Nội dung nghiên cứu các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 32)

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.4. Nội dung nghiên cứu các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông

Mục đích của quy hoạch là sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất và tổ chức sản xuất hợp lý mang tính cụ thể và bền vững nó là khâu rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất.

Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ ràng các vùng đảm bảo đủ các điều kiện về yếu tố tự nhiên, con người cũng như nhân lực và thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Quy hoạch phát triển là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định tới sự phát triển bền vững. Cơ sở cơ bản để xây dựng được một quy hoạch mang tính khoa học và khả thi là công tác nghiên cứu đánh giá về tiềm năng nguồn lợi và nhu cầu thị trường. (Bùi Văn Tình, 2013).

Muốn phát triển một cách bền vững có tầm nhìn mang tính khoa học thì vấn đề quy hoạch luôn được đặt nên trên hết nó là cơ sở để đánh giá về tiềm năng nguồn lực cũng như về nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, quy hoạch vùng nuôi cá lồng còn đem lại hiệu quả về mặt môi trường. Quy hoạch vùng nuôi hợp lý có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi nói riêng và môi trường nước nói chung. Đồng thời, tăng cường khả năng tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên.

Để quy hoạch vùng nuôi đem lại hiệu quả cao cần thường xuyên, tiến hành định kỳ kiểm tra, rà soát các vùng nuôi để đảm bảo khu vực nuôi cá lồng, bè không bị ô nhiễm, vùng nuôi an toàn.

Diện tích nuôi trồng thủy sản là chỉ tiêu phản ánh quy mô nuôi trồng thuỷ sản trong kỳ phục vụ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ thuỷ sản của các cấp các ngành.

Diện tích nuôi trồng thủy sản là thông tin phục vụ việc tính sản lượng, năng suất nuôi trồng thuỷ sản, tính giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thuỷ sản và các chỉ tiêu liên quan khác.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản trong thời kỳ, bao gồm: diện tích ao, hồ, đầm, ruộng lúa, ruộng muối, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, ao đào trên cát, bãi triều ven biển... kể cả hồ, đập thuỷ lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, diện tích của các công trình phụ trợ như bờ bao, kênh dẫn nước vào, ra;

các ao lắng, lọc...

Những nơi diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thuỷ triều...) chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thuỷ sản trong kỳ báo cáo. Đối với ruộng trũng nuôi tôm, cá… chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30 cm trở lên và có nuôi trồng thuỷ sản từ 3 tháng trở lên.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được thống kê một lần diện tích trong năm theo đối tượng nuôi chính, không kể trong năm nuôi một hay nhiều vụ. Nếu trên cùng một diện tích có nuôi từ 2 loại thuỷ sản trở lên thì đối tượng nuôi chính được qui ước là loại thuỷ sản thu được giá trị lớn nhất hoặc cho sản lượng lớn nhất.

2.1.4.2. Chính sách hỗ trợ

Theo Phạm Thị Thanh Hoa (2015), đối với phát triển nuôi cá lồng, hệ thống chính sách và công tác quản lý là nhân tố hết sức quan trọng. Các chính sách luôn là yếu tố quyết định cho sự phát triển. Phát triển nuôi cá lồng phụ thuộc lớn vào nhiều chính sách của Nhà nước và cơ chế của từng địa phương cụ thể. Chủ trương, chính sách đúng đắn sẽ tạo sự tin tưởng cho hộ nuôi cá lồng yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả ngày càng cao và ổn định. Đồng thời phải hình thành chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách tín dụng đầu tư, chính sách bảo hiểm, chính sách về tiêu thụ sản phẩm và nhiều chính sách khác. Vì vậy, đòi hỏi đổi mới và hoàn thiện chính sách luôn là yêu cầu cấp bách đối với các ngành kinh tế nói chung và đối với phát triển nuôi cá lồng nói riêng.

a. Về vật tư

Hình thức nuôi cá lồng trên sông không còn là mới, sự hình thành bắt nguồn từ các hộ sống ở gần các con sông, eo nghách; từ những vật liệu thô sơ như tre, lứa tạo nên những lồng nuôi đã mang lại những lợi ích đáng kể. Cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật mà ngày nay sự phát triển về hình thức nuôi cũng như sự gia tăng về số lượng ngày càng lớn. Từ đó để đảm bảo về kỹ thuật, tính bền vững và ổn định lâu dài, người nuôi đã dần hình thành chuyển sang với những vật liệu có sức chịu đựng cao như sử dụng vật liệu làm lồng bằng các tuýp sắt để gia cố lồng nuôi có mạ lớp kẽm chống han gỉ tạo ra những cụm lồng nuôi có thể chịu đựng được với mật độ nuôi lớn và có thể chống lại được những điều kiện bất thường do ảnh hưởng của thiên nhiên gây ra. Nghề nuôi cá lồng có tính đặc trưng riêng vì vậy ngoài những vật liệu để gia cố lồng nuôi thì vật liệu như lưới, phao nâng để làm lồng cũng phải đảm bảo tính nghiêm ngặt, cần phải xác định lựa chọn phù hợp vì nó quyết định đến thành công hay thất bại trong suốt quá trình sử dụng.

