Thực trạng thực hiện các giải pháp chính sách hỗ trợ của tỉnh ban hành

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 68)

4.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI LỒNG CỦA HUYỆN GIA BÌNH

4.1.2. Thực trạng thực hiện các giải pháp chính sách hỗ trợ của tỉnh ban hành

Trong đó, có một số quy định về hỗ trợ phát triển thủy sản cho các hộ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bắc Ninh, bao gồm hỗ trợ về giống, vật tư...

4.1.2.1. Hỗ trợ về giống a. Nội dung

UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha/năm trong 2 năm đầu để mua cá giống cho các tổ chức cá nhân tiếp nhận kỹ thuật nuôi cá thâm canh được UBND tỉnh phê duyệt (đối tượng cá giống do Sở NN & PTNT xác định hàng năm) (Điều 6, Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND).

b. Tổ chức triển khai

Để công tác hỗ trợ giống cá đem lại hiệu quả cao, tỉnh lập kế hoạch tổ chức triển khai hỗ trợ về giống cho từng huyện. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các huyện có diện tích thủy sản lớn.

Bảng 4.2. Kế hoạch triển khai hỗ trợ về giống của tỉnh Bắc Ninh năm 2016 STT Địa điểm

(Huyện)

Số lượng (con giống)

Khối lượng (tạ)

Chi phí (triệu đồng)

1 Quế Võ 15.300.000 6,80 47,60

2 Gia Bình 15.400.000 6,90 48,50

3 Lương Tài 20.300.000 9,00 63,00

Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh (2016)

c. Kết quả

Bảng 4.3. Kết quả hỗ trợ về giống của tỉnh Bắc Ninh năm 2016 STT Địa điểm (huyện) Khối lượng (tạ) Hiệu quả (%)

1 Quế Võ 6,50 95,59

2 Gia Bình 6,80 98,55

3 Lương Tài 8,80 97,78

Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh (2016) Bảng 4.4. Kết quả hỗ trợ về giống tại các xã điều tra năm 2016

STT Địa điểm (xã) Khối lượng (kg)

1 Song Giang 185,00

2 Giang Sơn 105,00

3 Cao Đức 262,00

Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh (2016) Nhìn chung, nhu cầu các loại cá giống đều tăng so sánh năm sau với các năm trước. Nhu cầu con giống của xã Cao Đức là cao nhất so với xã Song Giang và xã Giang Sơn.

Bảng 4.5. Nhu cầu con giống nuôi cá lồng ở các xã điều tra qua 3 năm 2013 – 2015

(ĐVT: con) STT Loại cá Xã Song Giang Xã Giang Sơn Xã Cao Đức

2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015

1 Trắm cỏ 100 350 800 - 100 300 300 580 1.400

2 Trắm đen - 200 450 - 100 200 - 300 400

3 Cá lăng 100 300 850 - 200 300 250 400 1.000

4 Cá rô phi

đơn tính 300 500 1000 - 200 450 300 650 1.200

5 Diêu hồng 250 450 600 - 150 350 150 600 900

6 Chép lai 200 350 500 - - - 100 400 500

Tổng 950 2.350 4.800 - 750 1.600 1100 2.930 5.400 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Gia Bình (2016)

Bảng 4.5. cho thấy nhu cầu con giống nuôi cá lồng ở các xã điều tra qua 3 năm 2013 - 2015. Nhu cầu con giống chủ yếu là Cá Trắm cỏ, cá Lăng, cá Rô phi, có Diêu Hồng,.... Số lượng cá giống của giống cá Trắm đen và cá chép lai hơi thấp hơn so với các loài cá khác. Cùng với số lượng lồng nuôi, nhu cầu cá giống của xã Giang Sơn cũng thấp hơn xã Cao Đức và xã Song Giang. Số lượng con giống cung cấp cho các năm sau ngày càng tăng so với các năm trước. Cá trắm cỏ của xã Song Giang, từ năm 2013 là 100 con nhưng đến năm 2015 số lượng này tăng lên gấp 8 lần là 800 con.

