sở hạ tầng nghề cá. Thậm chí ngư dân còn lo lắng cả

về việc nguồn lợi thủy sản ngày càng khan hiếm, mạng lưới thu mua, tiêu thụ.

Mặc dù đã rất tích cực nhưng việc triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc xây dựng tiêu chí lựa chọn

- Dự án Nguồn lợi ven biểu vì sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng thế giới tài trợ:

Hiện trạng: nghề khai thác thủy sản ven biển ở Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp tạo công ăn, việc làm cho hàng triệu lao động nghèo ven biển. Những vùng nước ven bờ này cũng là những bãi đẻ và các bãi ương nuôi tự nhiên của nhiều loài thủy sản và bổ sung cho nguồn lợi thủy sản xa bờ. Theo các chuyên gia nghề cá, nguồn lợi thủy sản ven biển đang bị khai thác quá mức ít nhất 10 - 12%. Hầu hết các ngư dân được khảo sát cho thấy có sự suy giảm nhanh về sản lượng khai thác về cả khối lượng và kích thước cá đánh bắt được. Đến năm 2010, có khoảng trên 100.000 tàu cá cỡ nhỏ (<90CV) hoạt động khai thác ở các vùng nước ven bờ. Ngư cụ sử dụng phổ biến nhất là nghề lưới rê, câu vàng, lưới kéo, vó mành, lưới vây và vó mành. Sự gia tăng nhanh chóng cường lực khai thác và số lượng tàu đánh bắt hải sản cỡ nhỏ trong thập kỷ qua đã tạo ra áp lực nghiêm trọng đối với nghề khai thác hải sản ven bờ và gây ra nhiều khó khăn cho các cộng đồng ven biển. Với sự gia tăng giá dầu hiện tại, hầu hết hoạt động khai thác ven bờ không có hiệu quả kinh tế. Đầu năm 2011, Chính phủ đã dừng chương trình hỗ trợ dầu cho ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ. Nhiều ngư dân khai thác ven bờ hiện nay đang đối mặt với các khó khăn và khai thác cầm chừng ở vùng nước ven bờ.

Nhiều ngư cụ sử dụng đánh bắt thủy sản ven bờ đã dẫn đến khai thác sản lượng lớn cá tạp. Nghề lưới kéo đáy (kéo đơn và kéo đôi) thường khai thác đến 50 - 70% sản lượng là cá tạp. Hiện tại, theo ước tính, nhóm cá tạp được đưa lên bến chiếm đến 33% tổng sản lượng lên bến. Nghề khai thác thủy sản ở khu vực phía Nam có tỷ lệ cá tạp nhiều nhất (trung bình khoảng 60%), so với khoảng 5%

ở miền Trung và 14% ở miền Bắc. Chất lượng của nhóm cá tạp thường kém và chủ yếu được sử dụng trực tiếp cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc hoặc sản xuất nước mắm, bột cá. Những thực hành khai thác thủy sản không bền vững này lấy đi rất nhiều cá con của các loài có giá trị kinh tế. Đây là một trong những lý do gây hủy diệt nguồn lợi ven biển.

Khai thác thủy sản vẫn trong hiện trạng nghề cá mở hay “khai thác tự do”, do dó hầu hết ngư dân đều mong muốn khai thác được càng nhiều càng tốt. Năm

2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25 về các biện pháp quản lý tổng hợp vùng bờ để bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi biển và ven biển. Năm 2010, Chính phủ lại ban hành Nghị định số 33 về quản lý các hoạt động khai thác thông qua việc giao quyền cho các tỉnh, huyện, xã và các cộng đồng ngư dân quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven biển và thực hiện đồng quản lý nghề cá cho nguồn lợi ven biển. Đây là lần đầu tiên, khu vực khai thác thủy sản tự do ven biển (6 hải lý từ đường bờ ra biển) có “chủ sở hữu” hợp pháp và những chủ sở hữu này sẽ chịu trách nhiệm về quy hoạch cơ cấu cường lực, cơ cấu nghề cũng như bảo vệ và quản lý các khu vực đã được giao cho họ. Về khía cạnh pháp lý, Nghị định số 33 đã chính thức công nhận vai trò của các cộng đồng ngư dân địa phương và tạo cơ sở pháp lý để cộng đồng có thể tham gia vào quản lý nghề cá ven biển bền vững nhằm đảm bảo duy trì sinh kế lâu dài cho cộng đồng.

Dự án đã hỗ trợ thực hiện đồng quản lý nghề khai thác thủy sản ven bờ hợp tác giữa các cơ quan chính quyền và cộng đồng ngư dân ở một số huyện, xã được lựa chọn bao gồm: (a) hỗ trợ các cộng đồng ngư dân chuẩn bị và thực hiện kế hoạch đồng quản lý; và (b) hỗ trợ phát triển một số cơ sở hạ tầng cơ bản được lựa chọn cho nhóm dân tộc thiểu số và/hoặc các cộng đồng ngư dân nghèo để nâng cao sinh kế. Các hoạt động trong tiểu hợp phần này sẽ bao gồm ít nhất các họat động sau:

Cân nhắc các mô hình đồng quản lý nghề cá khác nhau bao gồm việc áp dụng việc cấp quyền khai thác cho các ngư dân địa phương để họ có động lực quản lý bền vững các nguồn lợi ven biển. Dự án sẽ đặc biệt quan tâm đến nâng cao năng lực cho các cộng đồng ngư dân địa phương (ví dụ: thiết lập các tổ chức của ngư dân…) để họ có thể đảm trách được các quyền lợi và nghĩa vụ mới được giao và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó theo cách thức đảm bảo duy trì lâu dài sinh kế của mình.

Hỗ trợ để cải thiện sinh kế của ngư dân: nhằm giảm bớt việc khai thác quá mức nguồn lợi và cung cấp hỗ trợ thêm cho cộng đồng ngư dân địa phương tham gia đồng quản lý, dự án cũng sẽ cung cấp các cơ hội đào tạo nghề cho vợ/chồng ngư dân và con cái của họ khi có nhu cầu, cũng như tài trợ xây dựng các công trình hạ tầng công cộng tại những nơi cần thiết để giúp các cộng đồng ngư dân có thêm thu nhập từ các các hoạt động tạo sinh kế mới của địa phương. Dự án sẽ hỗ trợ san lấp mặt bằng và xây dựng các hạ tầng cơ sở (ví dụ: đường điện, đường nước sạch, hệ thống cấp, thoát nước) để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại các khu

vực đó. Vợ/chồng và con cái của họ cũng sẽ có cơ hội được đào tạo nghề trên cơ sở nhu cầu thực tế để họ có thể tìm được công việc tại các bến cá/cảng cá hoặc tại các công trình công cộng khác do Dự án hỗ trợ. Đây là khởi điểm quan trọng để lồng ghép vấn đề giới trong dự án này.

Tại ba phường Quỳnh Dị, Quỳnh Lập và Quỳnh Phương, dự án CRSD triển khai từ năm 2012-2017, với các hoạt động hỗ trợ người dân thực hiện quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ. Dự án đã tổ chức người dân thành các tổ đồng quản lý để tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tuyên truyền về chính sách, pháp luật đánh bắt thủy sản. Dự án cũng đang hỗ trợ xây dựng cảng cá Quỳnh Phương để giúp tàu thuyền cập cảng thuận tiện cũng như đảm bảo chất lượng cá trong các công đoạn rửa và phân loại sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)