Các nguồn vốn sinh kế của hộ ngư dân

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 77)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng sinh kế của các hộ ngư dân ven biển thị xã hoàng mai

4.1.3. Các nguồn vốn sinh kế của hộ ngư dân

Nghiên cứu thực hiện điều tra tại 3 phường ven biển đó là Quỳnh Dị, Quỳnh Lập và Quỳnh Phương. Số liệu điều tra điều kiện đất và sử dụng đất được tổng hợp từ các phiếu điều tra được phát cho Ủy ban Nhân dân các phường. Tình hình sử dụng đất được trình bày tại Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất tại ba phường ven biển năm 2016

Chỉ tiêu Quỳnh Dị Quỳnh Lập Quỳnh Phương

1. Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) 643.57 3,369.20 345.80

2. Đất lâm nghiệp (ha) 12.00

a) Diện tích rừng tự nhiên (ha) 1,695.00

b) Diện tích rừng sản xuất (ha) 1,581.00

Các loại cây trồng chủ yếu

Lúa, thuốc lào, rau

màu

Thông, keo, bạch đàn

c) Đất trống đồi trọc (ha) 10.50

3. Đất nông nghiệp (ha) 228.79 49.01

a) Diện tích cấy lúa 2 vụ (ha) 240.30 39.70

b) Diện tích cấy lúa 1 vụ (ha) 126.00 28.50

c) Diện tích trồng cây ăn quả (ha) 7.30

d) Diện tích trồng cây công nghiệp

(ha) 18.31

e) Diện tích trồng rau màu (ha) 14.00 4.50

f) Đất khác (ha) 48.39 2.70

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Hoàng Mai (2016) Trong ba phường, Quỳnh Lập là phường có diện tích lớn nhất. Tuy nhiên phần lớn diện tích của Quỳnh Lập là diện tích rừng, 50,3% là rừng tự nhiên và 46,9% là rừng sản xuất, diện tích còn lại cho các mục đích khác chỉ khoảng 2,8%

tương đương với 93ha. Tại Quỳnh Lập các loài cây trồng chính là cây lâm nghiệp với các loài như thông, keo và bạch đàn.

Phường Quỳnh Dị có tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 643ha chỉ bằng 19% diện tích của Quỳnh Lập. Khoảng 35,6% diện tích đất của Quỳnh Phương là đất nông nghiệp trong đó các loài cây trồng chính là lúa, thuốc lào và rau màu.

Phường Quỳnh Phương có tổng diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất trong ba phường chỉ với 345,8ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Quỳnh Phương cũng rất ít ỏi chỉ có 49,01ha.

Như vậy, có thể thấy rằng, ba phường Quỳnh Dị, Quỳnh Lập và Quỳnh Phương không có nhiều điều kiện đất đai để phát triển nông nghiệp, riêng Quỳnh Lập có điều kiện phát triển lâm nghiệp. Với địa hình ven biển, phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản là xu thế tất yếu đối với sinh kế của người dân.

Tại các hộ điều tra, tình hình quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hoặc diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được trình bày tại Biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1. Quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hoặc diện tích mặt nước Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Trong số các hộ phỏng vấn chỉ có khoảng 7.4% số hộ có quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Trong tổng số 7 hộ gia đình có đất nông nghiệp/diện tích mặt nước nuôi trông thủy sản chỉ có 5 hộ có diện tích đất nông nghiệp với diện tích từ 100m2 đến 500m2; có 2 hộ có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (khoảng 2000m2 mỗi hộ).

87 trong 94 hộ điều tra chỉ có quyền sử dụng đất ở và nguồn thu nhập của họ chỉ từ nghề cá và dịch vụ nghề cá.

Tình hình trên cho thấy nghề cá và dịch vụ nghề cá là một xu thế tất yếu của người dân địa bàn nghiên cứu.

4.1.3.2. Nguồn lực con người

Dân số tại ba phường nghiên cứu được thể hiện tại bảng 4.3.