4.1.2.2. Hỗ trợ vật tư a. Nội dung

Theo quyết định số 318/2014/QĐ-UBND, của UBND tỉnh Bắc Ninh, hỗ trợ lần đầu 15.000.000 đồng/ha để mua máy quạt nước, máy bơm, hóa chất, chế phẩm sinh học để xử lý môi trường cho các hộ, các cơ sở nuôi cá thâm canh nằm trong vùng tập trung có quy mô từ 10 ha trở lên, theo đề án được UBND tỉnh phê duyệt và hỗ trợ 15.000.000 đồng/lồng kinh phí mua vật tư để lắp đặt lồng nuôi cá trên sông kích thước tối thiểu là 6m x 6m x 3m = 108 m3.

b. Tổ chức triển khai

Toàn tỉnh triển khai hỗ trợ cấp kinh phí mua vật tư lắp đặt lồng nuôi cá với kế hoạch năm 2016 là hỗ trợ mua vật tư lắp đặt 190 lồng cá các loại.

Bảng 4.6. Kế hoạch triển khai hỗ trợ kinh phí mua vật tư lắp đặt lồng nuôi cá tỉnh Bắc Ninh năm 2016

STT Vật tư lắp đặt lồng Số lượng

Chi phí (tr.đồng/lồng)

Thành tiền (tr.đồng)

1 Lồng bằng tre bương 30 5 150

2 Lồng bằng gỗ kết hợp lưới

kẽm 60 10 600

3 Lồng lưới hiện đại khung

HDPE 80 15 1.200

4 Loại vật tư khác 20 10 200

5 Tổng 190 - 2.150

Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh (2016)

c. Kết quả

Kết quả của công tác hỗ trợ kinh phí vật tư lắp đặt lồng nuôi cá tại tỉnh Bắc Ninh năm 2016 được thể hiện qua bảng 4.7

Bảng 4.7. Kết quả hỗ trợ kinh phí vật tư nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh STT Vật tư lắp đặt lồng Số

lượng Chi phí

(tr.đồng/lồng) Hiệu quả (tr.đồng)

1 Lồng bằng tre bương 20 5 100

2 Lồng bằng gỗ kết hợp lưới kẽm 50 10 500

3 Lồng lưới hiện đại khung HDPE 95 15 1.425

4 Loại vật tư khác 30 10 300

5 Tổng 195 - 2.325

Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh (2016) 4.1.2.3. Về tập huấn

Bảng 4.8. Kế hoạch tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng tại các huyện năm 2016 STT Địa điểm (huyện) Số lượng (hộ) Thời gian Nội dung

1 Quế Võ 40 Tháng 2 - tháng 5 Tập huấn kỹ

thuật nuôi cá lồng trên sông

2 Gia Bình 40 Tháng 4 - tháng 8

3 Lương Tài 50 Tháng 9 - tháng 11

Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh (2016) Như vậy, các hộ nuôi trồng thủy sản, đặc biệt các hộ nuôi cá lồng được hỗ trợ kinh phí mua vật tư lắp đặt lồng nuôi cá. Sau đó, có thể xin hỗ trợ để mua cá giống. Đây được coi là giải pháp thu hút được sự quan tâm của nhân dân, giúp người dân có thể phát triển, mở rộng đầu tư vào chăn nuôi cá lồng.

- Nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng tỉnh Bắc Ninh đã và đang phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ nuôi cá lồng.

Trong đó, toàn tỉnh có gần 900 lồng cá, riêng huyện Gia Bình có 166 lồng, có số lượng lồng cá lớn thứ hai toàn tỉnh. Bình quân sản lượng một lồng cá đạt 4 - 5 tấn/vụ, giá trị sản xuất 150 - 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi lồng cá cho thu lãi 30 - 40 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)