b. Về con giống

Sự thành công trong nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như trong việc nuôi cá lồng nói riêng thì yếu tố quyết định hàng đầu phải nói đến là con giống,

con giống cần có chất lượng giống tốt có khả năng kháng bệnh cao, phù hợp với môi trường nuôi để đảm bảo sự tăng trưởng nhanh có khả năng chống chịu khi thời tiết thay đổi. Vì vậy cần phải xác định, kiểm tra nguồn giống và lựa chọn giống phù hợp với điều kiện và môi trường nuôi cá lồng.

Có biện pháp tổ chức thực hiện hỗ trợ về con giống và vật tư ban đầu cho các hộ mới bắt đầu NTTS. Đặc biệt là giải quyết cho vay vốn để làm lồng bè, mở rộng quy mô nuôi cá lồng, bè. Trong quá trình NTTS nếu có thiệt hại do dịch bệnh hay thiên tai, các cơ quan tổ chứ tại địa phương cần chú ý kịp thời hỗ trợ cho các hộ gia đình có thiệt hại.

c. Đào tạo và tập huấn kỹ thuật

Công tác tập huấn, hướng dẫn người dân góp phần quan trọng giúp tăng hiệu quả nuôi cá lồng. Chú ý hướng dẫn người nuôi thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, theo dõi và chăm sóc cá nuôi hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời khi có hiện tượng bất thường xảy ra. Hướng dẫn người nuôi không thả cá giống khi môi trường chưa đảm bảo, thực hiện nuôi đúng mật độ, giãn thưa khoảng cách giữa các lồng/bè nuôi; không sử dụng thức ăn dư thừa, hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống để tránh làm ô nhiễm môi trường vùng nuôi.

2.1.4.3. Liên kết trong sản xuất

Để sản xuất có hiệu quả cao cần phải thực hiện liên kết giữa 4 nhà (Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà nước và Nhà doanh nghiệp).

Nhà nông: Nông dân là những người trực tiếp nuôi cá lồng. Trong tình hình hiện nay, đơn vị có thể làm tốt nhất vai trò trung gian giúp cho người dân chính là HTX. Tổ chức này có thể đại diện cho các xã viên nông dân thương lượng về giá cả và phương thức mua bán với doanh nghiệp.

Nhà nước: Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp để họ chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh trong mối liên kết. Ví dụ: hỗ trợ lãi suất vay vốn, miễn thuế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ trụ sở… Hỗ trợ như vậy để các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi này họ cảm thấy yên tâm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có cơ chế bảo hiểm trong trường hợp giá biến động lớn, đảm bảo quyền lợi hài hòa cho cả doanh nghiệp, nông dân. Đối với nông dân, quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa đủ lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường và đảm bảo đầu ra.

Nhà khoa học: nhà khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình này nhằm giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất...

nhưng việc thiếu những cơ chế rõ ràng khiến vai trò của "nhà" này không được đề cao. Sự tham gia của các nhà khoa học hiện nay còn ít và hạn chế.

Nhà doanh nghiệp: doanh nghiệp là cơ sở sản xuất kinh doanh với mục đích kiếm lời là chính. Các doanh nghiệp hiện nay còn lo sợ đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro này. Đặc biệt là khu vực tư nhân, khó khăn lớn nhất chính là việc thiếu vốn, sự quan tâm hỗ trợ của các "nhà" khác, và lại phải chịu rủi ro cao khi ứng vốn cho nông dân. Trong trường hợp xảy ra thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng không trả được nợ, doanh nghiệp phải kéo dài thời gian nợ ngân hàng làm tăng vốn vay, giá thành sản phẩm tăng ảnh hưởng đến hoạt động tài chính.

Vì vậy, doanh nghiệp khi ký hợp đồng còn ngần ngại đầu tư cho sản xuất kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp vì tỷ lệ rủi ro lớn. (Đỗ Huy Khôi, 2011).

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất phải hướng tới tiêu dùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu để hoạt động sản xuất kinh doanh, người nông dân phải tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì thế mà tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất của nông hộ.

Hình 2.1. Liên kết dọc giữa các chủ thể trong ngành thủy sản

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2016) Sơ đồ 2.1 thể liện mối liên kết dọc trong ngành thủy sản nói chung. Trong đó, người nuôi trồng thủy sản là mắt xích quan trọng trong các mối liên kết.