Có đất nông nghiệp hoặc diện tích mặt nước NTTS

Có Không

Bảng 4.3. Tình hình dân số tại ba phường ven biển

Chỉ tiêu Quỳnh Dị Quỳnh Lập Quỳnh Phương

Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu

Tổng dân số 1,878 6,941 2,377 10,500 3,496 17,620

Nguồn: UBND Hoàng Mai (2016) Bảng 4.3 cho thấy mặc dù Quỳnh Phương có diện tích nhỏ nhất trong ba phường (Bảng 4.2) nhưng lại có số nhân khẩu lớn nhất. Diện tích Quỳnh Phương chỉ bằng khoảng 10% Quỳnh Lập nhưng dân số lại sấp xỉ 168% Quỳnh Lập. So với Quỳnh Dị, diện tích Quỳnh Phương chỉ bằng 53,8% nhưng dân số lớn hơn 2,5 lần so với Quỳnh Dị.

Mật độ dân số của ba phường Quỳnh Dị, Quỳnh Lập và Quỳnh Phương theo thứ tự là khoảng 1000 người/km2, 300 người/km2 và 5000 người/km2. So với mật độ trung bình của tỉnh Nghệ An (186 người /km2) hay của Việt Nam khoảng 300 người/km2, ba phường ven biển thuộc địa bàn đất chật người đông, riêng Quỳnh Phương, mật độ dân số trung bình gấp khoảng 18 lần mật độ dân số trung bình của cả nước. Trong khi mật độ trung bình của Việt Nam so với thế giới đã rất cao, đứng thứ 14 trên thế giới.

Như vậy, kết hợp điều kiện đất đai và dân số cho thấy ba phường ven biển khó có thể phát triển kinh tế nếu dựa duy nhất tài nguyên đất liền.

Tình hình lao động tại các phường ven biển được trình bày tại Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình lao động tại ba phường ven biển

Chỉ tiêu Quỳnh Dị Quỳnh Lâp Quỳnh Phương

Tổng số lao động 3,927 5,553 11,135

Nam 2,117 2,721 5,667

Nữ 1,810 2,532 5,468

Tổng số dân tộc thiểu số Nam

Nữ

Tổng số lao động đã qua đào tạo 2,550 1,728 3,340

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Tỷ lệ dân số ở tuổi lao động trên tổng dân số tại ba phường Quỳnh Dị, Quỳnh Lập và Quỳnh Phương theo thứ tự là 56,6%, 52,8% và 63,2%. Các con số

trên cho thấy ba phường có lợi thế lực lượng lao động dồi dào; tuy nhiên, đây cũng đặt ra thách thức lớn về việc làm đàng hoàng cho lực lượng lao động này.

Tình hình lao động đã qua đào tạo của ba phường Quỳnh Dị, Quỳnh Lập và Quỳnh Phương được trình bày tại Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tình hình lao động qua đào tạo tại ba phường ven biển Trình độ đào tạo Quỳnh Dị Quỳnh Lập Quỳnh Phương Học nghề ngắn hạn (có chứng

chỉ học nghề) 500 1,625 2,300

Trung cấp chuyên nghiệp 1,400 96 335

Cao đẳng 450 185

Đại học và trên đại học 200 520

Chưa qua đào tạo 1,377 3,825 7,795

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Tỷ lệ lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn tại ba phường Quỳnh Dị, Quỳnh Lập và Quỳnh Phương theo thứ tự là 12,7%, 29,3% và 20,7%; tỷ lệ được đào tạo từ trung cấp trở lên tương ứng là 52,2%, 1,7% và 9,3%; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo tương ứng là 35%, 68,9% và 70%. Số liệu trên cho thấy Quỳnh Dị có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao nhất trong ba phường, tuy nhiên tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn cao tới 35%. Hai phường Quỳnh Lập và Quỳnh Phương có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo rất lớn khoảng 70%.

Như vậy, việc đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại ba phường ven biển là một cơ hội lớn cho việc chuyển đổi nghề nghiệp và phát triển kinh tế ven biển.

Tại các hộ điều tra số người ở độ tuổi lao động được trình bày tại Biểu đồ 4.2.

Biểu đồ 4.2 cho thấy tại các hộ điều tra, số người ở độ tuổi lao động chiếm tới 68,3%. Số người ở độ tuổi lao động lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ gia đình; tuy nhiên, qua phỏng vấn các hộ cho thấy hầu hết người dân không tham gia bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm y tế, về dài hạn, lực lượng lao động này có thể trở thành một thách thức khi dân số già đi.

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ lao động ở các hộ điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Trình độ học vấn ở các hộ điều tra được thể hiện tại Biểu đồ 4.3.