R&D (research and Development) thường dịch là “nghiên cứu và phát triển”.

Ở đây bào gồm nghiên cứu và phát triển sản phẩm; nghiên cứu và phát triển bao bì; nghiên cứu và phát triển công nghệ; nghiên cứu và phát triển quá trình.

Về cơ chế chính sách, cần chú trọng công tác hỗ trợ đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến mua trữ thủy sản nguyên liệu, bảo đảm ổn định giá và lợi nhuận cho người nuôi.

Hỗ trợ kinh phí cho địa phương tổ chức xúc tiến thương mại để tiêu thụ thủy sản; Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp liên quan đến việc tồn trữ và tiêu thụ thủy sản như chi phí tiền điện lưu kho, chênh lệch giá, kinh phí vận chuyển…

Chính quyền địa phương chủ động tìm kiếm, kết nối với các Công ty, doanh nghiệp thu mua, sản xuất, chế biến thủy sản làm cầu nối cho người NTTS và các doanh nghiệp.

Bất kể một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích là sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Chính vì vậy, để tìm ra được thị trường tiêu thụ sản phẩm của riêng mình không hề đơn giản vì vậy thị trường cũng là yếu tố quan trọng, cần xác định xem thị trường đang có nhu cầu về sử dụng loại sản phẩm nào để đáp ứng phù hợp với thị yếu thị trường nhằm đến khi thu hoạch sẽ bán với giá cao nhất, hiệu quả nhất. Trong khi đó nuôi trồng thuỷ sản là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm tạo ra là các sản phẩm thuỷ sản. Khi tạo ra sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng, thì các hộ sản xuất phải tìm cho mình một đầu ra để tiêu thụ cho sản phẩm của chính mình đó chính là thị trường. (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2016).

2.1.4.4. Giải pháp môi trường

Những năm gần đây, người nông dân đã biết tận dụng mặt nước trên sông để phát triển nghề nuôi cá lồng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Tuy nhiên những năm trước bước đầu phát triển người dân tại một số tỉnh có sông, hồ đã từng bước phát triển nuôi cá lồng, bè, sử dụng nguyên vật liệu có sẵn làm lồng, bè như gỗ, tre, nứa. Các đối tượng nuôi chủ yếu như một số loài cá truyền thống như cá Trắm cỏ… tuy nhiên năng suất, hiệu quả nuôi còn ở mức thấp. Hiện nay, việc nuôi cá lồng bè được chú trọng bởi kỹ thuật làm lồng bè với nhiều loại nguyên liệu sử dụng thích hợp đảm bảo độ bền chắc, thích ứng với mọi điều kiện thời tiết và an toàn trong suốt quá trình nuôi. Các khâu lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ, thức ăn cho cá thích hợp, áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn cá, kết quả đạt năng suất cao, sản phẩm có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ lồng bè.

Tuy nhiên, để hướng đến mục tiêu phát triển nuôi cá lồng theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tháo gỡ những khó khăn và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi cá lồng trên sông cũng là điều các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh cần quan tâm thực hiện. Các tỉnh phía bắc có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt, nước lạnh bởi có nhiều ao, hồ chứa, sông… Thời gian gần đây, nông dân trong vùng đã áp dụng nhiều phương thức chăn nuôi đa dạng, trong đó có nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao…

Từ đó để đánh giá phát triển nuôi cá lồng cần phải chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đế phát triển nuôi cá lồng. Nhằm đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy các yếu tố có ảnh hưởng tích cực và kìm hãm các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển nuôi cá lồng. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng cần được xem xét ở tất cả các khâu từ cơ chế chính sách, quy hoạch vùng nuôi cá lồng đến tổ chức thực hiện. Do vậy, cần nắm vững những rủi ro nguyên nhân chủ yếu gây hại tới vùng nuôi như thiên tai gây nên như bão lũ, lũ lụt hoặc cũng có thể do ô nhiễm nguồn nước làm cá bị mắc bệnh. Vì vậy việc đánh giá phát triển nuôi phải được đánh giá một cách hệ thống và toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Môi trường nuôi thủy sản hiện nay đang dần trở nên bị ô nhiễm. Trong đó, tình trạng ô nhiễm môt trường nuôi ở mức đáng báo động. Vì vậy, giải pháp môi trường là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường mà vẫn đảm bảo sản xuất hiệu quả.

Nuôi cá lồng cũng là một trong những giải pháp giúp đảm bảo môi trường nuôi, tránh ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, vẫn cần có quy hoạch cụ thể để đảm bảo vùng nuôi an toàn, thường xuyên quan trắc môi trường thông báo cho người dân tại vùng nuôi đó; Người nuôi trồng thủy sản thả mật độ an toàn sinh học.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)