Biểu đồ 4.3. Trình độ học vấn ở các hộ điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Biểu đồ 4.3 cho thấy phần lớn (89%) người dân có trình độ tiểu học và cấp hai, chỉ có 6% có trình độ cấp 3 và 4,3% có trình độ trên cấp 3.

Theo Schultz chi phí đào tạo là một loại đầu tư có hiệu quả kinh tế đáng kể (Schultz, 1961) và theo mô hình hồi quy của Mincer, thu nhập tỉ lệ thuận với số năm đi học và số năm kinh nghiệm. Như vậy, để cải thiện sinh kế của người dân, việc đào tạo nghề sẽ đóng một vai trò rất quan trọng.

Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm hộ điều tra được trình bày tại Biểu đồ 4.4.

Số liệu lao động ở các hộ điều tra

Số người ở độ tuổi lao động Số người ngoài độ tuổi lao động

Trình độ học vấn của đối tượng điều tra

Tiểu học Cấp 2 Cấp 3 Trên cấp 3

Biểu đồ 4.4. Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm người điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Biểu đồ trên cho thấy phần lớn các hộ điều tra đều làm nghề cá và dịch vụ nghề cá, chỉ có chưa đến 9% người dân làm các nghề khác như nghề nông hay buôn bán nhỏ.

4.1.3.3. Nguồn lực xã hội

Qua phỏng vấn trực tiếp với các hộ ngư dân, các yếu tố xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập hộ gia đình ngư dân.

Quan hệ gia đình truyền thống: là một quan hệ bền chặt giữa các thành viên gia đình bao gồm cha mẹ, con cái, họ hàng. Các mối quan hệ gia đình truyền thống tạo điều kiện cho các thành viên có thể vay vốn ngắn hạn mà không chịu lãi suất. Phiếu điều tra cho thấy 12,5% hộ gia đình vay vốn từ anh em, họ hàng.

Thêm vào đó, các chủ tàu cá cũng ưu tiên tuyển dụng anh em, họ hàng và bạn bè phụ vụ cho công việc đánh bắt và dịch vụ nghề cá.

Ngư dân là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nghề cá. Với vai trò này, phần lớn (90%) các hộ ngư dân được tạm ứng tiền xăng dầu, đá lạnh phục vụ cho các chuyến đánh bắt dài ngày.

Các tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình ngư dân ven biển. Hầu hết (80%) các hộ gia đình có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội từ Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… Tuy nhiên, người dân chỉ có thể vay lượng vốn tương đối hạn chế (<30 triệu đồng Việt Nam).

Cơ cấu nghề nghiệp

Nghề cá Dịch vụ nghề cá Buôn bán nhỏ Nghề nông Nghề khác

4.1.3.4. Nguồn lực tài chính

Tình hình thu nhập các hộ điều tra được trình bày tại Biểu đồ 4.5.

Biểu đồ 4.5. Thu nhập hộ điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Biểu đồ 4.5 cho thấy so với chuẩn nghèo Việt Nam năm 2016, chỉ có 2%

số hộ thuộc diện hộ cận nghèo, không có hộ nghèo. So với chuẩn nghèo thế giới áp dụng từ tháng 10/2015 (dưới USD1,9/người/ngày), cũng chỉ có 2% số hộ này được liệt vào hộ nghèo.

Số liệu thu nhập thu thập cũng tương đối khớp với trả lời phỏng vấn của người dân khi được hỏi đánh giá về thu nhập của hộ gia đình.

Biểu đồ 4.6. Đánh giá thu nhập hộ gia đình

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Thu nhập hộ gia đình so với chuẩn nghèo 2016

Hộ cận nghèo Hộ trung bình

36% hộ điều tra cho rằng thu nhập gia đình mình thuộc diện trung bình;

41% cho rằng thu nhập của họ trên trung bình; 17% cho rằng thu nhập của hộ là rất giàu và có 5% cho rằng thu nhập hộ gia đình là dưới trung bình.

Một đặc điểm nổi bật là tất cả các hộ cho rằng mình thuộc diện có thu nhập trung bình đều thuộc các hộ có mô hình sinh kế nghề cá + dịch vụ nghề cá. Các hộ giàu bao gồm các hộ có mặt nước nuôi trồng thủy sản và có thêm nghề buôn bán nhỏ và một số hộ trong số có sinh kế chiếm đa số nghề cá + dịch vụ nghề cá.

Dù hầu hết các hộ phỏng vấn đều không cho rằng hộ mình thuộc diện hộ nghèo nhưng tất cả đều thống nhất ý kiến rằng thu nhập hộ gia đình rất bấp bênh dễ chịu ảnh hưởng bởi các biến cố như hỏng hóc tàu thuyền phải chờ thời gian để sửa, yếu tố thời tiết như bão gió lớn….

Tình hình vay vốn phục vụ sản xuất – sinh hoạt của các hộ điều tra được trình bày tại Biểu đồ 4.7.

Biểu đồ 4.7. Tình hình vay vốn phục vụ sản xuất - sinh hoạt

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Biểu đồ trên cho thấy 68% hộ gia đình có vay vốn từ các nguồn khác nhau. Điều này cho thấy nhu cầu vốn cho sản xuất và sinh hoạt của các hộ ven biển rất lớn, điều này cũng thể hiện rằng việc tiếp cận các nguồn vốn đối với người dân không quá khó khăn.

Mục đích vay vốn của các hộ điều tra được trình bày tại biểu đồ 4.8.

Tình hình vay vốn

Có Không

Biểu đồ 4.8. Mục đích vay vốn

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Có 68.8% người dân vay vốn sử dụng làm vốn lưu động phục vụ công tác đánh bắt, như mua xăng dầu, thuê nhân công… 12% vốn được vay phục vụ mục đích cho con đi học. 5.3% vốn vay phục vụ mục đích khám chữa bệnh. Khoảng 3% người dân vay vốn để sản xuất nông nghiệp.

Mục đích sử dụng thu nhập của các hộ điều tra được trình bày tạo Biểu đồ 4.9.

Biểu đồ 4.9. Sử dụng thu nhập

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Phần lớn thu nhập (53%) của người dân phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày như ăn, mặc, đi lại…, 15% thu nhập được sử dụng cho việc tái đầu tư sản xuất, 12% dùng cho con cái học hành…

Mục đích vay vốn

Vốn lưu động Mua sắm trang thiết bị Sản xuất nông nghiệp Cho con đi học Khám chữa bệnh Khác

Mục đích sử dụng thu nhập

Sinh hoạt Cho con học hành

Khám chữa bệnh Tái đầu tư SX

Phí đóng góp cho nhà nước Tiết kiệm

Xu hướng thu nhập hộ gia đình điều tra được trình bày tại Biểu đồ 4.10.

Biểu đồ 4.10. Xu hướng thu nhập hộ gia đình

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Có 50% số người được phỏng vấn cho rằng thu nhập của họ trong 5 năm qua ổn định và thay đổi không nhiều. 35% cho rằng thu nhập ngày một tăng lên;

2% hộ gia đình có thu nhập bấp bênh và 2% thu nhập ngày một giảm đi.

4.1.3.5 Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất chia làm hai nhóm, nhóm vật chất từ đầu tư công và nhóm vật chất từ đầu tư của gia đình

Sở hữu phương tiện sản xuất của các hộ điều tra được trình bày tại Biểu đồ 4.11.

Biểu đồ 4.11. Sở hữu phương tiện sản xuất

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Biểu đồ 4.11 cho thấy phần lớn (93,6%) hộ gia đình có phương tiện sản xuất, chỉ có 6,4% hộ gia đình không có phương tiện sản xuất.

Xu hướng thu nhập

Ngày một tăng lên Ngày một giảm đi Ổn định không có nhiều thay đổi Bấp bênh

Cơ cấu phương tiện đánh bắt tại các hộ điều tra được thể hiện tại biểu đồ 4.12.

Biểu đồ 4.12. Cơ cấu phương tiện đánh bắt

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Theo số liệu điều tra 35% người dân có tàu cá lớn hơn 90CV, 26% có tàu từ 26% có tàu cá từ 20CV đến 90CV và 38,6% có tàu cá công suất <20CV.

- Cơ sở hạ tầng cảng cá

Hiện tại tại khu vực có cảng cá Quỳnh Phương. Đây là nơi neo đậu truyền thống của ngư dân với địa thế tự nhiên lý tưởng cho việc neo đậu và tránh bão của tàu thuyền ngư dân. Hiện tại đây gần như là một cảng tự nhiên, ven bờ đã có đê biển nhưng không có cầu tàu, cơ sở hạ tầng cảng cá hầu như chưa có gì.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)